Dù quá tuần dự sinh, mẹ chồng của sản phụ vẫn cương quyết không cho con dâu đi viện và mổ cấp cứu.
Theo Sina, thai phụ Lý Thanh dự sinh ngày 4/10. Tuy nhiên, gần một tháng sau, cô vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ. Bác sĩ yêu cầu sản phụ theo dõi, nếu không có dấu hiệu chuyển dạ, cần nhập viện.
Tuy nhiên, mẹ chồng của Lý Thanh cho rằng đ.ứa t.rẻ sinh ra là số trời, đến thời điểm tự khắc sẽ ra, một ngày trong bụng bằng 10 ngày ở ngoài, giúp bé khỏe, thông minh hơn. Vì vậy, bà không muốn con dâu sinh mổ.
Thai nhi già tháng suýt nguy hiểm tới tính mạng do người nhà có quan niệm sai lầm. Ảnh: Sina.
Do đó, Lý Thanh ở nhà và chờ đợi đến tuần thứ 43. Khi đến Bệnh viện Phụ sản Hồ Nam khám, các bác sĩ chẩn đoán t.uổi thai quá già, tim thai yếu và có dấu hiệu suy thai. Siêu âm thai cho thấy ối ít và khả năng nhiễm khuẩn buồng ối cao. Lý Thanh được xắp xếp nhập viện và chuẩn bị phẫu thuật lấy thai gấp.
Tuy nhiên, mẹ chồng cô kiên quyết không cho phẫu thuật. Các bác sĩ phải thuyết phục nếu không nhanh quyết định, sẽ ảnh hưởng đến tính mạng thai nhi. Sau cùng, bà mẹ chồng này cũng ký vào giấy đồng ý mổ. Thai nhi được lấy ra ngoài trong tình trạng tím tái, không thể khóc và bị suy hô hấp nặng nên được cấp cứu, nằm lồng ấp.
Các bác sĩ cho biết thai nhi khi nhập viện đã rất yếu, nếu sản phụ nghe lời mẹ chồng đợi đến khi đau bụng mới đi, chắc chắn hậu quả sẽ rất khó lường. Thực tế, thai nhi ở tuần 37 đã đủ tháng, có thể tự lập ở môi trường ngoài.
Đến những tuần 40 và 41, thai phụ cần lưu ý tim thai và cử động của thai. Khi có những dấu hiệu lạ, người mẹ cần đi khám ngay. Quan niệm để thai càng lâu trong bụng càng tốt là hoàn toàn sai lầm. Nó có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như suy thai, thai c.hết lưu, nhiễm khuẩn thai kỳ.
Theo Zing
Chuyện đi đẻ li kì như 1 bộ phim: Lên bàn đẻ nặng 115kg, bác sĩ siêu âm mãi không nghe được tim thai
Quá trình sinh nở của chị Ngọc Anh li kì như một bộ phim khi bác sĩ siêu âm không nghe được tim thai cũng như không chọc được kim để gây tê cho chị.
Bị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu 8x phải ăn kiêng khắc nghiệt mỗi ngày
Chị Ngọc Anh, 31 t.uổi (sống tại Hà Nội) đã trải qua quá trình mang thai và sinh nở đầy gian nan khi chị bị tiểu đường thai kỳ, lúc lên bàn đẻ “cán mốc” 115kg. Chia sẻ về điều này, bà mẹ trẻ cho biết khi mang thai ở tuần thứ 9 chị mới biết mình bị tình trạng trên và được bác sĩ yêu cầu nhập viện để theo dõi trong 16 ngày:
“Khi nằm viện bác sĩ bắt kiêng khem khắt khe lắm. Đi tư vấn dinh dưỡng bác sĩ tư vấn mình không nên ăn nhiều và chỉ cần ăn 3 bữa chính thôi. Sáng uống 1 cốc sữa dành cho người tiểu đường, trưa ăn ít cơm với rau và khoảng 1 lạng thịt, chiều cũng vậy. Không nên ăn thêm gì vì lượng đường của mình cao, điều này rất nguy hiểm và ảnh hưởng đến em bé”.
Vì bị tiểu đường thai kỳ nên chị Ngọc Anh đã gặp nhiều khó khăn trong mang thai và sinh con.
Tuy đã được bác sĩ tư vấn về chế độ ăn, nhưng bà mẹ trẻ cho biết khi về nhà chị vẫn ăn thêm rất nhiều do đói, điều này khiến cân nặng của chị tăng lên nhanh chóng: “Trong suốt 16 ngày nằm Bệnh viện nội tiết trung ương, mình đói không chịu được nên vẫn ăn ngoài. Từ khi mang thai đến lúc đẻ mình tăng khoảng 20kg. Lúc ra viện mình cũng ăn nhiều vì hay cảm thấy đói và sợ con đói nên thành ra cứ ăn không kiểm soát được”.
Sau khi xuất viện nội tiết, cứ 3 – 4 tuần chị Ngọc Anh lại qua nhà bác sĩ để khám và điều chỉnh liều lượng thuốc cho phù hợp: “Bác sĩ nội tiết có nói nếu để đường huyết quá cao không kiểm soát thì con dễ bị mất tim thai, nên cần chú ý và điều chỉnh tiêm thuốc kịp thời. Do đó bản thân vẫn ăn đầy đủ và bác sĩ cũng liên tục chỉnh thuốc tiêm tăng lên cho mình để đảm bảo cho lượng đường huyết ổn định”.
Hình ảnh bé Hũ khi mới chào đời.
Đến tuần thứ 34, chị Ngọc Anh bắt đầu cảm thấy không yên tâm về sức khỏe thai kỳ của mình nên xin bác sĩ được mổ chủ động sớm để đảm bảo an toàn cho con: “Dù em bé trong bụng vẫn đang ổn nhưng mình quyết định xin được mổ đẻ chủ động sớm vì nghĩ con ra sớm hôm nào thì an tâm hôm đấy, dù bé có non 1 tí cũng được nhưng con chào đời an toàn là mừng rồi”.
Lên bàn mổ cân nặng “cán mốc” 115kg, quá trình sinh nở đầy khó khăn và căng thẳng
Sang tuần thứ 37, chị Ngọc Anh nhập viện để làm thủ tục mổ chủ động. Vì cân nặng vượt chuẩn, nên các bác sĩ đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc siêu âm và gây tê cho chị, điều này khiến bà mẹ trẻ vô cùng lo sợ: ” Vì bụng nhiều mỡ nên bác sĩ siêu âm mãi mà không nghe được tim thai. Đến lúc lên bàn mổ do mình béo quá mà lưng lại dầy, không chọc được kim đến tuỷ để gây tê. Thậm chí bác sĩ còn phải mượn cả máy siêu âm để thử tìm xem con nằm ở đâu, cảm giác lúc đó của mình vừa đau, vừa sợ.
Đến bây giờ chị Ngọc Anh vẫn không quên được kỷ niệm khi vào phòng mổ.
Mình thấy phải gọi đến 3, 4 bác sĩ gây mê các phòng khác sang hỗ trợ. Có bác sĩ còn nói đã từng gây tê cho sản phụ 140kg mà còn không khó bằng trường hợp của mình. Lúc đó mình hết nằm lại ngồi để gây tê mà bao nhiêu mũi kim chọc vào đều không được, khiến mình rất lo rằng không biết sẽ mổ như thế nào đây? Nhưng rất may là mọi chuyện đều ổn”.
Bé Hũ (tên thật Bảo Khang) chào đời nặng 4,2kg. Khi mới sinh bé bị cách ly khỏi mẹ và được bác sĩ đưa đi xét nghiệm đường huyết, nhưng may mắn là sức khỏe của bé hoàn toàn ổn định và và không có vấn đề gì cả.
Bé Hũ sinh ra nặng 4,2kg. Trộm vía khỏe mạnh và không có nguy cơ bị đường huyết cao.
Sau khi trải qua hành trình mang thai và sinh con đầy vất vả, chị Ngọc Anh không quên nhắn nhủ đến những bà mẹ khác rằng: “Các mẹ nếu có dínhtiểu đường thai kỳ hãy bình tĩnh lạc quan, đừng giữ tâm lý nặng nề. Chịu khó nghe theo lời bác sĩ nếu có chỉ định phải tiêm. Về vấn đề ăn uống các mẹ cũng đừng nên kiêng khem quá vì sẽ không có chất cho con đâu”, bà mẹ 1 con thật lòng chia sẻ.
Theo Helino