Mối nguy tiềm ẩn do nạp nhiều đường

Nạp quá nhiều đường vào cơ thể mỗi ngày làm tăng nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm như béo phì dẫn đến rối loạn đường huyết, tim mạch và cả ung thư. Trong những năm gần đây, ở Việt Nam tỷ lệ trẻ béo phì và người mắc các bệnh không lây nhiễm ngày càng tăng.

Khuyến nghị

Chỉ là gia vị mang vị ngọt dùng để pha nước, chế biến thức ăn, làm bánh… đường không cung cấp các dưỡng chất quan trọng cho cơ thể như vitamin và khoáng chất, do đó đường được cho là thực phẩm chứa năng lượng rỗng, tức chỉ chứa năng lượng mà không có bổ gì cả. Do đó nếu nạp lượng đường quá nhiều có thể gây ra những tác hại cho cơ thể.

Hiện nay, hạn chế tiêu thụ đường là một trong những mối quan tâm lớn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Trong khuyến nghị này không tính đến các loại đường có trong thực phẩm tự nhiên, như trong sữa hay trái cây mà chỉ tính đến đường trong các loại thực phẩm bánh kẹo hay nước ngọt, trà sữa, trong các chế phẩm từ sữa dành cho t.rẻ e.m và các món ăn. Ngay cả nước ép trái cây tươi cũng không được khuyến khích dùng nhiều, vì đường lúc này đã chuyển hóa thành dạng dễ hấp thụ vào cơ thể.

Vậy tiêu thụ bao nhiêu đường mỗi ngày là hợp lý. Theo khuyến cáo của WHO, đường không nên chiếm quá 10% tổng năng lượng và tối ưu nhất không quá 5%. Điều này được hiểu là nếu một người trưởng thành có nhu cầu năng lượng trung bình 2.000kcal/ngày, thì 10% tương đương 200kcal, bằng khoảng 50gr đường. Tuy nhiên mức tốt nhất được khuyến nghị là 25gr đường/ngày, ứng với 5 muỗng cà phê đường dung nạp vào cơ thể.

Thực tế hiện nay chúng ta đang dung nạp một lượng đường quá dư thừa từ người lớn đến t.rẻ e.m. Trung bình một lon nước ngọt có tới 35gr đường, nên nếu uống 1 lon nước ngọt là đã dư 10gr đường nạp vào cơ thể cả ngày. Trong các bữa ăn hàng ngày khi chế biến các món thường sẽ có thêm gia vị đường. Ngoài ra, người Việt, nhất là t.rẻ e.m vẫn có thói quen uống sữa có đường, ăn bánh, kẹo, kem, chè… Thậm chí ngay khi pha nước trái cây như nước cam, chanh thì cũng cần sử dụng đến đường.

Các bệnh dễ mắc khi thừa đường

Khi dung nạp quá nhiều đường vào cơ thể sẽ dẫn đến sâu răng, đặc biệt ở t.rẻ e.m. Khi nạp đường làm nguyên liệu cho vi sinh trên răng ăn, ăn xong thải ra axit gây sâu răng. Ngoài sâu răng, nạp đường nhiều sẽ gây ra béo phì. Khi nạp đường quá nhiều vào cơ thể sẽ được chuyển qua mỡ để dự trữ gây béo phì. Đó cũng là lý do nhiều người than phiền vì sao không ăn nhiều chất béo nhưng vẫn béo phì. Với những người này để giảm cân phải tuyệt đối kiêng đường và tập luyện thể thao trước bữa ăn để năng lượng dự trữ từ mỡ được đốt cháy.

Từ béo phì sẽ dẫn đến rất nhiều bệnh nguy hiểm cho sức khỏe. Cụ thể khoảng 40% người béo phì có nguy cơ bị rối loạn đường huyết và dẫn đến mắc bệnh đái tháo đường và t.iền đái tháo đường. Khoảng hơn 40% người béo phì sẽ dễ mắc bệnh tim mạch. Người thường xuyên ăn nhiều đường có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ, động mạch vành cao hơn so với những người có chế độ ăn uống cân bằng.

Khoảng 10% người béo phì có nguy cơ mắc các bệnh ung thư như ung thư gan, đại trực tràng và ung thư vú. Điển hình như ung thư gan thường bắt nguồn từ bệnh gan nhiễm mỡ. Đường được chuyển hóa trong gan thành lipid, khi cơ thể dư thừa đồng nghĩa gan sẽ sản xuất lipid thừa, ảnh hưởng chức năng gan.

Làm gì để giảm nạp đường

Thật khó để những người đang dung nạp nhiều đường mỗi ngày có thể ngay lập tức giảm sử dụng như khuyến cáo, mà cần có thời gian để giảm dần. Đối với t.rẻ e.m, đối tượng đang được rất nhiều tổ chức y tế quan tâm, sự thay đổi phải bắt nguồn từ người lớn như hạn chế cho sử dụng kẹo, bánh. Khi cho trẻ sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa cần chuyển qua loại ít đường, dần dần khi trẻ quen vị sẽ dùng loại không đường.

Đối với các bạn trẻ, nếu uống cà phê có thể dùng loại đường ăn kiêng, hay nếu nghiện nước ngọt có thể dùng loại nước ngọt diet. Hoặc tại nhiều tiệm trà sữa người mua có thể tự chọn lượng đường thay vì 100% có thể chọn 70% hoặc 50%. Tất nhiên những giải pháp này không phải tốt nhất vì ngay trong nước ngọt diet cũng có nhiều chất không tốt cho sức khỏe. Song dùng từng bước khẩu vị quen dần và thích nghi với lượng đường giảm đi, từ đó hạn chế dung nạp đường quá nhiều.

Nên ăn nhiều trái cây tươi và vận động đúng đủ, ngủ đủ giấc, uống nhiều nước lọc… cũng chính là biện pháp hữu hiệu để có một cơ thể khỏe mạnh.

TS.BS Trần Quốc Cường, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Theo SGGP

Bệnh đái tháo đường trẻ hóa: mối nguy hiểm từ béo phì

Liên đoàn đái tháo đường thế giới (IDF) cho biết, cứ mỗi giờ có thêm hơn một nghìn bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) mắc mới, và cứ mỗi tám giây có một người c.hết do ĐTĐ.

Hiện nay trên toàn thế giới, có hơn 425 triệu người đang sống chung với bệnh ĐTĐ. Tỷ lệ trẻ béo phì, thừa cân gia tăng như hiện nay đang là dấu hiệu cảnh báo cho tình trạng trẻ hóa bệnh nhân mắc đái tháo đường.

Chăm sóc cho bệnh nhân mắc bị biến chứng đái tháo đường tại Bệnh viện Bạch Mai.

Béo phì, thừa cân là nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường

TS, BS Nguyễn Quang Bảy, Trưởng khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trẻ hóa ĐTĐ là vấn đề đáng lo ngại do thời gian gần đây tỷ lệ trẻ béo phì gia tăng. “Chúng tôi đã từng điều trị cho những cháu 14, 15 t.uổi mắc ĐTĐ, thường là những đ.ứa t.rẻ béo phì, gáy và nách thường có gai đen (có đám da sần và chuyển màu). Có bệnh nhân 16 t.uổi, bị ĐTĐ, cao 1m83, nặng 88 kg, vào viện vì đường m.áu quá cao. Sau khi điều trị, cân nặng vẫn tăng do chế độ ăn không bảo đảm, đi học thường xuyên ăn thêm”, BS Bảy cho biết.

Việc điều trị cho nhóm t.uổi trẻ mắc ĐTĐ khó khăn hơn vì các thuốc uống hạ đường huyết thường ít được nghiên cứu ở t.rẻ e.m, và trẻ thường tuân thủ điều trị kém, duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt không thể giống như người lớn.

Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy ĐTĐ ở người trẻ thì biến chứng sẽ tiến triển nặng hơn, thời gian dẫn đến biến chứng sớm hơn và tỷ lệ có biến chứng nhiều hơn so với ĐTĐ ở người lớn t.uổi.

Hiện nay, tỷ lệ mắc t.iền ĐTĐ tại Việt Nam thường cao hơn gấp đôi so với ĐTĐ. Đáng lo ngại, t.iền ĐTĐ nếu để diễn biến tự nhiên thì sau 10 năm, 50% sẽ chuyển thành ĐTĐ, 25% vẫn là t.iền ĐTĐ và 25% có thể trở về bình thường. T.iền ĐTĐ là dạng rối loạn đường huyết nhưng chưa đến mức là ĐTĐ. Có hai dạng t.iền ĐTĐ là tăng đường huyết lúc và rối loạn dung nạp glucose.

Trẻ hóa ĐTĐ là vấn đề đáng lo ngại do thời gian gần đây tỷ lệ trẻ béo phì gia tăng.

Nhiều nghiên cứu chứng minh, người t.iền ĐTĐ đã có tăng cao nguy cơ bị các biến chứng tim mạch và thần kinh, vì vậy hiện nay trên thế giới có hơn 50 quốc gia đã coi t.iền ĐTĐ là một bệnh và có chỉ định điều trị nhằm hai mục tiêu chính, là ngăn ngừa tiến triển thành ĐTĐ, và ngăn ngừa các biến chứng tim mạch – thủ phạm chính gây ra t.ử v.ong ở các bệnh nhân ĐTĐ.

Cho đến nay có ba phương pháp chính để can thiệp vào nhóm này là: thay đối lối sống; sử dụng thuốc và là phẫu thuật. Thay đổi lối sống là phương pháp can thiệp cơ bản, gồm điều chỉnh chế độ ăn và tăng cường tập luyện thể lực để làm giảm cân. Phương pháp này có hiệu quả rất tốt trong thời gian đầu nhưng lại không bền vững. Do đó hiện nay người ta đang hướng đến phương pháp sử dụng thuốc đối với nhóm t.iền ĐTĐ nguy cơ cao với các biến chứng về tim mạch, thuốc được sử dụng phổ biến nhất là Metformin. Phương pháp phẫu thuật thắt dạ dày hoặc nối thông dạ dày – ruột được áp dụng đối với nhóm béo phì, có chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 34.

Đái tháo đường thai kỳ chiếm tới 9% ở sản phụ

Theo một số điều tra tại các bệnh viện lớn, khoảng 6 – 9% những phụ nữ mang thai ở Việt Nam bị ĐTĐ thai kỳ, đó là những người được phát hiện ĐTĐ lần đầu tiên trong khi mang thai. ĐTĐ thai kỳ thường xuất hiện từ tuần 24-28 của thai kỳ.

Thông thường 90% trường hợp ĐTĐ thai kỳ sẽ hết sau khi sinh, nhưng về lâu dài, những sản phụ này sẽ có nguy cơ ĐTĐ typ 2 cao hơn người bình thường.

Để sàng lọc ĐTĐ thai kỳ, người ta sẽ phân tầng nguy cơ. Những phụ nữ có nguy cơ cao như đã bị ĐTĐ thai kỳ, t.iền sử đẻ con to (hơn 4 kg), gia đình có người bị ĐTĐ, thừa cân béo phì, hơn 35 t.uổi… thì phải sàng lọc ngay lần khám thai đầu tiên. Những người nguy cơ trung bình thì sàng lọc ở tuần 24-28.

Tại Khoa Nội tiết – ĐTĐ, BV Bạch Mai luôn có khoảng 10% bệnh nhân nội trú mắc ĐTĐ thai kỳ và mỗi ngày phòng khám của khoa có 15 – 20 bệnh nhân ĐTĐ thai kỳ đến khám.

BS Bảy cho biết, nguy cơ của ĐTĐ thai kỳ đối với mẹ và con là cực lớn nếu không được kiểm soát tốt đường huyết. Với những tuần đầu có thể gây sảy thai, thai c.hết lưu, có nhiều trường hợp hỏng thai liên tiếp nhiều lần sau đó mới được phát hiện bị ĐTĐ. Một số trường hợp rất đáng tiếc thai đã 37 – 38 tuần bị c.hết lưu, và mẹ bị hôn mê do chỉ số đường huyết quá cao mà không được tầm soát dù người mẹ có nhiều yếu tố nguy cơ cao.

Bên cạnh đó, ĐTĐ thai kỳ cũng có thể gây ra một số biến chứng như dị tật cho thai đặc biệt là dị tật về tim mạch, thần kinh, thai to… Đối với mẹ sẽ là các nguy cơ đa ối, ĐTĐ về sau.

Do đó, để phòng tránh ĐTĐ, các bác sĩ khuyến cáo cần kiểm soát chế độ ăn uống và cân nặng, đặc biệt cho trẻ nhỏ để tránh nguy cơ béo phì, thừa cân. Liên đoàn ĐTĐ thế giới cho biết 50% bệnh nhân ĐTĐ, và 90% bệnh nhân ĐTĐ typ 2 là có thể phòng ngừa được bằng thay đổi lối sống, tăng cường vận động, kiểm soát cân nặng và chế độ ăn.

Hưởng ứng Ngày toàn thế giới phòng chống bệnh đái tháo đường 14-11-2019 với chủ đề “Đái tháo đường – mối bận tâm của mọi gia đình”, Câu lạc bộ người bệnh Đái tháo đường – Khoa Nội tiết, Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức buổi sinh hoạt thường kỳ dưới sự chủ trì của TS Nguyễn Quang Bảy, Trưởng khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai. Tại chương trình, TS, BS Nguyễn Quang Bảy đã cung cấp những thông tin “Hiểu đúng về thuốc đái tháo đường để điều trị bệnh hiệu quả nhất”.

LAM NGỌC

Theo nhandan

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *