4 điều ảnh hưởng đến sức khỏe và trí thông minh của trẻ ngay từ trong bào thai nhưng không ai nói cho mẹ bầu biết

Cứ tưởng rằng 9 tháng trong bụng mẹ con chỉ có mỗi lớn lên thôi, ai ngờ đó là lại là giai đoạn xây dựng nền móng cho sức khỏe và trí thông minh của con sau này.

Ai sinh con ra mà chẳng mong con mình khỏe mạnh, thông minh và tài giỏi. Nhưng trên thực tế, các nhà khoa học nói rằng trí thông minh của trẻ không chỉ phụ thuộc vào gen di truyền, mà nó còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác, trong đó có 4 yếu tố mà cha mẹ cần làm ngay từ khi con còn đang ở trong bụng mẹ.

1. Trí thông minh của con phụ thuộc vào độ t.uổi của bố mẹ

Theo các nhà khoa học thì bố càng càng lớn t.uổi thì càng truyền nhiều gen đột biến cho con (Ảnh minh họa).

Trong bài đăng trên tạp chí khoa học danh tiếng PLoS thì mỗi em bé được sinh ra đều mang trong mình những gen đột biến và chúng có khoảng 70 gen đột biến mà cha mẹ không có. Thế nhưng có một điều đặc biệt là hầu hết những gen này đều được truyền qua con bởi t.inh t.rùng chứ không phải là trứng. Nghĩa là người cha càng lớn t.uổi thì càng truyền nhiều gen đột biến cho con.

Và số lượng gen đột biến này có liên quan trực tiếp đến khả năng nhận thức ở trẻ. Nghĩa là nếu em bé có càng nhiều gen đột biến, thì càng ít có khả năng phát triển trí tuệ một cách bình thường. Điều này đã được các nhà nghiên cứu chứng minh bằng cách cho trẻ làm các bài kiểm tra IQ, các bài kiểm tra về nhận thức và các bài kiểm tra về đọc hiểu. Nói cách khác, đàn ông càng kết hôn muộn thì càng không tốt cho tương lai của con.

Ngược lại, phụ nữ càng lớn t.uổi, trí thông minh của đứa con tương lai càng cao. Các nhà nghiên cứu nghĩ rằng đó không chỉ là về gen, mà còn về các yếu tố xã hội, chẳng hạn như phụ nữ lớn t.uổi tính khí điềm đạm, có trình độ học vấn và kinh nghiệm hơn, họ biết lựa chọn những gì tốt cho họ và họ không phải lo lắng về quá nhiều thứ.

2. Xét nghiệm DNA để tìm những căn bệnh có thể được di truyền từ cha mẹ sang con

Xét nghiệm DNA trước khi mang thai và của phôi thai là cách để tìm ra một số căn bệnh di truyền mà em bé có thể mắc phải (Ảnh minh họa).

Trước khi mang thai, cha mẹ nên làm các xét nghiệm DNA để tìm ra một số gen có thể gây ra một vài căn bệnh di truyền. Bởi các xét nghiệm gen của cha mẹ trước khi mang thai và của phôi thai sẽ cho thấy một số bệnh mà có khả năng đ.ứa t.rẻ sẽ mắc phải.

Trên thực tế, có trường hợp một cặp vợ chồng phải từ biệt 8 đứa con của mình chỉ vì chúng mắc cùng một loại bệnh di truyền. Đó là câu chuyện của bà mẹ Sharon Bernardi, sinh sống tại Springwell (Anh). Vợ chồng cô đã mất 5 đứa con chỉ sau một vài giờ em bé được sinh ra. Sự việc gây chấn động trong giới khoa học và họ đã lao vào cuộc nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân gây là chuyện đau lòng này.

Thế nhưng, mãi đến khi Edward – đứa con thứ 8 chào đời, Sharon mới biết được là các con của mình mắc phải một căn bệnh di truyền mang tên là hội chứng Leigh, nó ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương của trẻ sơ sinh. Do đó, ngay khi vừa chào đời, Edward đã được các bác sĩ cho uống thuốc và truyền m.áu để ngăn chặn một dạng ngộ độc m.áu được gọi là nhiễm axit lactic – tác nhân gây là những cái c.hết của các anh chị của bé. Tuy được tận tình chăm sóc và cứu chữa, nhưng tiếc là Edward cũng đã dừng cuộc đời của mình ở t.uổi 21 mãi mãi.

3. Sự phát triển của em bé phụ thuộc vào mức độ lo lắng, căng thẳng của người mẹ trong khi mang thai

Những đ.ứa t.rẻ có mẹ luôn vui vẻ, hạnh phúc sẽ phát triển trí tuệ và thể chất hơn là những em bé có mẹ quá căng thẳng (Ảnh minh họa).

Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Johns Hopkins (Mỹ) đã nghiên cứu một số phụ nữ mang thai có trình độ học vấn cao, khỏe mạnh cả thể chất lẫn tinh thần. Họ quan sát và theo dõi các thai phụ từ khi mang thai cho đến khi em bé được 2 t.uổi nhằm mục đích tìm hiểu mối quan hệ giữa mức độ căng thẳng ở bà mẹ với khả năng nhận thức ở t.rẻ e.m.

Họ phát hiện ra rằng những đ.ứa t.rẻ có mẹ có mức độ căng thẳng thấp hoặc trung bình sẽ phát triển trí tuệ và thể chất hơn là những em bé có mẹ quá căng thẳng. Điều này có nghĩa là nếu thai phụ quá căng thẳng, đứa con của họ sẽ kém phát triển hơn những đ.ứa t.rẻ khác.

Vì vậy, các nhà khoa học khuyên rằng để giúp cho não bộ của con phát triển tốt nhất, các mẹ bầu nên giữ cho tinh thần luôn được thoải mái, giảm căng thẳng ở mức tối đa trong suốt thời kỳ mang thai.

4. Mức độ căng thẳng của một người mẹ khi mang thai cũng ảnh hưởng đến tính khí của đ.ứa t.rẻ trong tương lai

Nhiều người tin rằng “cha mẹ sinh con, trời sinh tính”, và luôn đổ lỗi cho tính khí bất thường của con là do bản chất của trẻ là như thế. Song, theo một nghiên cứu của Tiến sĩ Elizabeth Werner, một nhà tâm lý học lâm sàng, Trợ lý Giáo sư Y học Hành vi tại Khoa Tâm thần thuộc Đại học Columbia, cho thấy có mối liên hệ ràng buộc giữa sự căng thẳng của người mẹ trong thai kỳ với tính khí của đ.ứa t.rẻ trong tương lai. Nói cách khác, phôi thai có thể cảm nhận được sự lo lắng, bất an của mẹ và chúng cũng lo lắng bất an theo.

Bằng chứng là các nhà khoa học đã theo dõi nhịp tim của 50 phụ nữ mang thai khi họ được yêu cầu thực hiện một bài kiểm tra Stroop nhằm gây ra những lo lắng nhỏ. Nếu người mẹ bị trầm cảm hoặc có mức độ lo lắng cao trước khi bước vào cuộc thử nghiệm sẽ gây ra nhịp tim tăng nghiêm trọng. Và tất nhiên, nhịp tim của thai nhi cũng tăng theo tương ứng.

Tuy nhiên, tính khí của một đ.ứa t.rẻ được hình thành phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, do đó, các mẹ bầu hãy yên tâm rằng sự lo lắng quá mức của bạn khi mang thai chỉ là một phần nhỏ trong sự hình thành nên tính cách của con. Nhưng dù sao thì mẹ bầu vẫn nên giữ cho mình một tinh thần thoải mái, vui vẻ trong suốt thai kỳ.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyên phụ nữ mang thai nên được kiểm tra tuyến giáp, vì nếu nó không hoạt động đúng chức năng, em bé có khả năng có mức IQ thấp hơn bình thường. Đồng thời, phụ nữ mang thai không nên sống trong những ngôi nhà thấp cũ, ẩm mốc, đặc biệt là những ngôi nhà có các bức tường được sơn cách đây khoảng 20 năm, bởi vì trong trường hợp này, có thể có mức độ chì cao trong không khí, dễ gây là nguy hiểm cho thai nhi.

Theo toquoc

Phụ nữ ngoài 45 t.uổi ít xét nghiệm sàng lọc có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung

Theo một nghiên cứu mới đây, số lượng phụ nữ tham gia các xét nghiệm sàng lọc Pap smear thường xuyên giảm dần sau 45 t.uổi, mặc dù 50% chẩn đoán ung thư cổ tử cung xảy ra ở phụ nữ trên 49 t.uổi.

Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư có thể phòng ngừa. Tuy nhiên, những phát hiện từ trung tâm ung thư của Đại học Michigan (Mỹ) nhấn mạnh sự cần thiết của phụ nữ trong việc tiếp tục tham gia các cuộc hẹn tái khám sau mãn kinh để phát hiện bệnh sớm.

Nghiên cứu mới, xuất hiện trên tạp chí Y học dự phòng và dựa trên phân tích dữ liệu từ khoảng 80.000 người tham gia tại Hoa Kỳ, cho thấy tỷ lệ sàng lọc giảm ở một số nhóm dân số phụ nữ, đặc biệt là những người trong độ t.uổi từ 49 đến 65. Phụ nữ ở khu vực nông thôn và những người có trình độ học vấn thấp hơn cũng ít có điều kiện thường xuyên tham gia xét nghiệm sàng lọc.

Tại Anh, tổ chức NHS (National Health Service) cho biết tất cả những phụ nữ trong độ t.uổi từ 25 đến 64 nên đi kiểm tra cổ tử cung thường xuyên – họ sẽ nhận được một thư mời tham gia các buổi khám và xét nghiệm định kỳ.

Trừ khi bác sĩ yêu cầu bạn cần kiểm tra thường xuyên hơn, bạn nên làm các xét nghiệm sàng lọc Pap smear cứ sau 3 năm 1 lần trong độ t.uổi 25-49, sau đó cứ sau 5 năm một lần từ 50 đến 64 t.uổi. Sau 65 t.uổi, bạn sẽ chỉ được mời tới kiểm tra nếu một trong những xét nghiệm cuối cùng của bạn cho kết quả bất thường.

Kiểm tra sàng lọc cổ tử cung cho phép nhìn thấy những thay đổi tế bào bất thường ở cổ tử cung hoặc sự hiện diện của virus HPV. Một chương trình thường quy về tiêm vaccine ngừa HPV đã được cung cấp cho các b.é g.ái ở các trường trung học ở Anh kể từ năm 2008 và các b.é t.rai kể từ tháng 9/2019. Nhưng các nhóm t.uổi lớn hơn không nhận được chương trình này. Các nhà khoa học cho rằng thậm chí nhóm độ t.uổi này cần chú trọng hơn vào sàng lọc.

Phụ nữ ngoài 45 t.uổi ít tham gia xét nghiệm sàng lọc nguy cơ bị ung thư cổ tử cung cao

Từ quan điểm y tế cộng đồng, việc sàng lọc phụ nữ dưới 30 t.uổi được coi là “đầu tư tài nguyên” kém hiệu quả nhất, vì ung thư có xu hướng phát triển ở t.uổi trung niên. Trong khi đó, nếu một phụ nữ được sàng lọc sau 42 t.uổi, có khả năng 8 trong số 10 người sẽ không phát hiện ung thư trong lần sàng lọc tiếp theo của mình vài năm sau đó – cũng có nghĩa đây là một giải pháp quan trọng để sớm phát hiện vấn đề.

Nghiên cứu này hỗ trợ cho những nghiên cứu trước đây từ Cancer Research UK, cho thấy những phụ nữ không tham dự sàng lọc sau sinh nhật lần thứ 50 của họ có khả năng bị ung thư cổ tử cung cao gấp 6 lần. Số phụ nữ đủ điều kiện ở độ t.uổi 50-64 tham gia các cuộc hẹn thăm khám và xét nghiệm sàng lọc cổ tử cung đã giảm từ 81% năm 2003 xuống còn 77,5% vào năm 2013.

Giáo sư Diane Harper, tác giả của những nghiên cứu cao cấp, cho biết: Phát hiện sớm là “chìa khóa” để ngăn ngừa các trường hợp ung thư cổ tử cung xâm lấn, tàn phá và có khả năng gây t.ử v.ong.

Phương Liên

Theo Independent/phunuvietnam

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *