Bị tôm cứa vào tay, người đàn ông t.ử v.ong sau 6 ngày

Ông Vương đã c.hết chỉ vài ngày sau khi mắc n.hiễm t.rùng hiếm từ một loại vi khuẩn sống trong nước biển.

Tôm và các loại hải sản khác luôn được ưa chuộng vì độ thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu bạn tự chế biến hải sản, hãy đảm bảo được sự an toàn và đúng cách vì vi khuẩn nguy hiểm ẩn nấp trên hải sản có thể gây t.ử v.ong.

Vừa qua, một người đàn ông họ Vương, khoảng 60 t.uổi, đến từ Hàng Châu, Trung Quốc đã trổ tài nấu nướng hải sản cho gia đình. Vài ngày sau đó, ông bất ngờ sốt cao, ngất xỉu và rơi vào tình trạng hôn mê. Người nhà vội vã gọi cấp cứu và đưa ông vào bệnh viện.

Kết quả kiểm tra cho thấy nhiều chức năng trong cơ thể ông đang suy yếu. Các bác sĩ đã chuyển ông đến Đơn vị Chăm sóc Chuyên sâu (ICU) để điều trị.

Gia đình ông Vương rất hoang mang, khi được hỏi chuyện gì đã xảy ra trước khi bệnh nhân phát bệnh, họ kể lại rằng ba hôm trước ông Vương đã đi chợ để mua tôm.

Trong quá trình chế biến tôm, ông đã vô tình bị vỏ tôm cứa vào ngón tay. Vết thương đó của ông hiện tại đang sưng bầm nghiêm trọng. Lúc này các bác sĩ đột nhiên nghĩ tới một loại vi khuẩn nguy hiểm gây c.hết người trên thường trực trên hải sản.

Ông Vương đã bị n.hiễm t.rùng khi vỏ tôm có chứa vi khuẩn cứa vào tay – Ảnh minh họa

Họ nhanh chóng kiểm tra tình trạng ngón tay của ông Vương và xác nhận rằng ông đã bị nhiễm vi khuẩn Vibrio Vulnificus, một loại vi khuẩn hiếm gặp có tỷ lệ gây t.ử v.ong cao.

Đây là một loại vi khuẩn cực kỳ độc hại có thể gây viêm dạ dày ruột cấp tính, lây lan bởi động vật có vỏ sống hoặc chưa nấu chín, n.hiễm t.rùng vết thương hoại tử xâm nhập qua da bị thương hoặc n.hiễm t.rùng xâm lấn, có thể dẫn đến t.ử v.ong.

Đội ngũ y tế đã cố gắng điều trị cho ông Vương bằng sự kết hợp của ba loại kháng sinh nhưng tình trạng của ông ngày càng trở nên tồi tệ hơn, với các mô cơ b.ị h.oại t.ử nhanh chóng. Thật không may, sau ba ngày điều trị, ông Vương đã bị t.ử v.ong vì n.hiễm t.rùng m.áu.

Qua trường hợp này, bác sĩ nhắc nhở mọi người cần phải cẩn thận khi xử lý hải sản vì chúng có thể mang nhiều vi trùng và vi khuẩn nguy hiểm. Một khi bị thương bởi chúng, bạn phải rửa sạch khử trùng vết thương kịp thời trước khi tình trạng xấu đi. Nếu xuất hiện các triệu chứng khác như sốt, mụn nước và vết loét, nên đến bác sĩ ngay lập tức.

Khi sơ chế hải sản bạn cần đeo găng tay, nếu bị thương cần phải khử trùng ngay

Vi khuẩn Vibrio Vulnificus nguy hiểm như thế nào?

Theo Trung Tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh (CDC), Vibrio vulnificus được tìm thấy trong nước ấm ở bờ biển và xuất hiện nhiều vào giữa tháng 5 và tháng 10. Mọi người có thể bị nhiễm vi khuẩn qua 2 cách:

– Tiêu thụ hải sản bị ô nhiễm.

– Có vết thương hở mà tiếp xúc trực tiếp với nước biển có chứa các vi khuẩn.

Những người ăn hải sản bị nhiễm Vibrio Vulnificus, bao gồm cả động vật có vỏ sống hoặc nấu chưa chín, có thể bị tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, nôn và sốt. Nhưng nếu mọi người có một vết thương tiếp xúc với các vi khuẩn, như trong trường hợp của ông Vương, vi khuẩn có thể gây n.hiễm t.rùng da và là nguyên nhân phá hủy và loét da.

Các bệnh n.hiễm t.rùng có thể tiến triển ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể và dẫn đến các triệu chứng đe dọa tính mạng, nguy hiểm như huyết áp thấp hoặc sốc n.hiễm t.rùng huyết.

Một hình ảnh chụp hiển vi điện tử của vi khuẩn Vibrio Vulnificus.

Khi một bệnh n.hiễm t.rùng m.áu xảy ra, khoảng 50% các bệnh n.hiễm t.rùng m.áu Vibrio vulnificus là t.ử v.ong. Tuy nhiên, căn bệnh nghiêm trọng từ các vi khuẩn hiếm gặp: CDC ước tính rằng trong số 80.000 người ở Mỹ, những người bị bệnh do vi khuẩn Vibrio mỗi năm có khoảng 100 người c.hết vì n.hiễm t.rùng.

Con người có nhiều khả năng phát triển n.hiễm t.rùng nếu họ có một hệ thống miễn dịch suy yếu, đặc biệt là từ bệnh gan mạn tính. Để ngăn ngừa nhiễm V. vulnificus, CDC khuyến cáo rằng những người có vết thương hở tránh tiếp xúc với muối hoặc nước lợ, hoặc băng vết thương với loại băng không thấm nước. Để tránh bệnh từ vi khuẩn thực phẩm, CDC khuyến cáo rằng không ăn động vật có vỏ sống hoặc nấu chưa chín.

An An (Dịch theo Worldofbuzz)

Theo vietnamnet

Suýt t.hiệt m.ạng sau khi ăn cá tự nấu, chuyên gia chỉ rõ những hải sản dễ bị ngộ độc khi ăn

Các chuyên gia khuyến cáo, người dân không nên ăn cá nóc, các loài sinh vật biển lạ hoặc ít được ăn… vì luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ không an toàn.

Vừa qua, một người đàn ông ở Trung Quốc đã phải nhập viện sau khi ăn cá mua ở chợ do chính tay mình tự nấu. Trong khi ăn, ông có uống một chút rượu rồi nằm nghỉ. Tỉnh dậy trong trạng thái lơ mơ, khó thở, chân tay khó cử động. Khi tới viện, ông đã rơi vào tình trạng đồng tử giãn, thở khó khăn.

Sau khi thăm khám, các bác sĩ cho biết nguyên nhân đến từ việc ngộ độc do ăn cá nóc.

Được biết, ông đã từng mua cá nóc nhiều lần về tự chế biến nhưng chưa từng bị nhiễm độc. Theo con trai của ông, rất có thể ông đã mua phải một con cá nóc sống hoang dã nên nguy cơ độc hại cao hơn.

Ảnh minh họa

Nói về nguy cơ độc hại do ăn cá nóc, nhiều năm nay, các cơ quan chức năng luôn cảnh báo người dân không nên sử dụng cá nóc nếu không nắm rõ cách chế biến. Tuy nhiên trên thực tế ngộ độc cá nóc vẫn diễn ra hàng năm.

Gần nhất vào tháng 9/2018, bệnh viện đa khoa Cần Thơ cho biết đã cứu sống trường hợp ngộ độc cá nóc rất nặng từ bệnh viện tuyến dưới chuyển lên.

Biểu hiện ngộ độc cá nóc tương đối giống nhau. Sau 2 tiếng ăn cá nóc mít, người đàn ông này cũng cảm thấy tê hai bàn tay, hai chân dần dần đến tê môi và được gia đình cho nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, co giật, tê cứng tay chân, cứng hàm. Sau khi điều trị tích cực, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đã dần được ổn định.

Cá nóc được khuyến cáo không nên ăn khi không biết cách chế biến. Ảnh minh họa

Theo Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế (VFA) nhấn mạnh, độc tố có trong cá nóc là tetrodotoxin và tập trung nhiều ở gan, thận, tụy, cơ quan sinh sản, mắt, mang, da, m.áu của cá. Độc tố này tăng mạnh vào mùa cá sinh sản (từ tháng 2-7).

Thịt cá nóc không có độc tố nhưng khi đ.ánh bắt, chế biến hoặc cá ươn, bị dập nát, độc tố tetrodotoxin sẽ ngấm vào thịt, gây độc khi dùng.

Độc tố trong cá nóc độc tới mức chỉ cần ăn khoảng 10g thịt có độc tố là bị ngộ độc, trường hợp nặng gây liệt toàn thân, da tím tái, trụy tim… với tỉ lệ t.ử v.ong lên đến 60% nếu cấp cứu chậm. Vì vậy để phòng ngộ độc tốt nhất không nên ăn.

Những hải sản có nguy cơ ngộ độc cao, cảnh giác khi ăn

So biển

Con so biển có hình thức bên ngoài rất dễ nhầm với sam biển. Chất độc c.hết người trong loài so biển là Tetrodotoxin, một chất cực độc giống độc tố của cá nóc.

Những vụ ngộ độc thức ăn do Tetrodotoxin thường rất nặng. Độc tố này tác động lên thần kinh trung ương, gây tê liệt cơ thể, ngừng tuần hoàn, hô hấp, dẫn đến t.ử v.ong nhanh chóng.

Sứa biển

Loài sứa cũng là một loại hải sản được ưa chuộng nhiều trong các món ăn nhưng không biết rằng, chúng có khoảng thời gian rất dễ trở thành “chất độc” cho người dùng. Theo đó, vào mùa sinh sản, sứa chứa rất nhiều độc tố có thể gây ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.

Ốc biển

Ốc biển là một trong các thực phẩm ngon và bổ dưỡng nhưng lại có thể gây ra ngộ độc, nhất là ở tuyến nước bọt của ốc biển. Do đó, khi chế biến ốc biển thành các món ăn, bạn cần phải biết cách loại bỏ độc tố trước khi ăn. Các loại ốc biển thường gây ngộ độc nhất là ốc đụn, ốc mặt trăng, ốc tù và, ốc hương Nhật Bản hoặc ốc trám…

Hàu

Hàu thường bị nhiễm các độc tố, vi khuẩn và virus từ nước, điều này có thể dẫn tới ngộ độc thực phẩm. Buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng và yếu lả là dấu hiệu cho thấy bạn có thể có ngộ độc thực phẩm.

Xư ly ngô đôc hai san như thê nao?

– Loại bo moi chất độc ra khỏi cơ thể sơm nhât, tôt hơn hêt chung ta hay tim cach đê nôn hêt cac thưc phâm đo ra bằng cách sư dung ngon tay rôi cho vao gân cuông hong nhăm tao phan ưng nôn.

– Uông nhiêu tra đương nong, nươc săc la sim, vo măng cut, num hoa chuôi tiêu, la ôi… đê bu nươc va hoa giai chât đôc.

– Trương hơp bi ngộ độc tư cá, tôm, sò, ốc: Cac ban se dùng lá 50g tía tô tươi, sắc với 3 chen nước va uống. Ngoai ra, cac ban con co thê sư dung rau diếp cá và lá tía tô đê sắc uống.

– Nêu la ngộ độc cá nóc: Sư dung ngọn khoai lang tư 50g đên 60g, 6g muối ăn rôi đem tât ca giã nhuyên vao nhau, sau đo chăt lây nươc uống.

Theo giadinh.net

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *