‘Vì lá phổi khỏe’ nâng chất lượng sức khỏe bệnh nhân hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Tại Việt Nam, các bệnh không lây nhiễm chủ yếu bao gồm tim mạch, ung thư, đái tháo đường, hen và bệnh phổi tắt nghẽn mãn tính (BPTNMT) đang gia tăng nhanh chóng, chiếm tới 73% tổng số ca t.ử v.ong và 66% tổng số gánh nặng bệnh tật.

Với mục tiêu nâng cao chất lượng quản lý bệnh hen và BPTNMT tại Việt Nam, chương trình hợp tác “Vì lá phổi khỏe” được đưa vào triển khai từ năm 2017, kéo dài trong 3 năm, giúp cải thiện chất lượng quản lý bệnh nhân ngoại trú mắc hen và BPTNMT tại Việt Nam.

GS. TS. BS. Ngô Quý Châu – Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam, Chủ tịch Hội nghị Hội Hô hấp Châu Á Thái Bình Dương 2019 (APSR)

Dữ liệu được ghi nhận trong vòng 12 tháng tại UMAC thuộc Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hải Phòng, cho thấy nhờ triển khai chương trình, tỷ lệ nhập viện của bệnh nhân hen đã giảm từ 29,3% xuống 6,2%, nhóm bệnh nhân BPTNMT giảm từ 51% xuống 32%. Tại đơn vị này, số bệnh nhân đã kiểm soát được một phần bệnh hen tăng đến 50%, trong khi đó có thêm 28,1% số bệnh nhân có thể kiểm soát toàn bộ căn bệnh. Nhìn chung, các UMAC đã đem lại thay đổi đáng kể giúp giảm 78,1% trường hợp không kiểm soát bệnh.

Từ hiệu quả quản lý bệnh cải thiện rõ rệt tại đơn vị UMAC thuộc Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hải Phòng, AstraZeneca cùng với các đối tác tiếp tục cam kết thực hiện nghiên cứu đo lường tác động của chương trình “Vì lá phổi khỏe”.

Nghiên cứu này sẽ đo lường tác động hiệu quả lâm sàng cũng như đặc điểm của bệnh hô hấp (mức độ kiểm soát bệnh, tỷ lệ trầm trọng, chức năng phổi) và phương pháp điều trị được sử dụng trong điều trị hen và BPTNMT cũng như tuân thủ của bệnh nhân với việc điều trị.

Ngoài ra, nghiên cứu sẽ đ.ánh giá hiệu quả kinh tế trong việc quản lý hen và BPTNMT từ chương trình “Vì lá phổi khỏe”. Kết quả nghiên cứu sẽ được công bố trong quý 4 năm 2020 với kỳ vọng mô hình Phòng quản lý Hen và BPTNMT sẽ được triển khai rộng khắp cả nước.

Tính đến tháng 10/2019, chương trình đã mang lại những kết quả trên 3 phương diện cốt lõi:

– Hợp tác và nhận thức: giải quyết các thách thức trong việc quản lý bệnh hen và BPTNMT hiện tại qua việc góp phần thiết lập Bộ tiêu chí “Đơn vị quản lý hen và BPTNMT” áp dụng thí điểm trong chương trình “Vì Lá Phổi Khỏe” tại Việt Nam giai đoạn 2017-2020.

– Hạ tầng và khả năng tiếp cận: Chương trình được triển khai trên phạm vi toàn quốc, hỗ trợ thành lập và cải thiện 65 đơn vị quản lý bệnh hen và BPTNMT (còn gọi là UMAC), giúp hơn 89.000 bệnh nhân được tiếp cận điều trị tốt hơn, tầm soát hơn 4.642 người có nguy cơ mắc bệnh hô hấp, hỗ trợ các chương trinh giáo dục về cách thức kiểm soát bệnh hen và BPTNMT cho hơn 11.325 bệnh nhân thông qua các câu lạc bộ dành bệnh nhân.

– Kiến thức và kỹ năng: Chương trình đã tổ chức các buổi sinh hoạt khoa học cập nhật kiến thức y khoa cho hơn 1.410 cán bộ y tế, đặc biệt hỗ trợ đào tạo và cấp bằng chứng nhận cho 94 cán bộ y tế và y tá.

Cuối năm 2017, AstraZeneca công bố triển khai chương trình “Vì lá phổi khỏe’, đây là hoạt động hợp tác giữa AstraZeneca, Chính phủ các nước và các hiệp hội chuyên ngành tại 9 quốc gia trong khu vực Châu Á trong đó có Việt Nam, với mục tiêu nâng cao nhận thức về các bệnh hô hấp như hen, BPTNMT và ung thư phổi, đồng thời xây dựng năng lực cho hệ thống y tế tại các quốc gia để quản lý các bệnh này. Tại Việt Nam, dự án được phối hợp thực hiện bởi AstraZeneca cùng các đối tác gồm Cục Quản lý Khám Chữa bệnh – Bộ Y tế, Hội Hô hấp Việt Nam, Hội Phổi Việt Nam, Hội Hen – Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng TP.HCM.

Bài và ảnh: An Khê

Theo phunuvietnam

Bayer đồng hành cùng Ngày An toàn cho Bệnh nhân lần đầu tiên năm 2019

Vừa qua Bayer vinh dự là một trong những đơn vị đồng hành cùng Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 8 do Tổng hội Y học Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế tổ chức tại Hà Nội vào ngày 25/10/2019.

PGS.TS. Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam và PGS. TS. Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế tặng hoa và chứng nhận cho các nhà tài trợ

Với chủ đề “Quản lý các bệnh không lây nhiễm tại y tế cơ sở ở các nước Đông Nam Á”, hội nghị thu hút gần 500 đại biểu là Lãnh đạo các Bộ, Ban, Ngành Trung ương, các nhà khoa học, thầy thuốc từ các Hội thành viên của Tổng hội y học Việt Nam, trường Đại học, Sở Y tế, Bệnh viện trên toàn quốc, đại diện Tổ chức y tế Thế giới tại Việt Nam và đại diện của Hội Y học các nước Thái Lan, Indonesia, Singapore, Myanmar. Hiện nay, bệnh không lây nhiễm như bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư, bệnh đường hô hấp mạn tính, rối loạn tâm thần của người cao t.uổi… đang là nguyên nhân gây t.ử v.ong hàng đầu tại Việt Nam. Các báo cáo viên tại hội nghị đã cập nhật thực trạng điều trị và chia sẻ kinh nghiệm cũng như đề xuất các giải pháp để quản lý hiệu quả các bệnh không lây nhiễm tại y tế cơ sở.

Để đảm bảo chất lượng điều trị và chất lượng cuộc sống cho người bệnh, việc sử dụng thuốc an toàn là vấn đề đang được xã hội, cộng đồng quan tâm. Bên cạnh đó, chúng ta đang đối mặt với sự già hóa dân số ngày càng gia tăng. Đại diện Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc, PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh – Giám đốc đã trình bày trước toàn thể hội nghị về vấn đề đảm bảo an toàn trong sử dụng thuốc cho người cao t.uổi. Theo PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh, cùng với xu hướng già hóa dân số toàn cầu, Việt Nam hiện nay có khoảng 5,2 triệu người cao tuổi> 65 t.uổi. Tình trạng đa bệnh lý, đa thuốc cùng với việc sử dụng một số nhóm thuốc có khả năng không phù hợp có thể làm tăng nguy cơ biến cố bất lợi khi sử dụng thuốc cho người cao t.uổi. Trong bối cảnh này, cần đảm bảo sử dụng thuốc an toàn ở người cao t.uổi thông qua việc hạn chế tối đa sử dụng các thuốc không phù hợp, góp phần nâng chất lượng điều trị cũng như giảm chi phí điều trị trong lĩnh vực lão khoa.

PGS. TS. Nguyễn Hoàng Anh, Giám đốc Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc trình bày bài “Đảm bảo an toàn trong sử dụng thuốc cho người cao tuổi” trong hội nghị

Kể từ năm 2019, ngày 17 tháng 9 hàng năm được Tổ chức Y tế Thế giới khởi xướng và trở thành ngày An toàn cho Bệnh nhân. Đây là một chiến dịch toàn cầu nhằm nâng cao nhận thức của các bên liên quan trong toàn bộ hệ thống chăm sóc y tế, cùng nhau phối hợp để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. “Tại Bayer, sự an toàn của bệnh nhân luôn được đặt lên hàng đầu. Chúng tôi cam kết đồng hành cùng các đối tác trong các nỗ lực và hành động chung nhằm góp phần nâng cao việc sử dụng thuốc an toàn và đúng cách cho bệnh nhân. Bayer cũng rất quan tâm đến việc nghiên cứu phát triển thuốc mới cho đối tượng bệnh nhân cao t.uổi có bệnh mạn tính” bác sĩ Lynette Moey, Tổng Giám đốc Bayer Việt Nam cho biết.

P.V

Theo T.iền phong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *