Thử nghiệm thành công thuốc điều trị tiểu đường dạng uống

Công ty dược phẩm Oramed của Israel ngày 12/11 thông báo thử nghiệm thành công thuốc ORMD-0801 trị bệnh tiểu đường viên con nhộng.

Ảnh minh họa

Với thành quả này, ORMD-0801 hứa hẹn sẽ trở thành thuốc chữa tiểu đường dạng uống đầu tiên được bán ra thị trường, giúp cho việc điều trị căn bệnh này trở nên thuận tiện hơn so với việc sử dụng thuốc tiêm như hiện nay.

ORMD-0801 do chính Oramed phát triển, đã được thử nghiệm ở 269 bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Các kết quả kiểm nghiệm cho thấy chỉ số Hemoglobin A1C giảm đáng kể. Chỉ số Hemoglobin A1C là phương pháp chính để đo mức kiểm soát chỉ số đường huyết của các bệnh nhân.

Oramed khẳng định việc điều trị tiểu đường bằng thuốc mới này an toàn, không có tác dụng phụ nghiêm trọng. Ngoài ra trong 90 ngày thử nghiệm, các bệnh nhân đều không tăng cân.

Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) là một bệnh lý về rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng lượng đường huyết trong cơ thể. Nguyên nhân thường là do nồng độ Insulin trong cơ thể không ổn định.

Có 2 loại tiểu đường: Tiểu đường tuýp 1 (cơ thể người bệnh không sản sinh đủ Insulin), tiểu đường tuýp 2 (cơ thể người bệnh không thể tự sản sinh Insulin). Bệnh không gây nguy hiểm ngay tức thì, song có thể dẫn đến nhiều biến chứng trên tim mạch, bàn chân, suy thận, mù lòa và nhiều rủi ro khác.

Theo Hiệp hội tiểu đường quốc tế, năm 2017 trên toàn thế giới có khoảng 425 triệu người trong độ t.uổi từ 20 – 79, mắc bệnh tiểu đường, trong đó có 4 triệu người đã t.ử v.ong vì bệnh này. Ước tính, đến năm 2045, sẽ có khoảng 625 triệu người mắc căn bệnh này.

Lan Phương

Theo TTXVN

Tiểu đường loại 2 ảnh hưởng tới cân nặng thế nào?

Bạn sẽ bất ngờ khi biết thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng liên quan đến tiểu đường hoặc ngược lại, người tiểu đường sẽ dễ bị thừa cân, béo phì hơn.

Giảm cân qua thói quen ăn uống lành mạnh, luyện tập thể thao có thể giúp bạn giảm nguy cơ biến chứng và nhiều vấn đề về sức khỏe khác. Tuy nhiên, nhiều lúc tiểu đường loại 2 tác động đến cân nặng một cách thầm lặng mà bạn không hề hay biết.

Các yếu tố ăn uống cũng ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển tiểu đường tuýp 2. Việc tiêu thụ đồ uống có đường quá mức sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Các loại chất béo trong chế độ ăn uống là rất quan trọng, với chất béo bão hòa và các acid béo chuyển hóa làm tăng nguy cơ, trong khi chất béo không bão hòa đa (polyunsaturated fat) và không bão hòa đơn (monounsaturated fat) làm giảm nguy cơ phát triển bệnh. Ăn nhiều gạo trắng cũng góp phần làm tăng nguy cơ của bệnh. Ngoài ra, có khoảng 7% bệnh nhân bị tiểu đường là do ít tập thể dục.

Sau đây là 7 yếu tố góp phần làm bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 khó đạt được cân nặng như mong muốn:

Trở ngại thứ 1: Bị cảm xúc lấn át

Biện pháp khắc phục: Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, viễn cảnh phải giảm cân rồi duy trì cân nặng có thể làm bạn nản chí. Tuy nhiên, bạn cần phải quyết tâm và cố gắng mỗi ngày. Bắt đầu bằng việc lựa chọn thực phẩm lành mạnh vào buổi sáng, bổ sung các loại thực phẩm tốt vào buổi trưa, tiếp theo là buổi chiều sau giờ làm việc, vào bữa tối, và cứ thế tiếp tục. Thực hiện điều này mỗi ngày và cố gắng giữ nó thành một thói quen. Điều khó khăn nhất trong hành trình giảm cân chính là duy trì việc ăn uống lành mạnh.

Trở ngại thứ 2: Bạn ngủ không đủ giấc

Biện pháp khắc phục: nhắm đến một giấc ngủ “chất lượng”, khoảng 7-9 tiếng mỗi đêm và lựa chọn thức ăn nhẹ lành mạnh cho bữa đêm.

Thiếu ngủ không chỉ dẫn đến kháng insulin mà còn tàn phá các hormone liên quan đến cân nặng. Khi bạn không ngủ đủ giấc, cơ thể làm tăng ghrelin (hormone kích thích ăn ngon) và giảm leptin (chất hạn chế thèm ăn).

Một vấn đề khác gây ảnh hưởng rất lớn đến cân nặng của bạn là thức khuya cũng như lựa chọn các thức ăn vặt chứa nhiều muối, giàu calorie, tinh bột vào buổi tối. Theo một khảo sát được công bố, thức ăn chứa nhiều tinh bột không phải là lựa chọn tốt nhất cho việc cân bằng đường huyết hay giảm cân (hoặc duy trì cân nặng).

Trở ngại thứ 3: Bỏ bữa trong thời gian dài

Biện pháp khắc phục: Kết hợp đồ ăn nhẹ dành cho người tiểu đường vào khẩu phần ăn của bạn và không bỏ bữa.

Ngoài thói quen bỏ bữa sáng, nếu bạn bỏ qua cả bữa trưa hay bữa tối thì cũng có thể gây hạ đường huyết đột ngột. Đây cũng là vấn đề của hầu hết những người đang trong quá trình chữa trị tiểu đường tuýp 2 mà không có kiến thức tốt về vấn đề kiêng cữ cũng như do quá bận bịu trong công việc mà không có thời gian cho việc ăn uống hợp lý. Trải qua một quãng thời gian dài không ăn uống sẽ dẫn đến rối loạn insulin và glucose, làm bạn dễ tăng cân hơn.

Do khoảng cách giữa các bữa ăn quá xa nên những người mắc bệnh tiểu đường sẽ không thể chống chọi được. Nếu không khắc phục kịp thời tình trạng này, bạn còn có thể gặp phải hiện tượng lú lẫn, đãng trí, ngất xỉu… thậm chí nặng hơn là co giật, t.ử v.ong.

Trở ngại thứ 4: Bạn ăn thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng lại ăn quá nhiều

Biện pháp khắc phục: Ăn các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, nhưng có định lượng khẩu phần.

Sử dụng các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe là nền tảng cơ bản của một chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh, nhưng kiểm soát khẩu phần và số lượng cũng quan trọng. Nhiều bệnh nhân đang đ.ánh đồng giữa việc ăn để khỏe mạnh với việc ăn không kiểm soát. Có nhiều bệnh nhân chọn thực phẩm rất tốt, như các loại hạt, dầu ô liu, quả bơ, nhưng không nhận ra rằng chúng quá nhiều năng lượng.

Trở ngại thứ 5: Bạn đang ăn protein từ thịt nạc nhưng sử dụng phương pháp chế biến không đúng

Biện pháp khắc phục: rán ít dầu và nên sử dụng dầu ô liu. Thay vì chiên thịt nạc, hãy nướng hoặc xào chúng.

Nguồn protein từ thịt bò hay gia cầm không ảnh hưởng đến đường huyết, nhưng nó có tác động đến cholesterol và vòng eo của bạn. Protein từ thịt nạc tốt hơn cho việc giảm cân và chúng được khuyến nghị như một phần của chế độ ăn uống cho bệnh tiểu đường tuýp 2, nhưng khâu chuẩn bị cũng rất quan trọng. Chiên/rán với bơ hoặc dầu quá nhiều có thể phá hỏng chế độ giảm cân.

Trở ngại thứ 6: Bạn thiếu sự suy xét

Biện pháp khắc phục: Lưu tâm đến những bữa ăn nhẹ, thay thế các bữa ăn thiếu kiểm soát thành bữa ăn lành mạnh.

Những bữa ăn nhẹ lành mạnh được khuyến khích trong chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân tiểu đường, nhưng sự thiếu suy xét có thể dẫn đến tăng cân và thừa calories. Nếu giảm bớt 100 calo/ngày, bạn có thể giảm được 4,5 kg trong 1 năm. Nếu bạn là một người hay bị đãng trí, hãy lên lịch và chuẩn bị cho những buổi ăn nhẹ. Chẳng hạn như, đừng đi đến nhà bếp (nơi bạn biết sẽ có bánh vào buổi sáng) mà đi dạo theo một hướng khác hoặc lấy cho mình một tách trà thảo mộc.

Trở ngại thứ 7: Bạn nghĩ mình tập luyện nên có thể ăn tùy thích

Biện pháp khắc phục: Tập luyện nhưng kiềm chế không ăn món tráng miệng. Hãy cố gắng thỏa mãm chứng thèm đồ ngọt bằng các thực phẩm ít hoặc không có calorie.

Theo congthuong.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *