Hình ảnh hiếm gặp của b.é t.rai khi vừa chào đời khiến các bác sĩ đỡ đẻ có một phen “thót tim”.
Đó là trường hợp của sản phụ tên Duyên (36 t.uổi, tên đã thay đổi) làm nông và lần đầu tiên mang thai. Trước đây, sản phụ bị dọa sinh non một lần nên có đi khám nhiều nơi. Đến khi thai quá 40 tuần t.uổi, sản phụ thấy đau bụng chuyển dạ nên được gia đình đưa đến Bệnh viện Từ Dũ ( TP. Hồ Chí Minh).
Tại đây, trong quá trình đỡ đẻ, các bác sĩ bất ngờ khi b.é t.rai sinh thường chào đời với 2 vòng dây rốn quấn cổ và 1 nút thắt dây rốn. Dù vậy, toàn bộ quá trình sinh tim thai vẫn rất ổn định. B.é t.rai chào đời nặng 3.050 gram, khóc to khỏe mạnh vào ngày 14/11.
B.é t.rai chào đời với 2 vòng dây rốn quấn cổ.
TS.BS Lê Thị Thu Hà cho biết dây rốn quấn cổ thường gặp trong những tháng cuối thai kỳ.
Trước đây khi chưa có siêu âm vẫn có nhiều trường hợp sinh thường, bé có 2 hoặc 3 vòng dây rốn quấn cổ mà vẫn khỏe, đó là do dây rốn quấn lỏng nên chưa ảnh hưởng đến lượng m.áu từ mẹ qua thai.
Trường hợp dây rốn quấn cổ chặt có thể ảnh hưởng đến lượng m.áu nuôi thai nhi, có khi gây t.ử v.ong cho thai.
Khi dây rốn quấn cổ nhiều vòng có thể làm đầu thai nhi cúi không tốt cản trở việc sinh ngả â.m đ.ạo. Siêu âm Doppler màu có thể đ.ánh giá lưu lượng m.áu từ mẹ đến thai qua động mạch rốn, ngoài ra cũng có thể xem được số vòng dây rốn quấn cổ thai nhi.
Hai mẹ con bé hiện rất khỏe mạnh. (Ảnh: BVCC)
Nếu lượng m.áu từ mẹ qua thai bị giảm thì ảnh hưởng đến sự phát triển của thai, còn nếu số vòng dây rốn quấn nhiều làm đầu thai nhi ngửa ra sẽ ảnh hưởng đến việc sinh qua đường â.m đ.ạo, khi đó cần mổ lấy thai.
“Đa số trường hợp dây rốn quấn cổ thai nhi có thể sinh ngả â.m đ.ạo và bé vẫn khỏe mạnh. Tuy nhiên người mẹ cần theo dõi kỹ cử động thai. Theo dõi biểu đồ tim thai bằng máy là một cách đ.ánh giá sức khỏe thai nhi tốt thường được bác sĩ sử dụng” – bác sĩ Hà cho biết.
Còn dây rốn thắt nút là hiện tượng khá hiếm gặp, chỉ chiếm tỷ lệ 0,3-2,2% các ca sinh nở. Dù hiếm nhưng tỷ lệ t.ử v.ong của các thai nhi có dây rốn thắt nút lại khá cao, nó tăng gấp 4 lần so với thai nhi bình thường. Nếu như dây rốn quấn cổ có thể dễ dàng phát hiện qua siêu âm thì hiện tượng này khó có thể được phát hiện trước khi sinh thường hoặc sinh mổ. Do vậy, nếu thai nhi bị bệnh lý này, tỷ lệ t.ử v.ong trong bụng mẹ hoặc trong quá trình chuyển dạ là rất cao.
Theo Helino
Những em bé chào đời với dây rốn thắt nút khiến các bác sĩ sản thót tim
Tuy trường hợp này rất hiếm gặp nhưng nếu các bé bị dây rốn thắt nút thì khả năng t.ử v.ong trong bụng mẹ là rất cao.
1. Em bé sinh ra có dây rốn thắt nút đôi ở Sài Gòn
Ekip bác sĩ ai nấy đều thót tim khi thấy em bé chào đời với dây rốn thắt nút đôi.
Mới đây, bệnh viện Từ Dũ (TP. HCM) đã đỡ đẻ thành công cho sản phụ T.H (32 t.uổi). Em bé chào đời trong sự thót tim của các bác sĩ do dây rốn có nút thắt đôi. Theo TS. BS Lê Thị Thu Hà – người đỡ sinh cho sản phụ, có chia sẻ rằng do nút thắt dây rốn không quá chặt và có lẽ em bé không quá nghịch nữa, nên thai kỳ của chị T.H đã diễn ra an toàn. Cũng theo bác sĩ Thu Hà đây là trường hợp khá hiếm gặp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro.
2. Mẹ mang song thai đẻ con ra dây rốn bị thắt nút liền những 5 vòng
Hình ảnh dây rốn thắt nút nhiều vòng vô cùng hiếm gặp.
Chị Nguyễn Thị Linh (ở Hải An, Hải Phòng) khi mang thai đến tuần thứ 34 bỗng thấy thai nhi trong bụng ít cử động. Đến chiều cùng ngày, chị quyết định đến khám tại khoa Quản lý thai nghén và chẩn đoán trước sinh (QLTN&CĐTS) thuộc Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng.
Tại đây, bác sĩ Trương Thị Thanh Thủy – Phó trưởng khoa QLTN&CĐTS đã thực siêu âm trên máy siêu âm 5D cho chị Linh và vô cùng kinh ngạc khi phát hiện ra dây rốn của em bé bị thắt nút rất nhiều vòng. Chính vì thế ekip bác sĩ đã quyết định cho chị Linh mổ cấp cứu để lấy thai luôn. Rất may mắn ca mổ đã diễn ra thành công, 2 b.é g.ái chào đời an toàn và điều khiến các bác sĩ kinh ngạc nhất là dây rốn bị thắt nút những 5 vòng liền.
Bác sĩ Phạm Yến Vân – Trưởng khoa Phụ II cho biết dây rốn thắt nút là một hiện tượng rất nguy hiểm, nhưng may mắn là chị Linh đã phát hiện ra những dấu hiệu bất thường và đi khám kịp thời, nhờ thế mà đảm bảo được tính mạng các con.
3. Sản phụ 37 tuần t.uổi được mổ cấp cứu kịp thời do con trong bụng bị dây rốn thắt nút
Con trai chị T bị dây rốn thắt nút 1 vòng.
Trường hợp nguy hiểm này là của sản phụ Nguyễn Minh T, sinh năm 1992, đến từ Lê Chân, Hải Phòng. Sau khi nhập viện chị T được bác sĩ trực khám và siêu âm và chẩn đoán thai ngôi đầu, t.iền chuyển dạ, dây rốn thắt nút. Chi sau đó đã được PGS.TS.BS Vũ Văn Tâm – Giám đốc bệnh viện hội chẩn và chỉ định mổ lấy thai. B.é t.rai chào đời nặng 2,8kg, dây rốn dài 50cm và thắt nút một vòng. Sau ca sinh mổ sức khỏe hai mẹ con chị T đều đã ổn định.
4. Thai phụ 18 t.uổi đi khám phát hiện dây rốn thắt nút rất nguy hiểm
Hình ảnh dây rốn thắt nút 1 vòng rất chặt của em bé
Cách đây 1 năm các bác sĩ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã tiếp nhận một sản phụ (sinh năm 2000) đang mang thai tuần thứ 39 và đến viện khám thai định kì. Khi khám, sản phụ này không có dấu hiệu gì là sắp chuyển dạ và vẫn đi lại như bình thường.
Sau đó bác sĩ Trần Vũ Quang đã chỉ định cho thai phụ được siêu âm, làm các xét nghiệm và chạy máy theo dõi thì phát hiện “cửa mình” của thai phụ đã mở được 3 phân, ối bắt đầu phồng nên bác sĩ đã chỉ định mổ cấp cứu cho thai phụ ngay lập tức. Trong quá trình mổ các bác sĩ đã phát hiện dây rốn của thai nhi bị thắt 1 nút rất chặt, nhưng rất may sức khỏe của bé không sao cả.
5. Sản phụ 35 t.uổi có t.iền sử mang thai đáng lo ngại, khi đẻ mổ bác sĩ phát hiện thêm sự thật đáng sợ
Cận cảnh dây rốn thắt nút vô cùng nguy hiểm.
Sản phụ N.T.L (35 t.uổi) đã từng mang thai nhiều lần nhưng hai lần gần nhất đều không giữ được đ.ứa b.é. Các bác sĩ tại Bệnh viện Hùng Vương (TP.HCM) đã tiến hành thăm khám cho sản phụ ở tuần 28 tuần thì phát hiện chị N.T.L mắc bệnh đái tháo đường. Khi thai kỳ còn 2 tháng cuối, bác sĩ còn phát hiện vòng đầu của thai nhi không tăng.
Chính bản thân chị N.T.L cũng đề nghĩ được sinh mổ vì không dám sinh thường, b.é t.rai ra đời với một vòng dây rốn thắt nút. Các bác sĩ đều cho biết thật may mắn vì sản phụ chọn sinh mổ, bởi với tình trạng nguy hiểm này của bé, sinh thường thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra.
Hiện tượng dây rốn thắt nút chiếm tỷ lệ 0,3-2,2% của các ca sinh. Tỷ lệ t.ử v.ong của các thai nhi có dây rốn thắt nút tăng gấp 4 lần so với thai nhi bình thường. Khi dây rốn thắt nút, đa số các trường hợp sẽ thắt lỏng, thai nhi thường ít bị ảnh hưởng. Nhưng nếu dây rốn bị thắt chặt, sẽ làm cản trở tuần hoàn thai nhi, hậu quả cuối cùng là thai nhi sẽ c.hết trong bụng mẹ.
Có 1 số yếu tố làm tăng nguy cơ dây rốn thắt nút như: dây rốn dài, đa ối, kích thước thai nhi nhỏ, thai nhi là b.é t.rai, mẹ bị tiểu đường thai kỳ, song thai 1 túi ối, có chọc dò ối thai kỳ, đẻ nhiều và mẹ dùng các chất kích thích…
Theo afamily