Hai người ở Trung Quốc bị chẩn đoán mắc bệnh dịch hạch, căn bệnh gắn liền với thảm họa “Cái c.hết Đen” trong lịch sử châu Âu, cướp đi sinh mạng của hàng trăm triệu người.
Dịch hạch là bệnh do vi khuẩn Yersinia pestis gây ra và thường xuất hiện ở ba thể: thể hạch, thể m.áu và thể phổi. Dịch hạch thể hạch có lẽ được biết đến nhiều hơn cả vì là nguyên nhân của những trận đại dịch lớn nhất lịch sử, bao gồm “Cái c.hết Đen” khiến châu Âu mất đi khoảng 60% dân số vào thế kỷ XIV.
Hai ca mới đang được điều trị tại một bệnh viện ở Bắc Kinh là dịch hạch thể phổi, được cho là nghiêm trọng hơn cả dịch hạch thể hạch, theo Guardian.
Việc phát hiện 2 ca bệnh gợi nhớ tới thảm họa “Cái c.hết Đen” đang gây lo lắng và tranh luận trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc.
“Tôi chỉ muốn biết hai bệnh nhân đó đã tới Bắc Kinh bằng đường nào?”, một tài khoản Weibo viết. “Họ đi bằng tàu, máy bay hay tự lái xe”.
“Năm con gà thì có dịch cúm gia cầm, năm lợn thì gặp dịch tả lợn châu Phi”, một người khác ngao ngán. “Năm tới là năm chuột, dịch hạch đang tới rồi…”.
Đây không phải là lần đầu tiên trong lịch sử gần đây Trung Quốc chứng kiến sự xuất hiện của dịch hạch. Năm 2014, thành phố Yumen bị phong tỏa và 151 người bị cách ly sau khi một người đàn ông c.hết vì căn bệnh này.
Vi khuẩn Yersinia pestis gây ra dịch hạch. Ảnh: AP.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), dịch hạch thường bị lây cho những người tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh hoặc với người bị cắn bởi bọ chét cư trú trên động vật nhiễm bệnh. Tuy nhiên, dịch hạch thể phổi có thể lây qua đường hô hấp khi người nhiễm bệnh ho. Dịch hạch thể phổi có nguy cơ lây nhiễm cao và thường gây c.hết người nếu không điều trị nhanh chóng bằng kháng sinh.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói cơ quan này được biết những người có liên hệ gần gũi với hai bệnh nhân ở Trung Quốc đang được theo dõi và kiểm soát.
“Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đang tiến hành các nỗ lực để khống chế và điều trị các ca bệnh cũng như tăng cường giám sát”, Fabio Scano, đại diện WHO Trung Quốc, cho hay.
Theo WHO, dịch hạch vẫn xuất hiện ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ trong thời gian gần đây, chủ yếu tại các vùng sâu, vùng xa. Báo cáo của cơ quan này cho biết có 3.248 ca mắc bệnh và 584 trường hợp t.ử v.ong được ghi nhận trên toàn thế giới từ năm 2010 đến năm 2015.
Năm 2015, đại dịch dịch hạnh xảy ra ở Madagascar, với 2.348 ca mắc bệnh và 202 người c.hết, trong đó 1.791 ca là dịch hạch thể phổi.
Tại Mỹ, dịch hạch vẫn xuất hiện tại các vùng hẻo lánh bao gồm bắc Arizona, nam Colorado và nam Oregon, đa số là dịch hạch thể hạch. Năm 2014, 16 ca mắc bệnh và 4 người c.hết được ghi nhận.
Theo Zing
Cẩn trọng khi dùng chuột làm thức ăn
Thịt chuột được xem là đặc sản của nhiều vùng miền, tuy nhiên món ăn này vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh cho con người.
Từ lâu, thịt chuột được xem là đặc sản của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Vào những mùa lúa chín, hoặc mùa nước lên, xuôi về miền Tây chúng ta dễ dàng bắt gặp cảnh người dân săn bắt chuột đồng để thực phẩm.
Tuy nhiên, theo các tài liệu y học, chuột lại là động vật mang nhiều mầm bệnh cho con người. Trong nước tiểu, thận cũng như các phủ tạng khác của chuột chứa nhiều mầm bệnh nguy hiểm như dịch hạch, phó thương hàn, viêm cầu khuẩn, lao… Trong đó, nguy hiểm nhất là virus dịch hạch.
Thịt chuột tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh nếu sử dụng chủng loại và không được chế biến đảm bảo. Ảnh: Internet
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học & Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh ăn thịt chuột có thể bị nhiễm dịch hạch. Song nếu chuột mang vi khuẩn gây bệnh dịch hạch, người làm thịt có thể bị lây nhiễm qua vết thương trên da trong quá trình tiếp xúc, làm thịt chuột. Do đó, chúng ta không nên chủ quan, xem thường.
Vị chuyên gia cũng cho hay, về bản chất thịt chuột có thể ăn được và dinh dưỡng có trong thịt chuột cũng không hề thua kém thịt gà, vịt, lợn… Chính vì thế chuột trở thành món ăn đặc sản ở nhiều nước.
Tuy nhiên, môi trường sinh sống của chuột thời gian gần đây cũng bị ô nhiễm nặng như nhiễm thuốc bảo vệ thực vật từ những cánh đồng lúa, hoặc bị đ.ánh bả độc.. Khi con người ăn phải những loại chuột trên, chất động sẽ tích tụ dần trong cơ thể và gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh chia sẻ, hiện có hai nguyên nhân dẫn đến ngộ độc do ăn phải thịt chuột. Thứ nhất là ăn phải chuột cống và thứ hai là ăn phải chuột chứa mầm bệnh.
“Chuột cống vốn sống ở những nơi bẩn thỉu, nhiễm nhiều vi khuẩn, virus và ăn những thức ăn dư thừa nên cơ thể chúng mang nhiều vi khuẩn, virus có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nếu người ăn phải thịt chuột cống rất dễ dẫn tới bị ngộ độc. Không chỉ thế, với chuột đồng, nếu ăn phải chuột bị đ.ánh bả hoặc bản thân chuột đã bị bệnh cũng gây nguy hiểm khi ăn”, PGS Thịnh nhấn mạnh.
Do đó, khi sử dụng chuột làm thức ăn, vị chuyên gia khuyến cáo, người tiêu dùng nên cẩn trọng trong việc lựa chọn loài, và chế biến chúng. PGS Thịnh cho hay, chúng ta chỉ nên sử dụng chuột đồng khỏe mạnh để làm thức ăn. Hạn chế mua chuột làm sẵn vì khó xác định được chất lượng và chủng loại của món ăn này. Ngoài ra trong quá trình chế biến, chỉ nên sử dụng phần thịt, loại bỏ đầu và nội tạng của chúng, để đảm bảo an toàn cho món ăn.
Theo plo.vn