Hút thuốc làm tăng nguy cơ tâm thần phân liệt và trầm cảm

Đó là kết luận trong nghiên cứu mới của Đại học Bristol (Anh), sau khi các chuyên gia phân tích dữ liệu sức khỏe của 462.690 người độ t.uổi 40-69 từ ngân hàng dữ liệu Biobank.

Trong số những người tham gia nghiên cứu, 8% đang hút thuốc và 22% từng hút thuốc. Nhóm chuyên gia phát hiện so với người không hút thuốc, người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn gần gấp đôi và bị tâm thần phân liệt cao hơn 127%. Họ cho rằng chất nicotine trong t.huốc l.á gây cản trở các thụ thể dopamine và serotonin trong não. Được biết, dopamine và serotonin là các chất dẫn truyền thần kinh quan trọng, giúp củng cố và duy trì tâm lý tích cực.

Phát hiện nói trên củng cố thêm bằng chứng cho thấy hút t.huốc l.á có ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe tâm thần. “Công trình của chúng tôi cho thấy rằng chúng ta nên cố gắng hết sức để ngăn chặn việc bắt đầu hút thuốc và khuyến khích người đang có thói quen này cai t.huốc l.á để tránh những hậu quả đối với sức khỏe tâm thần cũng như sức khỏe thể chất” – trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Robyn Wootton cho biết.

Theo các chuyên gia, ngoài dẫn tới ung thư phổi, bệnh tim và tiểu đường típ 2, hút thuốc còn là yếu tố riêng lẻ lớn nhất làm giảm t.uổi thọ trung bình từ 10-20 năm ở người mắc bệnh tâm thần.

AN NHIÊN

Theo Daily Mail, CNN/baocantho

10 tác động của stress đến sức khỏe

Bạn không cần phải là một chuyên gia để có thể nhận ra những tác động tiêu cực của stress đến sức khỏe. Càng về lâu dài, các tác động này càng rõ rệt.

Các hành vi nghiện: Căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến các hành vi nghiện. Các hành vi này có thể dễ nhận ra như uống rượu, hút thuốc hoặc ăn uống vô độ để giảm bớt cảm giác áp lực.

Mất ngủ: Stress có thể khiến bạn luôn cảm thấy thèm ngủ nhưng lại không thể ngủ được. Mất ngủ là một triệu chứng phổ biến ở những người bị stress.

Thay đổi thói quen ăn uống: Stress có thể ảnh hưởng đến thói quen ăn uống theo hai cách: khiến bạn mất khẩu vị hoặc khiến bạn ăn uống vô độ. Đó là do sự thay đổi hormone trong cơ thể.

Thay đổi thói quen tập luyện: Bạn có thể ít muốn tập luyện thể chất hơn khi bị stress. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy tập thể dục là cách tốt nhất để chống chọi với căng thẳng.

Lo âu: Nếu stress kéo dài và bắt đầu tác động tiêu cực hơn đến cuộc sống thường ngày của bạn, bạn có thể cảm thấy lo âu. Biểu hiện của lo âu gồm đau bụng, hoang tưởng, căng thẳng, chóng mặt, u uất, thậm chí hoảng loạn.

Trầm cảm: Stress kéo dài không được điều trị có thể dẫn đến trầm cảm. Triệu chứng trầm cảm bao gồm chán nản, buồn bã, uể oải, suy nhược,…

Suy giảm miễn dịch: Stress kéo dài đi kèm với sự tăng hormone có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch, khiến bạn dễ ốm, bị bệnh hơn.

Tách biệt khỏi cộng đồng: Khi bị stress, bạn thường tự tách biệt khỏi gia đình và bạn bè. Điều này có thể gây hậu quả khôn lường. Nghiên cứu cho thấy, dành thời gian với những người thân yêu sẽ giúp giảm căng thẳng.

Khiến các bệnh khác trở nặng: Stress làm yếu hệ miễn dịch, điều này không chỉ khiến bạn dễ ốm hơn mà còn khiến các bệnh vốn có như thấp khớp hay hội chứng ruột kích thích (IBS) trở nặng hơn.

Luôn cảm thấy kiệt sức: Stress kéo dài có thể khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi dù có ngủ đủ giấc. Nếu bạn đang chịu stress kéo dài, hãy tìm cách vượt qua nó vì sức khỏe tinh thần và thể chất của chính bạn./.

CTV Ngọc Diệp/VOV.VN (biên dịch)

Theo Facty

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *