Người điều trị cai nghiện thay thế bằng Methadone sẽ được mang thuốc về nhà

Thay vì ngày nào cũng đến cơ sở y tế uống thuốc, tới đây người điều trị cai nghiện các chất dạng t.huốc p.hiện bằng Methadone sẽ được cấp phát thuốc về nhà uống.

Đề xuất cho người điều trị cai nghiện thay thế bằng Methadone được mang thuốc về nhà

Ngày 8-11, tại buổi họp báo nhân Thang hanh đông quôc gia phong, chông HIV/AIDS (10-11 đến 10-12-2019) va Ngay Thê giơi phong, chông AIDS (1-12), PGS-TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Y tế phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế cho biết dự kiến trong năm 2020, Bộ Y tế sẽ thực hiện thí điểm cho người điều trị nghiện các chất dạng t.huốc p.hiện bằng thuốc thay thế Methadone phát thuốc về nhà thay vì ngày nào cũng đến cơ sở y tế uống thuốc.

Theo ông Long, tại Việt Nam, điều trị nghiện m.a t.úy bằng thuốc thay thế Methadone được triển khai hơn 10 năm với trên 53.000 bệnh nhân đang điều trị tại 63 tỉnh, thành. Việc sử dụng Methadone đã giúp cải thiện sức khoẻ, giảm lây nhiễm HIV và các bệnh qua đường t.ình d.ục, giảm tệ nạn xã hội…

Tuy nhiên, đến thời điểm này, tỉ lệ người nghiện bỏ điều trị Methadone có xu hướng tăng, nhất là các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa. Nguyên nhân do người bệnh hằng ngày phải đi đến các cơ sở y tế để uống thuốc, nhất là những người ở vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại khó khăn. Các báo cáo cho thấy bệnh nhân ở xa cơ sở điều trị Methadone từ 5 km trở lên bỏ trị gấp 3 lần so với bệnh nhân ở gần cơ sở điều trị.

PGS Long cho biết cấp thuốc cho người điều trị Methadone về nhà uống đã được nhiều quốc gia thực hiện

PGS Long cho biết hiện Cục phòng chống HIV/AIDS đã trình Bộ Y tế phương án thí điểm mô hình cho người điều trị Methadone được mang thuốc về nhà uống hàng ngày. Dự kiến mô hình này sẽ được thí điểm ở các tỉnh miền núi từ tháng 7-2020 sau khi được các địa phương đồng thuận. Sẽ có những hướng dẫn cụ thể khi triển khai mô hình này để làm sao bệnh nhân được sử dụng thuốc đúng mục đích, tạo thuận lợi cho người bệnh. Trên thế giới, nhiều quốc gia đã thực hiện mô hình này cách đây khoảng 20 năm. Thời gian người bệnh được mang thuốc về nhà thuốc lâu nhất là trong vòng 1 tháng.

Trước đó, Bộ Y tế đã triển khai điều trị nghiện các chất dạng t.huốc p.hiện bằng Buprenorphine tại 7 địa phương, trong đó có Hà Nội, TP HCM và một số tỉnh miền núi. Kết quả đ.ánh giá cho thấy hiệu quả của điều trị Buprenorphine có nhiều ưu điểm như: Thuốc được sử dụng bằng cách ngậm dưới lưỡi, có tác dụng kéo dài (72 giờ), do vậy từ 2 đến 3 ngày người bệnh mới phải đến cơ sở y tế để sử dụng thuốc thay vì phải đến uống thuốc hằng ngày. Điều trị nghiện các chất dạng t.huốc p.hiện bằng thuốc thay thế đã được triển khai ở trên 80 quốc gia, trong đó Methadone và Buprenorphine là hai loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất.

Thông điệp mới trong phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam

Ước tính cả nước có khoảng 250.000 người nhiễm HIV/AIDS trong đó khoảng 200.000 người đang được quản lý, điều trị. Đến thời điểm này cả nước có gần 140.000 người nhiễm HIV đang điều trị bằng thuốc kháng virus (ARV). Khi một người uống thuốc ARV hằng ngày theo hướng dẫn của thầy thuốc, đạt và duy trì mức tải lượng virus dưới 200 bản sao/ml m.áu, được xác định không có nguy cơ lây truyền HIV. ây là yếu tố quan trọng giúp người có hành vi nguy cơ tăng cường xét nghiệm sớm HIV; người được chẩn đoán nhiễm HIV sống tích cực, tiếp cận sớm dịch vụ điều trị và tuân thủ điều trị, xét nghiệm tải lượng HIV định kỳ. Bằng chứng khoa học này giúp người cung cấp dịch vụ và cộng đồng giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.

N.Dung

Theo nguoilaodong

Thông điệp mới trong phòng, chống HIV/AIDS

Thông điệp “K=K” (không phát hiện = không lây truyền) nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng và chính những người nhiễm HIV trong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS.

Thông điệp này cho thấy, HIV/AIDS giờ đây không còn là “vô phương cứu chữa” mà là một bệnh truyền nhiễm mãn tính, có thể dự phòng và điều trị.

Tư vấn điều trị cho người nhiễm HIV để đạt mục tiêu K=K.

GS, TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết: Mục tiêu của chiến dịch “K=K” nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng để biết rằng chiến dịch này có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc phòng, chống lây truyền HIV/AIDS. Khi một người uống thuốc kháng vi-rút (ARV) hằng ngày theo hướng dẫn của thầy thuốc, đạt và duy trì mức tải lượng vi-rút dưới 200 bản sao/ml m.áu, được xác định là ngưỡng không phát hiện, không có nguy cơ lây truyền HIV. Bằng chứng khoa học này được gọi là “không phát hiện = không lây truyền”.

ây là phát hiện quan trọng giúp người có hành vi nguy cơ tăng cường xét nghiệm sớm HIV; người được chẩn đoán nhiễm HIV sống tích cực, tiếp cận sớm dịch vụ điều trị và tuân thủ điều trị, xét nghiệm tải lượng HIV định kỳ. Bằng chứng khoa học này giúp người cung cấp dịch vụ và cộng đồng giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS. Khi chiến dịch giúp nhiều người nhận thức đúng sẽ tạo t.iền đề để tiến tới đạt mục tiêu 90-90-95 (90% tổng số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của bản thân; 90% số người biết tình trạng nhiễm của bản thân được điều trị kháng HIV; 95% số người được điều trị ARV có tải lượng vi-rút dưới ngưỡng ức chế, giảm nguy cơ lây truyền…) và kiểm soát được dịch với K=K.

Theo báo cáo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, cả nước có gần 140 nghìn người bệnh đang điều trị ARV và có thể sử dụng K=K mở rộng độ bao phủ điều trị. Chiến dịch quốc gia K=K đang được tập trung ở Trung ương và 11 tỉnh, thành phố với các tài liệu truyền thông, sự kiện cộng đồng, các hoạt động truyền thông xã hội từ đó lồng ghép thông điệp K=K vào điều trị ARV là dự phòng trong chiến lược phòng, chống HIV/AIDS. Các tỉnh, thành phố khác sẽ lồng ghép thông điệp K=K trong tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS (1-12).

Chị Chu Thị Tâm, ở Hà Nội chia sẻ: “Khi biết thông tin về chiến dịch, tôi vui mừng lắm, vì đó chính là cái phao cứu vớt cho những người nhiễm HIV như chúng tôi. Tôi bị phát hiện nhiễm HIV năm 2006 từ chồng nghiện m.a t.úy. Anh mất không phải chỉ vì bệnh AIDS mà còn vì sự kỳ thị của chính gia đình chồng, người thân. Không chịu nổi anh đã t.ự t.ử. Anh để lại một người vợ nhiễm HIV cùng hai con gái đang t.uổi ăn học mưu sinh với cuộc sống. Gạt nước mắt, tôi mạnh mẽ bước tiếp, ngày đêm kiếm kế sinh nhai để nuôi dạy hai con trưởng thành. Giờ một cháu đã tốt nghiệp đại học, còn một cháu sắp tốt nghiệp. Hiện nay, song song với việc dùng thuốc ARV đều đặn, tôi tham gia các nhóm tự lực và tuyên truyền về những lợi ích chương trình, cách phòng, tránh lây nhiễm HIV sang người thân. Chương trình K=K hiện nay đang là giải pháp hữu hiệu nhất, nhằm tránh lây nhiễm HIV sang cho người thân và là một phác đồ điều trị rất hiệu quả cho những người nhiễm HIV như chúng tôi, nhất là những người mới nhiễm HIV”.

Bà Caryn R.McClelland, Phó ại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam đ.ánh giá: Việt Nam là một trong những quốc gia tiên phong trong các hoạt động K=K do đã sớm đưa các phát hiện này vào các chính sách và chương trình quốc gia. Việt Nam được đ.ánh giá là có tỷ lệ ức chế vi-rút HIV thuộc các nước cao nhất thế giới. Cần khuyến khích tất cả những người có nguy cơ đi xét nghiệm HIV với mục đích điều trị sớm bằng thuốc kháng vi-rút cho những người nhiễm; điều trị dự phòng trước phơi nhiễm cho những người âm tính với HIV. Bằng cách này, mỗi quốc gia đều có thể ngăn chặn sự lây truyền và phát triển dịch HIV.

THANH MAI

Theo Nhân dân

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *