Động kinh và cách xử trí

Người bị chứng động kinh khi có ít nhất từ hai cơn động kinh trở lên, nếu chỉ có một cơn duy nhất thì chưa gọi là động kinh.

Ảnh minh họa

Bác sĩ Lê Văn Tuấn, Khoa Thần Kinh, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cho biết cơn động kinh được định nghĩa là tình trạng bệnh lý của não, đặc trưng bởi sự phóng lực quá mức, đồng bộ và nhất thời của một nhóm các neuron trong não, biểu hiện bằng các triệu chứng tương ứng với vùng não bị kích thích.

Chứng động kinh được biểu hiện bởi các cơn động kinh tái phát. Thông thường, một người được chẩn đoán là động kinh khi có ít nhất từ hai cơn động kinh trở lên, nếu họ chỉ có một cơn duy nhất thì chưa thể gọi là động kinh.

Động kinh có thể xảy ra ở mọi lứa t.uổi, chiếm tỷ lệ khoảng 1% dân số. Khoảng 50% những trường hợp động kinh mới xảy ra ở trẻ nhỏ và thiếu niên, với tỷ lệ cao nhất trong vài tháng đầu sau sinh. Nhiều người bị động kinh ở t.uổi nhỏ và thiếu niên, sau đó các cơn động kinh có thể giảm khi họ đến t.uổi trưởng thành. Tỷ lệ động kinh cũng tăng ở người lớn t.uổi.

Một số nguyên nhân khác có thể gây ra các cơn động kinh như sốt cao co giật ở trẻ nhỏ, bệnh nhân ngưng một số thuốc đang dùng, ngộ độc, phản ứng dị ứng, n.hiễm t.rùng, rối loạn điện giải, hạ đường huyết… Những nguyên nhân này chỉ nhất thời và không được xem là động kinh. Một số bệnh lý như tai biến mạch m.áu não hay đau nửa đầu có thể nhầm lẫn với động kinh do các triệu chứng tương tự như tê, yếu nửa người, các triệu chứng thị giác như nhìn mờ, mù tạm thời…

Bác sĩ Tuấn cho biết, tùy vào loại động kinh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bệnh nhân. Do đó, quan trọng nhất là phải phân biệt được cơn động kinh thuộc loại nào.

Các cơn động kinh cục bộ: Xảy ra khi có quá nhiều hoạt động điện khu trú ở một vùng trong não.

Cơn động kinh cục bộ đơn giản: Người bệnh có thể có cảm giác lạ, khó mô tả hay bất thường như co giật một phần của cơ thể, thị giác hay khứu giác, cảm giác lo lắng sợ sệt, khó chịu ở vùng dạ dày, chóng mặt.

Cơn động kinh cục bộ phức tạp: Người bệnh không biết được cơn động kinh đang xảy ra, trông họ lú lẫn, có thể có các hành vi vô nghĩa như đi qua đi lại, xoay đầu, xoa tay… Họ không thể nhớ được các hành vi này sau cơn động kinh.

Các cơn động kinh toàn thể: Xảy ra khi hoạt động điện trong não quá nhiều ảnh hưởng đến toàn bộ não. Có hai dạng cơn toàn thể thường gặp nhất là cơn vắng ý thức và cơn co cứng – co giật toàn thể.

Cơn vắng ý thức: Người bệnh nhìn chằm chằm, mắt có thể đảo lên trên biểu hiện bởi tình trạng mất ý thức trong khoảng 5 – 15 giây. Khi cơn động kinh chấm dứt thì người bệnh không còn nhớ những gì đã xảy ra. Cơn vắng ý thức thường xảy ra ở t.rẻ e.m và biến mất ở t.uổi thiếu niên. Tình trạng này hiếm khi gặp ở người lớn.

Cơn co cứng – co giật toàn thể: Người bệnh thường phát ra tiếng kêu ngắn, mất ý thức và ngã xuống sàn (tiếng kêu này không phải do đau). Các cơ sẽ co cứng và tay chân sẽ co giật. Người bệnh có thể đái dầm.

