Loại đồ uống “đ.ánh bại” trà sữa và đang “làm mưa làm gió” khắp nẻo đường nhưng tuyệt đối ghi nhớ những lưu ý này khi uống

Vài tháng gần đây, trà sữa đang dần bị “thất sủng”. Thay vào đó dân tình rủ nhau tìm đến loại đồ uống rẻ t.iền và có phần dân dã hơn, đó là trà chanh.

Những ngày này ra đường, không khó để bắt gặp những quán trà chanh mọc san sát nhau, thế nhưng quán nào cũng đông đúc, nhộn nhịp. Qua rồi cái thời cứ rảnh rỗi lại rủ nhau “Trà sữa không?”, dân tình bây giờ đang dành sự ưu tiên đặc biệt cho “ trà chanh kiểu mới” – phiên bản “xịn” hơn các hàng quán trà đá truyền thống.

Có lẽ, nguyên nhân khiến trà chanh được lòng giới trẻ là bởi vì người Việt xưa nay đã ưa chuộng quán xá bình dân vỉa hè, có tính cộng đồng cao. Thêm vào đó, trà chanh có giá thành rất hợp lý, hương vị mang tính giải khát là chính chứ không ngọt lịm, béo ngậy như trà sữa trân châu.

Theo y học, việc thêm chanh vào trà không chỉ làm tăng hương vị mà đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Món đồ uống này có tác dụng thanh lọc cơ thể từ bên trong đồng thời bổ sung năng lượng để bạn chống lại nhiều bệnh tật.

Quán trà chanh gần đây rất đông khách.

1. Thanh lọc cơ thể

Theo Stylecraze, trong quả chanh có chứa các thuộc tính có khả năng thanh lọc cơ thể bằng cách thải hết độc tố gây bệnh và n.hiễm t.rùng. Chúng ta hoàn toàn có thể dùng trà chanh giống như một loại nước uống ngăn ngừa bệnh tật và n.hiễm t.rùng.

2. Điều trị cảm lạnh và cúm

Trà chanh hữu ích trong việc làm giảm các triệu chứng của cảm lạnh và cúm. Khi đang mắc cảm lạnh và cúm, bạn có thể thêm gừng vào cốc trà chanh ấm của mình và uống 3-4 lần/ngày.

Loại nước này sẽ giúp bạn giảm đau họng, tăng cường hệ thống miễn dịch và giữ ấm cơ thể trong suốt mùa đông.

3. Làm sạch m.áu

Trà chanh có tác dụng loại bỏ độc tố trong m.áu, từ đó cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể, làm mới tâm trí và cải thiện tinh thần minh mẫn hơn.

Không những vậy, một cốc nước trà chanh cũng là bài thuốc tuyệt vời để chữa đau đầu, suy nhược, thiếu sức sống và mệt mỏi.

4. Cải thiện sức khoẻ tim mạch

Theo một nghiên cứu về dinh dưỡng học phân tử và thực phẩm, trong trà có chứa các chất bảo vệ bệnh tim mạch. Còn trong trà chanh có chứa flavonoid, có tác dụng làm giảm lipid và ngăn ngừa sự hình thành các cục m.áu đông trong động mạch. Vì vậy, uống trà chanh là một cách tuyệt vời để chống lại bệnh tim.

5. Là chất sát trùng tự nhiên

Chúng ta đều biết chanh là chất khử trùng tự nhiên. Chính vì vậy, trà chanh sở hữu đặc tính chống vi khuẩn và kháng vi rút. Nếu sử dụng thường xuyên, loại nước này sẽ hỗ trợ bạn chữa lành các bệnh n.hiễm t.rùng.

6. Tốt cho hệ tiêu hóa

Axit citric trong chanh hỗ trợ tiêu hóa và làm tan sỏi thận. Chính vì thế, trà chanh có tác dụng loại bỏ độc tố và chất thải trong hệ tiêu hóa để dễ dàng hấp thụ các chất có lợi trong đó.

7. Làm đẹp da

Chúng ta đều nhận thức được lợi ích của vitamin C đối với làn da. Nhờ chứa lượng lớn vitamin C, chanh có đặc tính làm se khít lỗ chân lông, giúp làm giảm mụn trứng cá và các rối loạn da khác. Việc uống trà chanh có thể giúp ngăn chặn mụn trứng cá và các vấn đề khác của da.

8. Chống ung thư

Trà và chanh khi kết hợp với nhau sẽ tăng cường hiệu quả và sự hấp thụ các chất chống oxy hóa. Nhờ thế, trà chanh có tác dụng ngăn ngừa sự phá hủy của các tế bào khỏe mạnh do các gốc tự do, ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, do đó làm giảm khả năng bị ung thư. Hơn nữa, chanh có chứa một hợp chất khác gọi là limonoid giúp chống ung thư ruột kết, vú, phổi và miệng.

Lưu ý quan trọng để an toàn khi uống trà chanh:

Mặc dù trà chanh đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tuy nhiên bạn vẫn cần lưu ý một số điều sau khi uống trà chanh:

– Trà chanh không phù hợp với trẻ nhỏ.

– Tốt nhất phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng.

– Người bị huyết áp cao nên hạn chế uống trà chanh.

– Không nên uống trà chanh khi bị tiêu chảy hoặc hội chứng ruột kích thích. Bạn có thể uống trà đen thay thế.

– Khi đang dùng thuốc, hãy hỏi bác sĩ trước khi uống trà chanh.

Theo Stylecraze/Helino

Chủ quan khi khàn tiếng sẽ suy giảm khả năng nói

Trời thoắt nóng, thoắt lạnh rất hay bị khàn tiếng. Tuy không phải là bệnh trọng nhưng rất khó chịu, bất tiện và mất tự tin khi giao tiếp.

Khàn tiếng có thể là hậu quả của việc thanh quản bị viêm (viêm thanh quản). ảnh minh họa

Trở trời là họng sưng đau, khàn tiếng

Cháu Lê Thị Thư (12 t.uổi ở Hà Nội) rất hay bị đau họng, khàn tiếng, phải gằn giọng để nói rất là mệt. Thư rất sợ những hôm trở trời vì mẹ bắt quàng khăn kín cổ, không cho ăn kem, uống nước đá… thế mà vẫn đau họng, khàn tiếng, thậm chí mất tiếng phải xin nghỉ học, ảnh hưởng đến học tập, sinh hoạt. Đã thế còn phải uống kháng sinh khiến cơ thể mệt mỏi, tâm tính cáu cẳn, thậm chí được bố mẹ quan tâm động viên ăn uống Thư cũng nổi cáu.

T.rẻ e.m khàn tiếng khiến thiếu tự tin khi giao tiếp, ảnh hưởng tới học tập (nhất là những môn học như tập đọc, thuyết trình, ngoại ngữ…) do khả năng dự trữ hơi giảm, hay phải gắng sức khi phát âm. Biểu hiện khàn tiếng ở t.rẻ e.m sau 7-10 ngày, 5% số đó có biểu hiện kéo dài sau 12 tuần được gọi là viêm thanh quản mạn (còn gọi là khàn tiếng tăng động ở trẻ), rất cần có sự hỗ trợ của các chuyên gia về giọng.

Không chỉ t.rẻ e.m, mà người lớn cũng hay bị khàn tiếng, nhất là những quý ông hay nhậu thâu đêm với bia lạnh, nước đá và các thức uống có cồn thì hôm sau rất dễ bị viêm họng, khàn tiếng, mất tiếng. Những người làm nghề phải nói nhiều như ca sĩ, giáo viên, MC, tổng đài viên… mỗi khi viêm họng, khàn tiếng sẽ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, thậm chí cả sự nghiệp nếu xảy ra vào dịp quan trọng.

Nguyên nhân và nguy hiểm khi khàn tiếng lâu ngày

La hét quá mức đều có thể gây chứng khàn tiếng. Ảnh minh họa

Khàn tiếng là hiện tượng thay đổi bất thường trong giọng nói, gây mất khả năng điều khiển giọng nói. Bệnh do viêm nhiễm virus ở đường hô hấp trên gây ra. Triệu chứng là khô, ngứa cổ họng, giọng nói không bình thường, âm phát ra sẽ yếu hơi, trầm và nhỏ.

Trẻ nhỏ thay đổi về giọng nói rất dễ nhận thấy, giọng nói khàn mức độ tăng dần khiến trẻ phải sử dụng các cơ xung quanh thanh quản để hỗ trợ khi nói như các cơ hô hấp, cơ cổ… nên khi nói nhiều sẽ gây ra mỏi, đau vùng cổ… Trường hợp trẻ sứt môi hở hàm ếch sẽ có giọng mũi kín, hoặc mũi hở do không khí không qua được mũi, hoặc qua mũi quá nhiều.

Ở người lớn khàn tiếng có thể xuất hiện khi bị ho nặng lâu ngày, do các viêm nhiễm cấp tính của thanh quản không được điều trị kịp thời và triệt để. Hoặc khi bị viêm họng, viêm đường hô hấp, hay do các yếu tố phổ biến khác làm trầm trọng thêm (như do axit ở dạ dày trào ngược lên họng thanh quản, hút thuốc, uống thức uống chứa cà phê và cồn, dị ứng, hít phải các chất độc hại, ho quá mức…).

Nguyên nhân gây khàn tiếng thì nhiều, nhưng chủ yếu do thói quen uống nước đá khi quá nóng, hay nhậu thâu đêm cùng bạn bè, thói quen nói nhiều, nói to, hát hò… phải sử dụng giọng quá mức so với dây thanh (bộ phận tạo ra âm thanh) khiến dây thanh bị viêm gây khàn tiếng, viêm họng cấp tính (dây thanh bị sưng đỏ), viêm họng mạn tính khiến dây thanh bị phì dày (polyp dây thanh) tiếng giọng nói sẽ bị biến đổi, âm thấp hơn.

Vì khàn tiếng không diễn tiến trầm trọng nên nhiều người chủ quan, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như mất giọng nói, khả năng nói bị suy giảm nghiêm trọng, tiếng nói gián đoạn, người bệnh bị mệt, mất sức, có m.áu trong đờm, có hạch di chuyển ở vùng cổ… triệu chứng càng rõ ràng hơn khi nói to.

Khàn tiếng nhẹ nếu không chữa trị sẽ dẫn tới bị viêm thanh quản, viêm phế quản… Bị khàn tiếng hơn 1 tuần có thể chuyển biến thành mạn tính, polyp dây thanh hình thành, khó khăn cho trị liệu. Nặng hơn sẽ dẫn tới hạt xơ dây thanh, polyp dây thanh, viêm họng… Đặc biệt polyp dây thanh có thể gây mất tiếng, mất giọng nếu không trị liệu ngay, một số trường hợp có thể gây teo cơ dây thanh. Khi đã hình thành polyp, hoặc hạt xơ dây thanh sẽ phải phẫu thuật, rất tốn kém, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tâm lý của người bệnh. Vì vậy các chuyên gia tai mũi họng khuyên khi bị khàn tiếng cần điều trị sớm để tránh ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày.

Xử trí khi khàn tiếng

Khàn tiếng có thể xuất hiện sau khi bị ho nặng và lâu ngày, nếu bị khàn tiếng kéo dài và mãn tính thì có thể do nguyên nhân của căn bệnh đang tiềm ẩn. Vì vậy cần đi khám để xác định sớm và ngăn chặn, tránh nguy hại cho dây thanh âm, hoặc cổ họng.

Nếu khàn tiếng kéo dài quá lâu, ít dấu hiệu thuyên giảm, hoặc khàn giọng kèm theo chảy nước dãi, khó thở thì cần đến gặp bác sĩ chữa trị.

Khi bị khàn tiếng bệnh nhân cần nghỉ ngơi, hạn chế nói nhiều, nói to (nếu buộc phải nói to cần dùng thiết bị khuếch đại âm thanh).

Tạo sự điều hòa giữa phát âm và thở. Xông hơi bằng các loại lá thơm có kháng sinh (như cúc tần, lá chanh, lá bưởi, sả…) hoặc dùng khí dung, bơm thuốc thanh quản hàng ngày.

Cân nhắc phẫu thuật trong các trường hợp đã có tổn thương thực thể tại dây thanh: Viêm dày, hạt xơ, u nang, polyp…

Lưu ý: Với t.rẻ e.m việc khuyên hạn chế nói ở chỗ đông người tuy rất khó khăn, nhưng người chăm sóc trẻ bắt buộc phải làm và thật kiên trì.

Tại bệnh viện các bác sĩ có 3 giai đoạn xử trí:

Điều trị nội khoa sớm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, giữ gìn “sức khỏe” cho giọng bằng chế độ ăn uống, cách thức nói…

Điều trị trong giai đoạn cấp: Các bác sĩ chỉ định dùng kháng sinh toàn thân (thường là nhóm Betalactam); Kháng viêm, giảm phù nề; Súc họng bằng nước SMCAG vì Menthol và nano Ag có thể tác động sâu xuống vùng thanh quản. Tại chỗ vùng thanh quản sẽ nhỏ thuốc trực tiếp vào thanh quản, khí dung, massage thanh quản…

Giai đoạn mạn tính bác sĩ sẽ điều trị tại chỗ thanh quản, kháng viêm kéo dài, điều trị kịp thời các đợt viêm nhiễm cấp tính của mũi họng.

Các bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật trong các trường hợp đã có tổn thương thực thể tại dây thanh: Viêm dày, hạt xơ, u nang, polyp..

Cách phòng ngừa khàn giọng

Hãy điều chỉnh thói quen hằng ngày để bảo vệ dây thanh âm, hạn chế hiện tượng khàn tiếng. Cụ thể cần:

Bỏ hút thuốc và tránh khói t.huốc l.á vì sẽ kích thích dây thanh âm và thanh quản, làm khô cổ họng.

Không nên uống nước lạnh, nước đá, hay khạc nhổ vì gây ảnh hưởng thanh quản.

Hạn chế ăn lạnh, ăn chua cay; Tránh chất có caffeine và rượu vì chúng có thể làm khô thêm cổ họng.

Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài và quàng khăn giữ ấm cổ khi trời lạnh; Rửa tay thường xuyên (do khàn tiếng gây ra bởi một bệnh n.hiễm t.rùng hô hấp do virus nên rửa tay để ngăn lây lan).

Ngoài ra nên uống nhiều nước (lỏng, loãng) để giảm triệu chứng, làm ẩm cổ họng. Ăn nhiều vitamin, hoa quả tươi. Hàng ngày giữ ấm cổ, súc miệng nhiều lần bằng nước trà, nước muối, mật ong – chanh.

Khi bị khàn tiếng cần hạn chế nói chuyện, la hét, hát hò nhiều và lâu… vì sẽ quá sức cho cổ họng, có thể làm tăng áp lực lên dây thanh âm và gây viêm. Nên tắm nước nóng vì hơi nóng giúp mở đường hô hấp, cung cấp độ ẩm. Hoặc nhai kẹo cao su giúp kích thích tiết nước bọt, làm dịu cổ họng. Loại bỏ các chất gây dị ứng từ môi trường vì có thể làm trầm trọng hoặc kích hoạt thêm khàn tiếng.

Không nên tự ý trị liệu khàn tiếng tại nhà, hoặc tự ý uống thuốc tây vì có thể giảm triệu chứng tức thời, nhưng dễ tái phát.

Khàn tiếng ở t.rẻ e.m có một số trường hợp đặc biệt: Dị hình thanh quản, thoát vị thanh quản. Biểu hiện là thay đổi về giọng xuất hiện từ khi mới sinh qua giọng trẻ khi khóc. Bố mẹ phải chú ý để đi khám chuyên khoa tai mũi họng sớm để được điều trị, tránh những nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng trẻ như khó thở thanh quản do bít tắc đường thở (rất hiếm gặp).

Khàn tiếng có thể là hậu quả của thanh quản bị viêm (viêm thanh quản), kéo dài vài ngày. Nhưng nếu bị khàn tiếng kéo dài vài tuần cần đi khám sớm. Nếu biểu hiện này kéo dài trên 12 tuần, cần phải có sự thăm khám của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng chuyên sâu về giọng.

Bài tập về giọng: Khi bị khàn tiếng không nói quá to, không được nói thì thầm, tập thở bụng và tập phát âm theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên về giọng.

PGS.TS Phạm Thị Bích Đào (Bộ môn Tai mũi họng – Đại học Y Hà Nội)

Theo giadinh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *