Hội chứng không nhạy cảm androgen khiến cô gái đã qua t.uổi 24 vẫn không biết k.inh n.guyệt là gì

K.inh n.guyệt chính là thước đo xác định khả năng làm mẹ của nữ giới. Do đó, nếu k.inh n.guyệt bị rối loạn hay không xuất hiện thì con gái càng nên chủ động đi khám ngay.

Trong chương trình Hello Doctor (Đài Loan), bác sĩ khoa Sản – Trần Bảo Nhân đã chia sẻ rằng, ông từng gặp một bệnh nhân nữ không có k.inh n.guyệt trong suốt 24 năm. Cô gái đó tên là Tiểu Đào (24 t.uổi), cao 1m70 với khuôn mặt ưa nhìn cùng làn da trắng sáng.

Bác sĩ khoa Sản – Trần Bảo Nhân.

Khi Tiểu Đào tới gặp bác sĩ Trần Bảo Nhân, cô chia sẻ rằng mình không có k.inh n.guyệt. Bác sĩ Nhân đã hỏi thăm Tiểu Đào và được biết cô mồ côi mẹ từ nhỏ. Trong suốt giai đoạn dậy thì, Tiểu Đào không có mẹ ở bên cạnh chia sẻ về các vấn đề phát triển sinh lý của cơ thể nên dường như mọi thứ liên quan đến k.inh n.guyệt cô đều mù tịt.

Đến năm 16 t.uổi, Tiểu Đào vẫn không thấy bản thân có k.inh n.guyệt như những người bạn cùng t.uổi. Lúc đó, cô giáo cũng khuyên Tiểu Đào nên đến bệnh viện kiểm tra. Tiểu Đào nghe lời cô và tới bệnh viện thì nhận được lời chẩn đoán là “chưa đủ t.uổi và cần đợi thêm một thời gian nữa”. Sau này, cũng vì bận học mà Tiểu Đào lại quên mất chuyện tái kiểm tra và cứ thế bỏ quên mất chu kỳ k.inh n.guyệt của mình.

Tới khi đi làm, Tiểu Đào cảm thấy không có k.inh n.guyệt cũng tốt vì nó không làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Do đó, Tiểu Đào càng bỏ bê chuyện phải tìm lại k.inh n.guyệt. Cho đến lúc người bạn trai của Tiểu Đào hỏi cô rằng: “Từ trước đến giờ em không có k.inh n.guyệt sao?”. Câu hỏi này vô tình khiến Tiểu Đào cảm thấy e ngại và lo lắng vội tới bệnh viện kiểm tra ngay.

Lần này, Tiểu Đào tới gặp bác sĩ Trần Bảo Nhân và sau khi làm siêu âm thì bác sĩ đã rất bất ngờ khi thấy cô không có tử cung. Chẩn đoán khu vực bên trong â.m đ.ạo chỉ thấy lõm vào một chút, trên 2/3 không phát triển, chiều dài của đáy chỉ có 2cm. Dù cấu trúc sinh lý bất thường là vậy nhưng nó lại không gây ảnh hưởng đến đời sống t.ình d.ục nên Tiểu Đào mới càng chủ quan bỏ qua.

Trong suy nghĩ của bác sĩ Trần Bảo Nhân, có khả năng Tiểu Đào đã mắc hội chứng không nhạy cảm androgen.

Hội chứng không nhạy cảm androgen là gì?

Hội chứng không nhạy cảm androgen là một dạng rối loạn di truyền xảy ra trong giai đoạn phát triển các đặc điểm giới tính. Nguyên nhân gây bệnh thường xuất phát từ việc cơ thể không phản ứng với hormone androgen. Những người mắc phải hội chứng này có thể gặp phải tình trạng không có cơ quan s.inh d.ục hay các cơ quan này (d.ương v.ật hoặc â.m đ.ạo) không phát triển đi kèm với các bất thường khác trong cơ quan sinh sản.

Dù vậy, người mắc phải hội chứng không nhạy cảm androgen vẫn có thể nhờ tới sự trợ giúp từ các nhà tâm lý tư vấn và trong một số trường hợp còn phải điều trị để thay đổi diện mạo của bộ phận s.inh d.ục.

Hầu hết, những người sinh ra với tình trạng này đều không thể có con nhưng họ vẫn sống bình thường, khỏe mạnh.

Source (Nguồn): Ettoday/Helino

Ngâm chân nước ấm cực tốt nhưng đại kỵ với những người sau

Ngâm chân nước ấm giúp kích thích tuần hoàn m.áu, khí huyết điều hòa, kích thích các huyệt vị giúp điều trị các triệu chứng khó chịu như đau đầu, tinh thần mệt mỏi, cải thiện giấc ngủ… Tuy nhiên với môt số người, ngâm chân nước ấm lại có thể gặp nguy hiểm

Ảnh minh họa: Internet

Ngâm chân bằng nước ấm không phải do y học hiện đại bây giờ mới phát hiện ra, mà từ lâu trong Trung y đã có những bài thuốc và cách chữa bệnh thông qua phương pháp này, nhưng có lẽ nó chưa thực sự được phổ biến. Lịch sử Trung Quốc chứng minh hoàng đế Càn Long, Từ Hi Thái hậu… là những người thường xuyên dùng liệu pháp ngâm chân. Với Từ Hi, bà ta tùy chỉnh nước ngâm chân theo mùa.

Vì vậy, ngâm chân sẽ giúp chúng ta có ba lợi ích sau: Cải thiện lưu thông m.áu; giảm bớt việc đau đầu; giúp giấc ngủ sâu hơn.

Những người không nên ngâm chân nước ấm:

Trẻ trong giai đoạn dậy thì

T.rẻ e.m trong giai đoạn dậy thì, các chức năng của cơ thể vẫn chưa ổn định cũng không nên ngâm chân.

Những người xơ cứng và tắc nghẽn động mạch

Những người xơ cứng và tắc nghẽn động mạch tuyệt đối không nên ngâm chân. Việc này khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Một số trường hợp có thể gây ra tình trạng hoại tử. Thay vì ngâm chân bạn nên massage nhẹ nhàng lòng bạn chân.

Bị bệnh tiểu đường

Những người bị tiểu đường ngâm chân dễ bị bỏng da. Nguyên nhân là do bàn chân có lớp da mỏng trong khi khả năng cảm nhận nhiệt độ của nước giảm đi rất nhiều.

Phụ nữ mang thai không nên xông nước nóng hay ngâm chân, chỉ cần dùng nước ấm rửa chân là được. Vì thời gian ngâm chân lâu khiến cho m.áu tập trung xuống chân mà không cung cấp đủ lên não, gây tức ngực, chóng mặt, không tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa: Internet

Suy giãn tĩnh mạch

Những người bị suy giãn tĩnh mạch cũng tuyệt đối không nên ngâm chân. Bởi ngâm chân với nước nóng làm cho quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, m.áu lưu thông nhanh. Điều này khiến tĩnh mạch giãn nở gây nguy hiểm cho người bệnh.

Người có sức khỏe yếu

Với những người sức khỏe yếu, khi thời gian ngâm chân quá lâu dễ dẫn đến tụt huyết áp.

Người bị đau đầu, buồn nôn, ho, huyết áp không ổn định cũng không nên ngâm chân.

Ngoài các nhóm này, vận động viên, bệnh nhân herpes, eczema… cũng không phù hợp với ngâm chân vào nước nóng, để tránh n.hiễm t.rùng.

Phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai không nên xông nước nóng hay ngâm chân, chỉ cần dùng nước ấm rửa chân là được.

Vì thời gian ngâm chân lâu khiến cho m.áu tập trung xuống chân mà không cung cấp đủ lên não, gây tức ngực, chóng mặt, không tốt cho sức khỏe.

Nước ngâm chân nóng cũng gây tổn thương đến da, giãn nở tĩnh mạch và khiến cho tình trạng sưng phù của mẹ bầu càng trầm trọng hơn.

Những người bị tiểu đường ngâm chân dễ bị bỏng da. Nguyên nhân là do bàn chân có lớp da mỏng trong khi khả năng cảm nhận nhiệt độ của nước giảm đi rất nhiều. Ảnh minh họa: Internet

Những lưu ý khi ngâm chân cùng nước nóng:

Thứ nhất, các bạn cần chú ý nhiệt độ nước ngâm chỉ nên để từ 40 ~ 45, bởi nếu ngâm nước nóng quá sẽ có hại cho tim mạch và não, hơn nữa nếu nóng quá dễ làm bỏng chân và gây nứt nẻ da chân.

Thứ hai, chú ý thời gian ngâm chân chỉ nên từ 15 ~ 30 phút, Khi ngâm bàn chân, m.áu sẽ dồn xuống hai chi, nếu kéo dài, có thể gây ra thiếu m.áu cung cấp cho não.

Để tận dụng những lợi ích sức khỏe của liệu pháp ngâm chân nước ấm, bạn nên thực hiện theo hướng dẫn sau đây:

Bước 1: Bạn hãy tìm một chiếc chậu rộng đủ lớn để đặt hai bàn chân một cách vừa vặn, thoải mái rồi đổ nước ấm vào đầy chậu.

Bước 2: Bạn có thể cho bất kỳ thứ gì mình muốn để giúp thư giãn bàn chân như bột nở, muối, tinh dầu… rồi khuấy đều để các nguyên liệu hòa tan hoàn toàn.

Bước 3: Bạn hãy dùng khuỷu tay để kiểm tra nhiệt độ nước trước. Nếu nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, bạn có thể điều chỉnh bằng cách đổ thêm nước vào thau.

Bước 4: Bạn hãy lót một chiếc khăn xuống sàn nhà và đặt thau nước lên trên để tránh nước tràn ra ngoài.

Bước 5: Bạn hãy đặt hai bàn chân vào thau nước ấm và ngồi thoải mái từ 5-15 phút. Tránh ngâm chân lâu hơn vì có thể làm khô da chân.

Bước 6: Bạn hãy nhấc chân ra và lau khô bằng khăn bông mềm. Sau đó thoa kem dưỡng ẩm bàn chân để tránh khô, nứt da.

QUẢNG AN (TỔNG HỢP)

Theo T.iền phong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *