Cá hồi hun khói đông lạnh bị thu hồi vì có nguy cơ gây ngộ độc c.hết người

Một công ty tại Hoa Kỳ đang tiến hành thu hồi hàng loạt sản phẩm cá hồi hun khói đông lạnh vì nguy cơ có thể gây ngộ độc botulism.

Sau các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, một công ty ở Maine (tiểu bang trong vùng New England của Hoa Kỳ) đang tiến hành thu hồi sản phẩm cá hồi hun khói đông lạnh vì có nguy cơ ngộ độc botulism. Sản phẩm này được vận chuyển đến 23 tiểu bang Hoa Kỳ và bán trực tuyến.

Sản phẩm cá hồi hun khói đông lạnh bị thu hồi vì nguy cơ ngộ độc botulism. Ảnh: FSN

Mặc dù chưa có trường hợp nhiễm bệnh nào được báo cáo khi đăng thông báo thu hồi, tuy nhiên, công ty đã cảnh báo người tiêu dùng không sử dụng cá hồi hun khói lạnh Sullivan Harbor Farm.

Cá có khả năng bị nhiễm Clostridium botulinum – một loại vi khuẩn có thể gây bệnh đe dọa đến tính mạng hoặc t.ử v.ong dưới dạng ngộ độc botulism.

Công ty không cung cấp hình ảnh của các sản phẩm cá hồi hoặc nhãn với thông báo thu hồi. Cá bị thu hồi được bán trong khoảng thời gian từ ngày 6 đến 17 tháng 9 trong các gói niêm phong chân không. Sản phẩm bị ảnh hưởng được đ.ánh dấu bằng s.ố l.ô ở mặt sau: 7049; 7050; 7051; 7052; 7054; 7056; 7058; 7060; 7062; 7066.

Cá hồi hun khói được bán và phân phối ở Maine, Massachusetts, Vermont, Rhode Island, New York, Connecticut, Pennsylvania, New Jersey, Ohio, Utah, Iowa, Tennessee, Minnesota, Colorado, Florida, Arizona, Washington, Washington, Georgia, Illinois, Virginia, Mississippi và Texas. Các sản phẩm được bán thông qua các đơn đặt hàng bán lẻ, bán buôn và trực tuyến.

Ngộ độc botulism vô cùng nguy hiểm nếu không được điều trị, ngộ độc có thể làm tê liệt các cơ cần thiết để thở, dẫn đến t.ử v.ong đột ngột.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), bất cứ ai đã ăn bất kỳ sản phẩm bị thu hồi và có các dấu hiệu ngộ độc botulism nên ngay lập tức đến các trung tâm y tế.

Trong bệnh ngộ độc thực phẩm, các triệu chứng thường bắt đầu từ 18 đến 36 giờ sau khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể bắt đầu sau 6 giờ hoặc tối đa 10 ngày sau đó. Các triệu chứng ngộ độc có thể bao gồm: Hoa mắt, mờ mắt, mí mắt, nói chậm, khó nuốt, khó thở, lưỡi dày, khô miệng và yếu cơ. Những người bị ngộ độc botulism có thể không có tất cả các triệu chứng này cùng một lúc.

Những triệu chứng này là do tê liệt cơ do chất độc. Nếu không được điều trị, bệnh có thể tiến triển và các triệu chứng có thể trở nên tồi tệ hơn gây tê liệt các cơ cụ thể, có người bị ở đường thở, có những người ở cánh tay, chân và cơ thể từ cổ đến vùng xương chậu.

Thanh Vân

Theo FSN/vietq

Vì sao không nên ăn gỏi cá sống?

Gỏi cá sống là món ăn dễ gây ngộ độc thực phẩm do cá sống có thể bị nhiễm một số loại vi khuẩn, giun sán, hóa chất độc hại.

Vùng Tây Bắc của Việt Nam có món đặc sản gỏi cá nhảy hay còn gọi là gỏi cá sống. Khi ăn, cá được khía nhanh vào bụng, nặn ruột bỏ ra ngoài rồi thả nhanh vào hỗn hợp ăn kèm (lõn chuối tươi, rau thơm: húng, mùi, thì là, kinh giới,…), các loại gia vị (mắm, muối, mì chính, tỏi, ớt, hạt mắc khén – loạt hạt người Thái hay sử dụng để tẩm ướp thực phẩm hoặc ăn kèm trong bữa ăn). Tất cả các loại trên được băm nhỏ tạo thành một hỗn hợp ăn kèm có độ chua, cay, nồng rất – hương vị đặc trưng của đồng bào Tây Bắc.

Gỏi cá tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe

Món gỏi cá sống cũng ngày càng được nhiều nhà hàng lớn nhỏ đưa vào trong thực đơn ăn uống cho khách hàng lựa chọn. Thậm chí, món ăn này còn khiến không ít người “nghiện”, kể cả khi được cảnh báo chứa nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm, gây ngộ độc, bệnh tật.

Những loại cá thường được dùng để làm món gỏi cá như cá mè, cá hồi, cá chép, cá quả, cá trắm,…

Được biết, trong cá sống có thể chứa vi khuẩn có hại, bao gồm salmonella. Đây là vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm điển hình, gây tiêu chảy, chuột rút, nôn mửa, đau đầu và sốt.

Loại vi khuẩn nữa thường có trong cá sống là E.Coli và Listeria. Nếu như E.Coli gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, tiêu chảy, chuột rút, suy thận,…thì Listeria là chủng vi khuẩn có thể gây ra các triệu chứng mất thăng bằng, cảm cúm, co giật cho những người có hệ miễn dịch yếu.

Giun tròn cũng là loại ký sinh trùng được tìm thấy trong cá nước ngọt và một số cá nước mặn. Chúng sống bám ở cơ thể người rất lâu, nhất là thành ruột gây bệnh đường ruột, đau bụng, nôn mửa.

Một loại giun khác thường có trong cá sống là giun đầu gai Gnathostoma. Giun có thể vào các bộ phận của cơ thể như vào hệ thần kinh trung ương, gây chứng viêm não tủy, làm rối loạn cảm giác, liệt tứ chi, có thể dẫn đến t.ử v.ong. Nếu chúng vào hệ hô hấp sẽ gây ho, vào gan sẽ gây bệnh về gan, vào mắt sẽ gây mù lòa,…

Trong cá sống cũng có sán lá gan. Nếu ăn hải sản sống có sán lá gan có thể bị n.hiễm t.rùng ống mật, viêm túi mật, sỏi mật và thậm chí là ung thư gan. Theo thống kê có khoảng 17 triệu người trên thế giới mắc bệnh opisthorchzheim. Nguyên nhân chủ yếu là do tiêu thụ các món cá sống và các món ăn không hợp vệ sinh khác.

Ngoài ra, trong cá sống còn có sán dây. Chúng có thể đạt chiều dài lên tới gần 15 m, gây ra bệnh bạch hầu dẫn đến mệt mỏi, tiêu chảy hoặc táo bón.

Ngoài các loại vi khuẩn, giun, sán, trong cá còn có các chất độc hại. Tiêu biểu nhất là thủy ngân. Cá sống có hàm lượng thủy ngân cao hơn rất nhiều so với cá được chế biến chín. Thủy ngân là chất cực kỳ độc hại. Nếu chất này tích tụ trong cơ thể trong thời gian dài sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe như mệt mỏi, đau đầu, mất thính giác, rối loạn nhịp tim, ảo giác,… nguy hiểm nhất có thể gây t.ử v.ong.

Vì những nguy cơ tiềm ẩn gây bệnh như trên, để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chúng ta không nên ăn gỏi cá sống mà nên chế biến cá thành món ăn chín.

An Nhiên

Theo phapluatxahoi

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *