Giấc ngủ sâu giúp làm giảm lo lắng

Theo một nghiên cứu mới của Đại học California, một đêm ngủ đủ giấc giúp ổn định cảm xúc, trong khi một đêm mất ngủ có thể kích hoạt mức lo lắng của con người lên tới 30%.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học California đã phát hiện ra rằng loại giấc ngủ thích hợp nhất để làm dịu và thiết lập lại một bộ não đầy lo lắng là một giấc ngủ sâu, khi đó trạng thái dao động thần kinh trở nên đồng bộ hóa cao và nhịp tim và huyết áp giảm.

“Chúng tôi đã xác định được một chức năng mới của giấc ngủ sâu, đó là giúp làm giảm sự lo lắng bằng cách tổ chức lại các kết nối trong não”, ông Matthew Walker, giáo sư khoa học thần kinh và tâm lý học cho biết. “Giấc ngủ sâu dường như là một chất ức chế lo âu, miễn là chúng ta ngủ ngon vào mỗi đêm”.

Các phát hiện, được công bố ngày 4/11 trên tạp chí Nature Human Behavior, chỉ ra liên kết rõ ràng nhất giữa giấc ngủ và sự lo lắng cho đến nay. Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra giấc ngủ như một phương thuốc tự nhiên cho chứng rối loạn lo âu.

“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng giấc ngủ không đủ sẽ khuếch đại mức độ lo lắng và ngược lại, giấc ngủ sâu giúp làm giảm căng thẳng”, tác giả chính của nghiên cứu Eti Ben Simon, một nghiên cứu sinh tại Trung tâm Khoa học Giấc ngủ Con người Đại học California cho biết.

Trong một loạt các thí nghiệm, Simon và các nhà nghiên cứu đã quét não của 18 thanh niên khi họ xem các video clip khuấy động cảm xúc sau một đêm ngủ say và thêm một lần nữa sau một đêm không ngủ. Mức độ lo âu được đo lường sau mỗi lần thông qua bảng câu hỏi.

Các kết quả cho thấy việc không ngủ khiến bộ phận kiểm soát cảm xúc của não trở nên “mất phanh”, theo giáo sư Walker.

Sau một đêm ngủ đủ giấc, kết quả quét não cho thấy mức độ lo lắng của những người tham gia thí nghiệm đã giảm đáng kể, đặc biệt đối với những người trải qua giấc ngủ sâu.

“Giấc ngủ sâu đã khôi phục cơ chế điều chỉnh cảm xúc của não bộ chúng ta, làm giảm phản ứng cảm xúc và sinh lý cũng như ngăn chặn cảm xúc lo lắng”, Simon nói.

Ngoài việc đo lường mối quan hệ giữa cảm giác lo lắng và giấc ngủ ở 18 người thanh niên ban đầu, các nhà nghiên cứu đã nhân rộng kết quả trong một nghiên cứu của 30 người tham gia khác. Kết quả một lần nữa cho thấy những người ngủ nhiều hơn vào ban đêm có mức độ lo lắng thấp hơn vào ngày hôm sau.

Hơn nữa, ngoài các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã thực hiện một nghiên cứu trực tuyến trong đó họ theo dõi 280 người ở mọi lứa t.uổi về mức độ ngủ và mức độ lo lắng của họ thay đổi trong 4 ngày liên tiếp.

Kết quả cho thấy số lượng và chất lượng giấc ngủ mà những người tham gia có được từ đêm này sang đêm khác dự đoán họ sẽ cảm thấy lo lắng như thế nào vào ngày hôm sau. Ngay cả những thay đổi tinh tế hàng đêm trong giấc ngủ cũng ảnh hưởng đến mức độ lo lắng của họ.

“Những người bị rối loạn lo âu thường xuyên có giấc ngủ bị xáo trộn, nhưng hiếm khi việc cải thiện giấc ngủ được coi là một khuyến nghị lâm sàng để làm giảm sự lo lắng”, Simon nói. “Nghiên cứu của chúng tôi không chỉ thiết lập mối liên hệ nhân quả giữa giấc ngủ và sự lo lắng, mà nó còn xác định giấc ngủ sâu là thứ chúng ta cần để làm dịu bộ não”.

Huy Vũ

Theo Science Daily/ngaynay

Giữ trái tim khỏe mạnh chỉ với 10 phương pháp đơn giản

Trái tim là một cơ quan kì diệu khi có kích thước nhỏ bằng một bàn tay, nhưng có thể duy trì sự sống của toàn bộ cơ thể. Vì vậy, việc giữ cho tim uôn hoạt động tốt, khỏe mạnh rất quan trọng.

10 phương pháp đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn tránh xa nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch.

Có quá nhiều cholesterol trong m.áu ảnh hưởng lớn tới sức khỏe tim mạch.

Kiểm soát mức cholesterol

Cholesterol không hoàn toàn xấu. Chất này giúp duy trì tính toàn vẹn và sự linh hoạt của màng tế bào. Khi hiện diện ở mức độ vừa phải, cholesterol cực kỳ quan trọng để duy trì cấu trúc tế bào. Nhưng khi xuất hiện quá mức, chất này khiến nguy cơ mắc bệnh tim tăng lên. Vì vậy, việc kiểm soát mức cholesterol rất quan trọng trong hành trình giữ trái tim khỏe mạnh.

Cách tốt nhất để kiểm soát cholesterol là hạn chế sử dụng các thực phẩm như thịt, phô mai, các sản phẩm từ sữa, dầu hydro hóa, thực phẩm chiên và những loại thực phẩm chỉ giàu chất béo, không cung cấp dinh dưỡng nào khác. Hãy sử dụng thực phẩm chứa ít cholesterol, ví dụ yến mạch, đậu, cà tím, đậu bắp, lúa mạch, đậu nành, các sản phẩm từ đậu nành, trái cây, thực phẩm giàu chất xơ…

Bên cạnh đó, tăng cường tập thể dục, ăn uống lành mạnh, kiểm tra cân nặng của bạn, không hút thuốc cũng sẽ giúp kiểm soát mức độ cholesterol có trong cơ thể.

Quản lý mức độ đường trong cơ thể

Tương tự với cholesterol, đường là chất cần thiết để cung cấp năng lượng cho cơ thể ở mức độ vừa phải. Một phần đường sẽ chuyển đổi thành các phân tử năng lượng, phần còn lại sẽ được lưu trữ trong cơ thể dưới dạng chất glycogen.

Tuy nhiên, khi các tế bào đã chứa đầy glycogen, đường bắt đầu tích tụ trong m.áu, dẫn đến lượng đường trong m.áu cao. Insulin – chất tự nhiên trong cơ thể có nhiệm vụ chuyển hóa đường – sẽ không thể thực hiện vai trò của mình, khiến bạn mắc bệnh tiểu đường. Dần dần, các mạch m.áu sẽ mất tính linh hoạt, trở nên cứng nhắc, khiến bạn mắc bệnh tim mạch.

Để tránh cơ thể mắc các bệnh nghiêm trọng, hãy tiêu thụ thực phẩm ít đường, thực phẩm có nhiều chất xơ, tích cực uống nước và tập thể dục thường xuyên. Bên cạnh đó, dù bạn ăn gì, hãy chú ý đến các phần ăn để thay đổi cơ thể theo hướng lành mạnh hơn.

Giữ cân nặng ở mức vừa phải

Các nhà khoa học trên thế giới đã chứng minh béo phì là một căn bệnh, do nồng độ triglyceride và cholesterol trong cơ thể có hại cao, còn lượng cholesterol có lợi thấp; kèm theo tiểu đường và huyết áp cao, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, góp phần gây ra suy tim ở 45% dân số Mỹ.

Do đó, bạn hãy duy trì một trọng lượng thích hợp, khỏe mạnh bằng cách thường xuyên kiểm tra chỉ số khối cơ thể (BMI) để biết trọng lượng lý tưởng phù hợp với chiều cao và cố gắng duy trì nó.

Huyết áp ổn định

Huyết áp cao hoặc tăng huyết áp gây ra căng thẳng về thể chất và bệnh tim mạch;tích tụ mảng bám, lượng cholesterol, chất béo và các chất khác trong động mạch, làm giảm khả năng bơm m.áu của tim. Nghiêm trọng hơn, tăng huyết ảnh hưởng tới nhịp tim, không cho phép tim bơm m.áu hết công suất, cuối cùng dẫn đến suy tim.

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục là phương pháp tốt nhất để có một cơ thể khỏe mạnh. Vì vậy, hãy tập thể dục ít nhất 4-5 lần một tuần để giữ cho tất cả các cơ khỏe mạnh, trong đó có cơ tim; làm cho m.áu và oxy được bơm hiệu quả đến tất cả các bộ phận của cơ thể.

Chế độ ăn uống thân thiện với tim

Thực phẩm là nhiên liệu cho tâm hồn và cơ thể của chúng ta. Việc ăn đúng cách có thể giúp bạn tránh xa tới 80% loại bệnh tật. Tuy nhiên, do cơ thể mỗi người khác nhau nên không phải chế độ ăn lành mạnh nào cũng có thể áp dụng. Bạn cần hiểu loại thức ăn mà cơ thể cần để bổ sung, sau đó kết hợp các chế độ ăn giữ cho trái tim khỏe mạnh, tránh xa các bệnh tim mạch.

Ngủ đủ giấc

Khi mọi người quá bận rộn, họ thường xuyên không ngủ đủ giấc. Họ thức trắng đêm, thức dậy sớm để đến trường đại học hoặc đi làm. Sau đó, họ cảm thấy thèm những thực phẩm không lành mạnh để thỏa mãn tâm lý căng thẳng vốn là hậu quả của việc thiếu ngủ. Thiếu ngủ còn khiến họ trở nên lười biếng, không di chuyển. Dần dần, họ tạo cơ hội cho các căn bệnh tới tàn phá cơ thể, trong đó có bệnh tim.

Do đó, để tránh xa bệnh tật và bệnh viện, bạn hãy tuân thủ nghiêm ngặt thời gian ngủ, đảm bảo cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ trước khi khởi động ngày hôm sau.

Không hút thuốc

Khói thuốc xâm nhập vào cơ thể chúng ta, làm hỏng lớp lót của động mạch dẫn đến tích tụ chất béo, xơ vữa động mạch, thu hẹp các động mạch gây ra các cơn đau tim và suy tim. T.huốc l.á chưa bao giờ có lợi cho sức khỏe tim mạch của con người, do đó, các chuyên gia luôn cực lực phản đối việc hút t.huốc l.á.

Không sử dụng đồ uống có cồn

Uống quá nhiều rượu và đồ uống có cồn khiến bạn bị suy gan, suy tim. Mặc dù đã có những nghiên cứu chỉ ra một hàm lượng chất cồn vừa phải sẽ giúp củng cố sức khỏe cơ thể, song, rất ít người cưỡng lại được cám dỗ và dần dần trở nên nghiện rượu và các chất có cồn khác.

Việc lạm dụng chất có cồn, rượu bia chưa bao giờ tốt cho cơ thể, vì vậy các chuyên gia y tế luôn khuyến cáo bạn không sử dụng rượu.

Thường xuyên kiểm tra sức khỏe tim mạch

Một số người tin rằng không cần phải đến bác sĩ cho đến khi cơ thể thực sự có vấn đề. Quan niệm này hoàn toàn sai lầm bởi bạn không có khả năng tự phát hiện bệnh sớm, để rồi khi cơ thể biểu hiện các vấn đề bất thường quá rõ ràng thì bệnh đã ở trong giai đoạn nặng.

Hãy kiểm tra tim, sức khỏe toàn cơ thể thường xuyên, tăng cơ hội điều trị khỏi bệnh.

Theo Boldsky/viettimes

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *