Chỉ 1 giờ làm điều này mỗi tuần, giảm ngay nguy cơ đột quỵ

Nghiên cứu mới cho thấy cho dù đã quá quen với lối sống thụ động, bạn vẫn có thể tự cứu mình khỏi bệnh tim và những tai biến kèm theo như đau tim, đột quỵ với 1 giờ hoạt động đúng cách.

Công trình quy mô lớn của Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc) đã phân tích dữ liệu sức khỏe – lối sống của gần 1,2 triệu người t.uổi từ 60 trở lên tại quốc gia này, gồm cả 2 giới tính nam và nữ. Sau 4 năm theo dõi, các nhà khoa học ghi nhận được 114.856 trường hợp đột quỵ và nhiều trường hợp phát triển các bệnh tim mạch nhưng chưa đến mức dẫn đến tai biến.

Chỉ 1 giờ tập luyện cũng đủ để bạn giảm nguy cơ bệnh tim mạch, vấn đề dẫn đến 2 nguyên nhân phổ biến của cái c.hết sớm là đau tim và đột quỵ.

Nhưng có một thay đổi thần kỳ đã xảy ra ở 22% số tình nguyện viên. Vì nhiều lý do, những người này đã thay đổi lối sống một chút. Và nguy cơ phát triển các vấn đề tim mạch của họ bỗng chốc được kéo giảm.

Kết quả phân tích cho thấy chỉ cần 3-4 lần tập thể dục ngắn 1 tuần, bạn đã giảm được khoảng 11% nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch, trong khi 1-2 lần giúp giảm 5%.

Một lần tập thể dục tiêu chuẩn là 20 phút tập nặng như chạy bộ, các bày gym nặng vừa phải hoặc bơi lội; hoặc 30 phút tập nhẹ như đi bộ hay đạp xe thong thả. Tức nếu bạn có quá ít thời gian, bạn chỉ cần dành tổng cộng 1 giờ đồng hồ để bơi hay chạy bộ mỗi tuần, bạn cũng giảm được 11% nguy cơ phát triển bệnh tim. Trong khi đó, các vấn đề tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, thiếu m.áu cơ tim… chính là các căn bệnh dẫn đến 2 mối ám ảnh lớn của loài người: đột quỵ và nhồi m.áu cơ tim (đau tim cấp).

Trong nghiên cứu, cũng có một số người đã chuyển sang trạng thái có tập thể dục sang không tập. Nguy cơ mắc bệnh tim mạch của họ đã nhanh chóng tăng thêm 27%. Tuy nhiên, con số này sẽ được giảm rất nhiều nếu thỉnh thoảng họ vẫn vận động một lần, và vẫn có thể được kéo giảm nếu họ chịu tập trở lại. Tập thể dục không bao giờ là muộn, theo các tác giả.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học European Heart Journal.

A. Thư

Theo Science Daily, Daily Mail/nguoilaodong

Nhiệt độ Trái Đất tăng làm tăng nguy cơ đột quỵ ở người lớn t.uổi

Một nghiên cứu của Israel đăng tải trên tờ Israel Hayom ngày 8/1, chỉ ra rằng Trái đất ấm lên làm gia tăng nguy cơ đột quỵ ở những người trên 50 t.uổi.

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Haifa đưa ra kết luận trên căn cứ số liệu báo cáo về tình trạng đột quỵ của Bộ Y tế nước này. Theo đó, các tác giả nghiên cứu xác định được mối liên hệ giữa nhiệt độ cao của môi trường sinh hoạt với nguy cơ đột quỵ trong những ngày Hè nóng nực. Cụ thể, nghiên cứu cho thấy cứ nhiệt độ tăng 1 độ C, nguy cơ đột quỵ tăng 10% trong thời gian 6 ngày.

Khách du lịch uống nước giải nhiệt trong thời tiết nắng nóng tại Rome, Italy, ngày 28/6. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Cụ thể hơn, các nhà nghiên cứu xác định được mối liên hệ chặt chẽ giữa nhiệt độ và cơn đột quỵ ở dạng tắc mạch m.áu cao hơn loại đột quỵ vỡ mạch m.áu gây xuất huyết não. Xem xét hồ sơ bệnh án của của các bệnh nhân đột quỵ, các nhà nghiên cứu xác định khoảng thời gian “ủ” bệnh là 6 ngày và đều xảy ra ở nam và nữ giới ở độ t.uổi trên 50.

Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch m.áu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổng thương nghiêm trọng do quá trình cung cấp m.áu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu ôxy. Người bị đột quỵ cần được cấp cứu ngày lập tức, thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não c.hết càng nhiều, sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động, tư duy của cơ thể, thậm chí là t.ử v.ong. Hầu hết người sống sót sau đột quỵ đều có sức khỏe suy yếu hoặc mắc các di chưng như tê liệt hoặc cử động yếu một phần cơ thể, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, thị giá suy giảm. Do đó, trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu Israel khuyến cáo những người có nguy cơ đột quỵ cần thận trọng và ở trong môi trường điều hòa không khí trong những ngày nóng.

Theo Tổ chức Đột quỵ thế giới, hằng năm trên thế giới có 15 triệu người bị đột quỵ và có khoảng 5,8 triệu người c.hết vì nguyên nhân này.

Lan Phương

Theo TTXVN

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *