Người đàn ông phát hiện ung thư dạ dày sớm nhờ những dấu hiện đơn giản này

Thấy mình răng kém, hay bị sâu, người đàn ông đi khám mới ngã ngửa khi được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân là do ung thư dạ dày.

Một nam bệnh nhân 50 t.uổi người Đài Loan vừa ung thư dạ dày giai đoạn đầu nhờ khi khám nha khoa.

Theo bác sĩ cho biết, ông này vốn có t.iền sử mắc bệnh cao huyết áp. Một lần đi khám định kỳ, ông thắc mắc hỏi bác sĩ xem việc răng của ông gần đây bị ố vàng và sâu có phải do tác dụng phụ từ loại thuốc hạ huyết hay không.

Nhờ những chiếc rang sâu mà người đàn ông phát hiện mình bị ung thư dạ dày sớm.

Do bản thân bệnh nhân không thích uống nước ngọt hay chua nên bác sĩ hoài nghi ông mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Tiến hành kiểm tra nội soi thực quản, bác sĩ phát hiện đáy dạ dày của bệnh nhân xuất hiện viêm loét khoảng 3cm, chụp CT dạ dày xác định là ung thư dạ dày giai đoạn đầu.

BS Tường- người khám cho bệnh nhân cho hay: “Triệu chứng thường gặp của bệnh ung thư dạ dày là đau bụng, ợ nóng, khàn giọng. Trường hợp của bệnh nhân là dấu hiệu răng ố vàng và sâu răng, đây được xem là trường hợp hiếm và may mắn khi phát hiện và điều trị sớm”.

Nói về bệnh ung thư dạ dày, PGS. TS. BS Nguyễn Tuyết Mai – Trưởng khoa Nội bướu – Khoa Nội bướu, trung tâm Ung bướu Xạ trị, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, ung thư dạ dày nói riêng và các bệnh ung thư nói chung đều rất khó phát hiện khi còn ở giai đoạn đầu. Việc chẩn đoán bệnh sớm thường nhờ vào công tác sàng lọc ung thư định kỳ.

Ung thư dạ dày có biểu hiện tương đồng với các bệnh lý dạ dày thường gặp, khiến người bệnh dễ nhầm lẫn và chỉ được phát hiện khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối. Biết dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn đầu giúp bạn có thể chẩn đoán bệnh kịp thời, từ đó xây dựng phác đồ điều trị bệnh hiệu quả.

Ở giai đoạn đầu của bệnh ung thư dạ dày, các triệu chứng chưa xuất hiện rõ rệt và hầu hết được phát hiện khi các tế bào ung thư đã lan ra các bộ phận khác trong cơ thể. Trong trường hợp bệnh nhân có t.iền sử mắc các bệnh liên quan đến dạ dày, cần thận trọng kiểm tra bệnh lý định kỳ, tránh tình huống xấu chuyển hóa thành ung thư.

Tuy vậy, người bệnh cần chú ý đi kiểm tra sức khỏe ngay khi phát hiện một số dấu hiệu ung thư dạ dày sau:

Ung thư dạ dày là căn bệnh thường bị phát hiện khi đã muộn.

– Sụt cân: Đây là một trong những triệu chứng cơ bản khi mắc bệnh ung thư dạ dày. Tình trạng sụt cân xảy ra nhanh chóng khi bệnh bước sang giai đoạn tiến triển, thậm chí có thể giảm đến 15% trọng lượng cơ thể chỉ trong vòng 3 tháng.

– Đau bụng: Bắt đầu với những cơn đau từng đợt, tuy nhiên, tình trạng đau bụng sẽ càng trở nên trầm trọng khi người bệnh bước sang những giai đoạn sau của bệnh ung thư dạ dày, thậm chí dùng thuốc cũng không thuyên giảm.

– Chán ăn: Triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư dạ dày, đi kèm với nó là hiện tượng khó nuốt, cảm giác thức ăn luôn bị tắc nghẽn ở cổ họng.

– Đầy bụng sau khi ăn: Người bệnh thường có cảm giác đầy bụng, khó chịu và buồn nôn sau khi ăn.

– Nôn ra m.áu: Khi xuất hiện hiện tượng nôn ra m.áu thường xuyên, chúng ta cũng cần phải suy xét về khả năng mắc bệnh ung thư dạ dày.

– Đi ngoài phân đen: Hầu hết triệu chứng này sẽ xuất hiện ở những người mặc bệnh viêm loét dạ dày như một dấu hiệu nhận biết bệnh có thể đã chuyển hóa thành ung thư.

Để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này, mọi người cần chú ý giữ gìn sinh hoạt lành mạnh như: Không hút thuốc, uống rượu, hạn chế ăn mặn và đồ chiên/nướng/hun khói… Những người có t.iền sử bệnh dạ dày hay gia đình có người bị ung thư dạ dày cần đi khám sàng lọc định kì để kịp thời theo dõi.

Minh Khôi

Theo ĐSPL

4 dấu hiệu sau khi ăn cảnh báo ung thư dạ dày sớm

Nếu có 4 dấu hiệu này sau bữa ăn, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe, giúp phát hiện sớm căn bệnh ung thư dạ dày.

Trên thế giới, cứ mỗi phút sẽ có 1 người được chuẩn đoán mắc ung thư dạ dày. Chưa đầy 2 phút, sẽ có một bệnh nhân mắc ung thư dạ dày qua đời. Trong quá trình sống, dạ dày của chúng ta phải thường xuyên làm việc, cũng vì vậy mà tỉ lệ con người mắc phải các bệnh về dạ dày ngày càng cao.

Ung thư dạ dày dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý dạ dày thông thường khác, do đó bệnh nhân thường được phát hiện khi đã ở giai đoạn giữa và cuối.

Dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp 4 dấu hiệu thường xảy ra sau bữa ăn, báo hiệu bạn đang mắc các bệnh liên quan tới dạ dày, trong đó có ung thư dạ dày. Nếu cơ thể phát ra những tín hiệu này, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe sớm:

1. Bị ợ nóng (Hiện tượng axit trào ngược)

Sau bữa ăn thường xuyên bị ợ nóng có thể là triệu chứng ung thư đồng thời cũng làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này. Hãy cảnh giác khi hiện tượng axit dạ dày tăng cao kèm cảm giác khó chịu nơi cổ họng. Ợ nóng thường biểu hiện kèm cảm giác rát họng, đau ngực và là dấu hiệu đặc trưng khi dạ dày không khỏe, vì vậy bạn nên đến tìm bác sĩ để hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của chính mình.

2. Chướng bụng, căng cơ sau khi ăn

Hiện tượng đầy hơi, chướng bụng xảy đến thường xuyên sau các bữa ăn mặc dù bạn chưa hoàn toàn cảm thấy no hay chỉ mới ăn một lượng thức ăn vừa phải, hãy cảnh giác với nguy cơ bị các bệnh về dạ dày.

Đây cũng là một trong những dấu hiệu của viêm loét dạ dàu hoặc ung thư dạ dày giai đoạn đầu. Khi mắc bệnh thường có cảm giác đau tức, trướng bụng và buồn nôn sau khi ăn.

3. Đau bụng thường xuyên

Sau bữa ăn, các cơn đau bụng thường xảy ra ở vùng thượng vị – khu vực nằm ở giữa ngay dưới đáy xương sườn. Đặc biệt đối với người cao t.uổi thường bị đau bụng sau những bữa ăn, tốt nhất nên kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt.

4. Đi ngoài (tiêu chảy)

Một trong những dấu hiệu của ung thư dạ dày, đại tràng phải lưu ý chính là hiện tượng tiêu chảy, và màu sắc phân thay đổi. Bởi khi tế bào ung thư phát triển, có thể gây tổn thương đường tiêu hóa, gây khó tiêu và tiêu chảy kéo dài.

Ung thư dạ dày là một căn bệnh đáng sợ và khó điều trị, sàng lọc. Để phòng tránh và giữ sức khỏe tốt các chuyên gia khuyên bạn hãy tập những thói quen sau đây:

1. Tránh ăn/uống đồ nóng

Nghiên cứu từ Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế, một tổ chức của WHO cho thấy, thường xuyên ăn đồ cay nóng, thậm chí thường xuyên uống nước nóng trên 65 độ C cũng làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Thường xuyên chỉ uống nước nóng, thực quản sẽ bị tổn thương và mất nhiều thời gian tái tạo lại, các tế bào “dị hình” bất thường sẽ tăng lên, làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, ung thư thực quản.

2. Không uống rượu bia

Uống rượu và đồ uống có cồn có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày lên tới 82%. Rượu sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, thúc đẩy các tế bào niêm mạc thay đổi, gây viêm dạ dày.

Thường xuyên rượu bia cũng có thể dẫn đến giảm độ axit dạ dày trong cơ thể, cho phép vi khuẩn có cơ hội đẩy nhanh quá trình sinh sản và thúc đẩy quá trình tổng hợp nitrosamine gây ung thư, từ đó gây ung thư dạ dày.

Đồ uống có cồn là chất gây ung thư, và rượu là dung môi gây thúc đẩy sự hấp thụ chất gây ung thư và làm tăng khả năng ung thư.

3. Uống nhiều nước

Nước ấm 35C ~ 40C là nhiệt độ thích hợp nhất cho đường tiêu hóa.

Sau khi thức dậy, chỉ cần đ.ánh thức dạ dày bằng cách uống một cốc nước ấm ấm nhỏ, nhiệt độ tương đương với nhiệt độ cơ thể bình thường, điều này giúp đầy của bạn chuẩn bị cho một ngày làm việc vất vả, đồng thời đóng vai trò làm ấm dạ dày và nuôi dưỡng dạ dày.

4. Không bỏ bữa sáng

Bữa sáng vô cùng quan trọng đối với dạ dày của chúng ta. Bởi sau một đêm tiêu hóa và hấp thu, vào buổi sáng có rất nhiều axit dạ dày trong dạ dày của bạn. Nhiệm vụ của bữa sáng lúc này là trung hòa môi trường axit và cung cấp năng lượng cho ngày dài phía trước.

5. Nhai kỹ khi ăn

Khi ăn, bạn nên nhai kĩ no lâu và không nuốt chửng. Nhai chậm để thức ăn và enzim trong nước bọt hòa trộn với nhau, giúp tiêu hóa và làm mềm thức ăn, giảm gánh nặng trực tiếp lên dạ dày.

An An (Dịch theo QQ)

Theo vietnamnet

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *