Thoát vị bẹn ở t.rẻ e.m là bệnh lý bẩm sinh ảnh hưởng tới sự phát triển của bé. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.
Bệnh thoát vị bẹn ở trẻ. Ảnh minh họa.
Không được bỏ qua các triệu chứng
Ngay từ khi con trai ra đời, chị L.Linh (Trương Định, Hà Nội) nhận thấy phần vùng kín của con hơi nhỉnh hơn các trẻ khác. Chị tâm sự với chồng đều bị gạt đi vì “trẻ con nào chẳng vậy, lớn rồi là trông nó lại cân xứng với người hết”.
Nhìn con vẫn khỏe mạnh, tăng cân bình thường, chị lại bỏ qua và không suy nghĩ gì nhiều.
Thế nhưng, sau một đợt ho nặng, bé bắt đầu có những dấu hiệu bất thường. Thời gian đầu chỉ là khối sa bìu nhỏ thường xuất hiện to hơn khi bé ho, khóc, hay rặn khi đi đại tiện.
Chính vì điều này, nên gia đình chủ quan không cho bé thăm khám sớm. Đến khi bé cảm thấy đau tức thường xuyên, chướng bụng, nôn trớ, không đại tiện được, gia đình mới hốt hoảng đưa con đi cấp cứu. Bác sĩ chẩn đoán rằng thoát vị bẹn bị nghẹt và cần phải mổ gấp.
Các dấu hiệu nhận biết thoát vị bẹn
Thoát vị bẹn biểu hiện bằng một khối phồng (khối thoát vị) tại vùng bẹn bìu ở trẻ trai và tại vùng bẹn môi lớn của b.é g.ái. Khối phồng này thường xuất hiện to hơn khi trẻ ho, khóc, rặn khi đi đại tiện hay sau những vận động mạnh như chạy nhảy, tập thể dục…
Lúc trẻ nghỉ ngơi hay nằm thì khối thoát vị có thể tự chui vào ổ bụng trở lại, khối phồng xẹp đi, vùng bẹn của trẻ trở lại như bình thường. Khối phồng tại vùng bẹn không xẹp lại như mọi khi mà căng cứng, sờ vào gây đau, da trên khối phồng có thể đổi màu, thân nhiệt tăng và dấu hiệu tắc ruột trở nên rõ ràng.
Khi mắc bệnh trẻ nhỏ thường bỏ bú, nôn, quấy khóc, trẻ lớn thì kêu đau vùng bẹn
Các biến chứng nguy hiểm
Thoát vị bẹn ở t.rẻ e.m, nhất là thoát vị bẹn ở trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của trẻ và gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Một số biến chứng thường gặp của bệnh như:
– Rối loạn tiêu hóa, trẻ chậm lớn
– Trẻ bị táo bón, không thể đi đại tiện được
– Ảnh hưởng tới t.inh h.oàn ở b.é t.rai: xoắn t.inh h.oàn, teo t.inh h.oàn, nghẹt bó mạch thừng tinh gây hoại tử t.inh h.oàn, nghẹt ống dẫn tinh gây vô sinh
– Nghẹt hoại tử ruột do ruột hoặc mạc treo ruột không chui về ổ bụng được .
Chia sẻ về bệnh lý này, Ths, BS Đinh Hữu Việt, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết: Thời gian phát hiện bệnh có thể là ngay sau sinh nhất là ở trẻ sinh non tháng hoặc có thể sau sinh vài tháng do sau một đợt trẻ ho nhiều hoặc rặn nhiều.
Thoát vị bẹn không phải là một bệnh cấp cứu, tuy nhiên, nếu sau một t.uổi không thấy tự khỏi cần cho trẻ đi khám.
Bác sĩ cũng cảnh báo thêm, ở bất kỳ độ t.uổi nào khi thấy có dấu hiệu đau, khối thoát vị không đẩy lên được cần phải đi khám vì rất có thể đấy là dấu hiệu nghẹt cần can thiệp tức thì để tránh hoại tử ruột, hoại tử các tạng.
Ngoài ra, thoát vị bẹn cũng là một trong các yếu tố thuận lợi gây xoắn t.inh h.oàn, teo t.inh h.oàn, nghẹt bó mạch thừng tinh gây hoại tử t.inh h.oàn, nghẹt ống dẫn tinh gây vô sinh.
Tỷ lệ gặp thoát vị bẹn ở trẻ khoảng từ 0,8 – 4,4%, có nghĩa là cứ 1000 t.rẻ e.m thì có từ 8 đến 44 trẻ bị mắc bệnh này. Ở trẻ sinh non tần suất lên đển 30% tùy theo t.uổi thai.
Bệnh xảy ra ở cả hai giới nhưng trẻ nam có tỷ lệ bệnh cao hơn trẻ nữ 5-10 lần.
Thoát vị bẹn ở trẻ là bệnh lý bẩm sinh do xuất hiện một ống thông nhỏ từ phần ổ bụng xuống dưới vùng bẹn khiến dịch ổ bụng hoặc ruột chạy xuống, tạo thành khối phồng to ở bẹn.
Thông thường, ở những tháng cuối của thai kỳ hoặc vài tháng đầu sau sinh, ống phúc tinh mạc của trẻ sẽ tự đóng lại. Trường hợp ống phúc tinh mạc không đóng, sẽ gây ra thoát vị bẹn ở trẻ.
Châu Anh
Theo GDTĐ
Đau tức bẹn bìu, phải nhập viện phẫu thuật: Khuyến cáo của bác sĩ dành cho người thường xuyên phải đứng làm việc hoặc lao động nặng
Người bệnh Nguyễn Xuân T, trú tại Hạ Hòa, Phú Thọ nhập viện trong tình trạng đau bẹn phải kèm theo có khối mềm sa xuống bẹn và bìu phải. Các bác sỹ thăm khám người bệnh không có t.iền sử bệnh lý gì đặc biệt.
Siêu âm hình ảnh lỗ bẹn phải rộng có hình ảnh ống tiêu hóa. Người bệnh được chẩn đoán thoát vị bẹn phải và được chỉ định phẫu thuật nội soi đặt lưới qua đường trong phúc mạc để điều trị thoát vị bẹn.
Đây là phương pháp tối ưu hiện nay có thể phát huy được tất cả ưu điểm của các loại phẫu thuật trước đó.
Ca phẫu thuật do bác sỹ Trần Thanh Tùng – Phó trưởng Đơn vị Ngoại – Trung tâm Khám chữa bệnh chất lượng cao làm kíp trưởng cùng với các kỹ thuật viên đã tiến hành phẫu thuật cho người bệnh.
Bệnh nhân đã bình phục sau ca phẫu thuật
Bác sỹ Trần Thanh Tùng cho biết: Chúng tôi đã sử dụng 3 troca vào ổ bụng, 1 troca 10mm vào trên rốn, 2 troca vào ở ngoài cơ thẳng to 2 bên. Qua camera thám sát vị trí thoát vị, chúng tôi tiến hành phẫu tích, bóc tách và xử lý bao thoát vị. Sau đó đặt tấm lưới nhân tạo che phủ lỗ thoát vị , khâu kín phúc mạc, các lỗ troca được khâu kín sau mổ. Người bệnh đã ổn định và được suất viện sau vài ngày nằm theo dõi.
Đây là kỹ thuật khó và mới lần đầu tiên được áp dụng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ. Phương pháp này đem lại hiệu quả vượt trội cho người bệnh, giúp người bệnh sớm trở lại sinh hoạt bình thường, giảm thời gian nằm viện, tiết kiệm tối đa chi phí cho người bệnh, giảm tỷ lệ tái phát, vết mổ nhỏ có tính thẩm mỹ cao.
Qua trường hợp người bệnh T, bác sỹ cũng khuyến cáo: Đối với những người thường xuyên phải đứng làm việc hoặc lao động nặng, những người già yếu khi có các dấu hiệu đau tức bẹn bìu kèm theo có khối phồng vùng bẹn khi đi lại nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín, tin cậy để được thăm khám và điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Ca phẫu thuật cho bệnh nhân
Thoát vị bẹn là tình trạng một phần cơ quan trong ổ bụng như ruột, mạc nối chui vào lỗ bẹn tạo thành túi thoát vị, bệnh thường gặp hơn ở nam giới. Thoát vị bẹn không nguy hiểm, tuy nhiên nó có thể dẫn đến những biến chứng đe dọa tính mạng như: thoát vị nghẹt gây hoại tử ruột, mạc treo ruột…
Theo Helino