Đối với mỗi bạn nữ, ai cũng mong muốn có một mái tóc dày và đẹp, tuy nhiên, lại chẳng ai muốn có lông, râu dưới cằm cả. Vậy nguyên nhân là do đâu và cách khắc phục như thế nào?
Hiện tượng mọc lông cằm (hay râu) là điều khiến bất kì cô gái nào cũng cảm thấy rất khó coi và khiến bạn cảm thấy xấu hổ, nhưng phần lớn tất cả chúng ta đều sẽ thấy nó ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, lông ở cằm đôi khi có thể có lại là một số vấn đề nào đó liên quan đến sức khỏe của bạn được thể hiện trên khuôn mặt.
Con gái mọc râu cằm là điều bình thường?
Nếu bạn có một sợi lông cứng ở phía dưới cằm thì đừng lo, bởi có rất nhiều người cũng gặp tình trạng tương tự!
Theo bác sĩ Dendy Engelman, chuyên khoa da liễu ở New York, một vài sợi lông mọc phía dưới cằm của nữ giới là điều hoàn toàn bình thường, vì thế bạn không cần quá lo lắng về chúng. Tuy nhiên, nếu bạn có nhiều quá nhiều lông dưới cằm, chúng có thể được gọi là “râu”.
Theo Phòng khám Mayo, râu là một tình trạng phụ nữ mọc lông cứng sẫm màu ở những nơi không điển hình. Nó không gây nguy hiểm tới sức khỏe, nhưng có thể biểu thị rằng cơ thể bạn đang cố gắng nói với bạn về một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn lớn hơn.
Dưới đây là 7 nguyên nhân gây ra tình trạng mọc râu dưới cằm ở nữ giới.
Nguyên nhân thứ nhất: Di truyền
Bác sĩ Hadley King chia sẻ trên Tạp chí Sức khỏe Phụ nữ: lông cằm là kết quả từ sự kết hợp của yếu tố di truyền và hooc-môn.
Nếu thấy rằng bà ngoại hoặc mẹ của bạn có lông dưới cằm, điều tương tự có thể xảy ra với bạn vào cùng độ t.uổi mà họ mọc lông dưới cằm.
Nguyên nhân thứ hai: Sự mất cân bằng hooc-môn
Khi cơ thể bạn có những biểu hiện lạ, câu trả lời thường đến từ các hooc-môn. Hiện tượng mọc lông ở cằm cũng không ngoại lệ. Đó là do sự dư thừa hooc-môn giới tính ở giới nữ, được gọi là androgens .
Bình thường ở mỗi ngưởi trong chúng ta đều có cả hooc-môn nữ và nam, nhưng đôi khi sự mất cân bằng có thể khiến cho lông mọc ở những nơi mà thường chỉ có ở nam giới.
Nguyên nhân thứ ba: Độ t.uổi
Sự cân bằng hooc-môn trong cơ thể chúng ta thay đổi trong suốt vòng đời. Đến thời kỳ mãn kinh, phụ nữ bắt đầu sản sinh ít estrogen hơn. Nếu lông cằm bắt đầu xuất hiện trong giai đoạn này của cuộc đời, đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang trải qua sự thay đổi lớn.
Ở thời điểm này, bạn có thể không tác động để tự cơ thể ổn định theo thời gian hoặc thực hiện những biện pháp hỗ trợ để quá trình thay đổi này diễn ra một cách êm xuôi.
Nguyên nhân thứ tư: Hội chứng buồng trứng đa nang
Nếu như t.uổi tác không giải thích được cho sự xuất hiện của lông cằm thì rất có thể bạn đang mắc Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
PCOS có thể tác động sâu sắc đến sức khỏe sinh sản và hooc-môn của bạn. Những triệu chứng bị gây ra bởi PCOS bao gồm chu kỳ k.inh n.guyệt không đều, khó giảm cân, vô sinh hoặc thậm chí là u nang buồng trứng.
Mọc lông, râu cằm cũng là một biểu hiện khác của hội chứng này, vì thế phụ nữ mắc PCOS sẽ lông mọc nhiều hơn ở cằm và xương hàm. Lúc này bạn cần đến gặp bác sĩ.
Nguyên nhân thứ năm: Hội chứng Cushing
Sự xuất hiện của lông cằm còn có thể là dấu hiệu của Hội chứng Cushing, theo Tổ chức các Bệnh về tuyến thượng thận Quốc gia Mỹ. Nó được gây ra bởi sự tiếp xúc quá nhiều với hooc-môn chống stress (cortisol) do tuyến thượng thận của bạn đang tự sản xuất quá nhiều cortisol dưới ảnh hưởng của một số loại thuốc viêm khớp hoặc hen suyễn.
Hiện tượng mọc lông ở cằm chỉ là một biểu hiện của Hội chứng Cushing, với các biểu hiện khác như các vết rạn da, tăng cân và trong một số trường hợp, nó gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2.
Nguyên nhân thứ sáu: Bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh
Một số lông cằm là do tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh, một tình trạng thường được chẩn đoán khi sinh. Theo Medline Plus, khuyết tật bẩm sinh này xảy ra ở khoảng một trong 15.000 t.rẻ e.m.
Những người này đang thiếu một loại enzyme thiết yếu tiết ra hooc-môn từ tuyến thượng thận của họ. Do đó, cơ thể sản sinh ra nhiều nội tiết tố nam, điều này kích hoạt sự phát triển của lông cằm.
Nguyên nhân thứ bảy: Mang thai hoặc ngừa thai
Một trong những sự thay đổi hooc-môn lớn nhất ở cơ thể phụ nữ có thể là trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, một vài dấu hiệu bất thường hoặc sự xuất hiện của lông cằm chưa hẳn là biểu hiện mang thai.
Tương tự, phụ nữ sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết tố có thể trải qua sự phát triển bất thường do sự thay đổi mà cơ thể họ đang trải qua. Những thay đổi nội tiết tố này thường là tạm thời, và lông cằm thừa sẽ biến mất khi cơ thể bạn cân bằng lại.
Làm cách nào để loại bỏ lông cằm?
Đối với nhiều phụ nữ, lông cằm có thể là dấu hiệu chẩn đoán tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là họ muốn chúng xuất hiện trên gương mặt của mình.
Cách đơn giản nhất để loại bỏ lông cằm là nhổ nó đi, tẩy trắng hoặc waxing. Bạn cũng có thể dùng giải pháp triệt lông bằng laser theo chu kỳ, hoặc đối với một số người rơi vào tình trạng rối loạn nội tiết tố, lời khuyên là hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm cách cân bằng nội tiết tố.
Đôi khi, một sợi lông cứng là cách tốt nhất để cảnh báo bạn về một vấn đề nguy hiểm.
Nguồn: Little Things/Helino
Thụ tinh trong ống nghiệm miễn phí cho 60 cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn
60 cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn đủ điều kiện sẽ được thụ tinh trong ống nghiệm miễn phí trong chương trình “Ươm mầm hạnh phúc” (lần 6) do Bệnh viện Mỹ Đức (TP.HCM) thực hiện.
Bác sĩ thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm – BVCC
Hôm nay (29.10), Bệnh viện Mỹ Đức thông tin khởi động chương trình “Ươm mầm hạnh phúc” lần 6. Năm nay, sẽ có 60 cặp vợ chồng (so với năm trước là 44 cặp) được bệnh viện thụ tinh trong ống nghiệm miễn phí. Đây là chương trình làm thụ tinh trong ống nghiệm miễn phí dành cho các trường hợp có chỉ định thụ tinh trong ống nghiệm nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn nên chưa thực hiện được.
Điều kiện cơ bản các cặp vợ chồng đăng ký tham gia là chưa có con chung, chưa được điều trị hoặc thất bại một chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm, không mắc bệnh lây truyền qua đường t.ình d.ục.
Ngoài ra, người vợ phải dưới 37 t.uổi, không có tổn thương buồng trứng, không có buồng trứng đa nang, kết quả siêu âm nhũ bình thường, vòi trứng không ứ dịch, tử cung không bất thường. Người chồng phải có trên 1 triệu t.inh t.rùng di động trong t.inh d.ịch.
Các cặp vợ chồng tham gia được duyệt hồ sơ sẽ được miễn phí toàn bộ chi phí liên quan đến thụ tinh trong ống nghiệm (bao gồm: thuốc kích thích buồng trứng, thuốc chuẩn bị niêm mạc tử cung, thuốc hỗ trợ hoàng thể, chi phí chọc hút trứng, tạo phôi-nuôi cấy phôi, trữ lạnh phôi, chuyển phôi đông lạnh).
Bệnh viện không tài trợ chi phí ăn ở, đi lại, chi phí khám, xét nghiệm trước khi chính thức được nhận vào chương trình, tái khám ngoài lịch hẹn…
Chương trình “Ươm mầm hạnh phúc” lần 5 (năm 2018-2019) có 44 cặp vợ chồng được hỗ trợ. Trong đó, 2 trường hợp đã sinh em bé, 2 cặp vợ chồng mang thai tự nhiên trong thời gian chờ điều trị. Tỉ lệ có thai sau thụ tinh trong ống nghiệm của chương trình lần 5 là hơn 76%. Tổng kinh phí thực hiện hơn 4,1 tỉ đồng từ sự đóng góp của của nhân viên bệnh viện và các đối tác.
“Ươm mầm hạnh phúc” là chương trình được khởi xướng từ cuối năm 2014 từ ý tưởng của Thầy thuốc Nhân dân – bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, nguyên Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM), người tiên phong trong kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm của Việt Nam. Đến nay, qua 5 mùa, chương trình đã đồng hành với hơn 160 cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn khắp cả nước, với nhiều em bé được chào đời.
Thời gian nộp hồ sơ “Ươm mầm hạnh phúc” lần 6 từ ngày 18.11 đến 23.11.
Theo Thanh niên