Sau cơn động kinh, người bệnh có thể tỉnh lại ngay hoặc có thể cảm thấy mệt mỏi, lú lẫn hay rối loạn định hướng, kéo dài trong vài phút, vài giờ hoặc thậm chí vài ngày, người bệnh mới từ từ tỉnh lại.

Nếu cơn động kinh kéo dài hơn 5 phút hay có nhiều cơn động kinh liên tiếp và người bệnh không hồi phục đầy đủ giữa các cơn động kinh thì đây là một tình huống cấp cứu, cần được xử trí ngay nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng hoặc để lại di chứng lâu dài.

Khoảng 60% các trường hợp không biết được nguyên nhân của động kinh mặc dù người bệnh đã xét nghiệm, chụp hình não (chụp cắt lớp hay chụp cộng hưởng từ). Những trường hợp này được gọi là động kinh vô căn. Các trường hợp còn lại có thể do các nguyên nhân cụ thể như tổn thương não của thai nhi, chấn thương lúc sinh (do thiếu oxygen), ngộ độc, n.hiễm t.rùng hệ thần kinh trung ương, chấn thương đầu, u não, tai biến mạch m.áu não… Đa số động kinh không có tính di truyền. Tuy nhiên, một số người bệnh bị động kinh có khuynh hướng di truyền.

Bác sĩ Nguyễn Trần Nam, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, cho biết khi xử trí người bệnh động kinh phải giữ bình tĩnh, để người bệnh tránh xa lửa, vật nhọn, hay chỗ dễ té để tránh chấn thương. Ghi lại khoảng thời gian bị co giật. Khi hết co giật, để người bệnh nằm nghiêng một bên nhằm tránh nguy cơ tắc đường thở do dị vật như răng giả, đàm nhớt, chất ói từ dạ dày. Sau cơn co giật người bệnh thường mất ý thức, cần ở cạnh người bệnh cho đến khi họ tỉnh hẳn. Không nên để bất cứ vật gì như khăn, muỗng, vắt chanh… vào miệng người bệnh. Không giữ c.hặt n.gười bệnh khi họ đang co giật.

Người bị động kinh có thể gặp một số vấn đề về tâm lý và xã hội. Họ thường được chăm sóc quá kỹ hay bị những hạn chế không cần thiết trong sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, họ còn có thể còn gặp một số vấn đề cá nhân khác như sự giận dữ, chán nản và trầm cảm. Tuy nhiên, nếu được chăm sóc và điều trị tốt, nhiều người bệnh vẫn có thể có cuộc sống, sinh hoạt và công việc như bình thường.

Theo VNE

Động kinh bất ngờ phải làm sao?

Tai nạn thương tích trong bệnh động kinh có thể xảy ra bất cứ khi nào, ở đâu. Bệnh vô cùng nguy hiểm khi bệnh nhân lên cơn động kinh lúc đang lái xe, lao động trên cao, đặc biệt tại ao hồ, sông suối…

Nên mặc áo phao cho bệnh nhân động kinh để phòng tránh lên cơn co giật dưới nước – Ảnh: NHẬT LINH

Bệnh khá phổ biến trong cộng đồng, song biện pháp sơ cấp cứu đúng cách không được nhiều người biết.

Coi chừng khi tắm ao, hồ

Anh N.V.M.K. (ngụ tỉnh An Giang) cho biết gần đây nơi anh sống xảy ra một vụ tai nạn rất thương tâm. Đó là một b.é g.ái 6 t.uổi, bị động kinh khi em đang bơi và không ai biết, đến khi mẹ em phát hiện mới tá hỏa truy hô. Lúc đưa lên bờ thì em đã t.ử v.ong.

Tương tự, anh C.L. (30 t.uổi) cũng mắc bệnh động kinh từ nhỏ. Anh L. đang tắm dưới bến rạch thì lên cơn động kinh, không ai phát hiện và anh L. t.ử v.ong.

“Sự nguy hiểm của bệnh động kinh không phân biệt người lớn hay trẻ nhỏ. Thiết nghĩ các bệnh nhân cần được người nhà và xã hội quan tâm hơn. Bà con dưới quê hay đồng nhất động kinh với bệnh tâm thần, bệnh điên. Thái độ kỳ thị khiến người bệnh tự ti, mặc cảm, khó hòa nhập với cuộc sống. Người có bệnh cũng giấu t.iền sử bệnh…” – anh K. trăn trở.

Phòng ngừa bằng cách kiểm soát

ThS Nguyễn Duy Khải – trưởng khoa ngoại thần kinh Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM – cho biết động kinh là biểu hiện lâm sàng gây ra do sự phóng điện bất thường, kịch phát, quá mức và đồng thì của một nhóm tế bào thần kinh não.

Cơn động kinh thường xảy ra cấp tính, đột ngột, tức thời liên quan đến vùng não phát điện bất thường với nhiều biểu hiện khác nhau về vận động, cảm giác, biến đổi ý thức, hành vi, tâm thần, triệu chứng tự động, giác quan…

“Bệnh động kinh là tình trạng bị nhiều cơn động kinh, ít nhất là hai cơn. Bệnh là biểu hiện một bệnh lý mãn tính, có thể tiến triển hoặc không, thường có tính định hình, xu hướng chu kỳ và lan tỏa” – BS Khải giải thích.

Về nguyên nhân gây động kinh, BS Khải cho hay đó là sự bất thường cấu trúc (bẩm sinh, sau chấn thương đầu, tổn thương não chu sinh…), bất thường chuyển hóa gen, n.hiễm t.rùng hệ thần kinh trung ương và viêm não.

Hầu hết các nguyên nhân này đều không phòng ngừa được. Hiện tại, chúng ta hầu như chỉ có thể kiểm soát cơn co giật bằng một số phương pháp chứ không phòng ngừa được bệnh động kinh.

Những phương pháp điều trị động kinh hiện nay bao gồm: thuốc động kinh, chế độ ăn keton (ăn ít carbohydrate và nhiều chất béo có lợi cho cơ thể), kích thích dây thần kinh phế vị, phẫu thuật động kinh (cắt nguồn sinh động và ngắt liên kết), kích thích não sâu…

Trong đó, thuốc chống động kinh là phương pháp điều trị động kinh phổ biến nhất, chúng làm giảm cơn co giật bằng cách kiểm soát các hoạt động điện trong não – nguyên nhân gây ra cơn co giật. Hơn 70% bệnh nhân động kinh có thể kiểm soát hoàn toàn bệnh bằng phương pháp này.

Một số bệnh nhân không kiểm soát được cơn co giật bằng thuốc chống động kinh, họ cần thêm một số phương pháp khác.

Xử trí bệnh nhân lên cơn co giật:

BS Khải cho biết việc xử lý ban đầu bệnh nhân co giật rất quan trọng, đặc biệt là ở bệnh nhân co cứng – co giật toàn thể.

Hạn chế số người quây quanh bệnh nhân. Loại bỏ những vật có thể gây nguy hiểm cạnh bệnh nhân, đặc biệt là đồ sắc nhọn.

Không cần cố giữ không cho bệnh nhân co giật.

Đặt bệnh nhân nằm nghiêng để giúp đường thở bệnh nhân được thông thoáng.

Để ý thời gian kéo dài cơn co giật.

Hạn chế chơi môn thể thao dưới nước

Người mắc bệnh động kinh khi bơi, tốt nhất nên cho bệnh nhân mặc áo phao và nên có một người đồng hành bên cạnh – người có thể giúp đỡ khi bệnh nhân lên cơn co giật.

Nếu không may bệnh nhân lên cơn co giật khi đang bơi, người hỗ trợ nên đỡ đầu bệnh nhân lên trên mặt nước rồi nhẹ nhàng kéo lên bờ và chờ đến hết cơn co giật. Sau đó nhanh chóng đưa bệnh nhân vào cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.

“Bệnh nhân chỉ nên bơi ở nơi không có dòng nước xoáy, ví dụ như hồ bơi. Đặc biệt nên nhớ là dù cơn động kinh đã ổn nhưng nguy cơ giật vẫn còn và bất cứ khi nào bạn chơi các môn thể thao dưới nước đều tiềm ẩn nguy cơ co giật dẫn đến ngạt nước” – BS Khải lưu ý.

Theo tuoitre

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *