Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết vừa triển khai tiêm vắc xin cúm mùa cho 20.988 nhân viên y tế tại 153 cơ sở y tế của 4 tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu và Đắc Lắk; tỷ lệ tiêm chủng đạt mục tiêu đề ra là 90%.
Dự kiến đến năm 2020, Bộ Y tế tiếp tục mở rộng triển khai tiêm vắc xin cúm mùa cho nhân viên y tế tại 24 tỉnh, thành phố, sử dụng vắc xin cúm mùa do Việt Nam sản xuất đã được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành.
Đây là một chương trình hiệu quả nhằm tạo miễn dịch bảo vệ phòng bệnh cúm mùa cho các nhân viên y tế, hỗ trợ cho việc chuẩn bị sẵn sàng phòng chống đại dịch nếu có, đồng thời cũng tạo điều kiện phát triển sản xuất vắc xin trong nước nhằm phục vụ tốt hơn cho người dân Việt Nam.
Cúm mùa là bệnh lây truyền qua đường hô hấp cấp tính, có thể xảy ra ở nhiều mức độ như đại dịch, dịch, dịch nhỏ địa phương và các trường hợp tản phát. Hàng năm, trên thế giới có khoảng 20-30% t.rẻ e.m và 5-10% người lớn mắc bệnh cúm; trung bình các vụ dịch cúm gây bệnh cho khoảng 500-800 triệu người/năm, trong đó khoảng 5 triệu trường hợp bị bệnh cúm nặng và 250.000 – 500.000 trường hợp t.ử v.ong.
Tại Việt Nam, hàng năm ghi nhận 1,6-1,8 triệu trường hợp mắc hội chứng cúm. Sử dụng vắc xin cúm là biện pháp dự phòng hiệu quả làm giảm 89% nguy cơ lây nhiễm cúm ở người khỏe mạnh, 78% số ngày nghỉ việc ở những người có độ t.uổi làm việc, giảm 57% nguy cơ nhập viện và 67% nguy cơ t.ử v.ong ở t.uổi già, giảm 85% nguy cơ bị hội chứng cúm và giảm 41% nguy cơ nhiễm khuẩn hô hấp ở t.rẻ e.m.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, những người có nguy cơ cao mắc bệnh cúm mùa bao gồm: phụ nữ đang mang thai, người cao t.uổi, t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi, người mắc bệnh mạn tính, nhân viên y tế. Nhóm nhân viên y tế là một trong số các nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cúm cao nhất và cũng là một trong những mắt xích liên quan đến việc lây truyền vi rút cúm sang nhóm bệnh nhân được họ chăm sóc và điều trị.
Các chuyên gia cho biết, vắc xin cúm mùa với các chủng vi rút cúm A/H1N1, A/H3N2 và cúm B đã được sử dụng tại Việt Nam nhiều năm nay thông qua hình thức tiêm chủng tự nguyện do người dân tự chi trả. Số lượng vắc xin sử dụng hàng năm ngày càng tăng nhưng vẫn còn bộ phận lớn người dân và nhân viên y tế còn dè dặt do cho rằng bệnh cúm không phải là bệnh nguy hiểm cũng như quan niệm sai lầm về tính an toàn và hiệu quả của vắc xin.
Chương trình hợp tác giới thiệu sử dụng vắc xin cúm (PIVI) do Trung tâm dự phòng, kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ và nhóm hành động vì sức khỏe toàn cầu (TFGH) bắt đầu hoạt động từ năm 2011 đến nay đã có 9 quốc gia tham gia với hơn 3 triệu liều vắc xin cúm mùa được cung ứng. Việt Nam là một trong những nước được PIVI hỗ trợ vắc xin cúm miễn phí để tiêm cho đối tượng nguy cơ cao.
Trên cơ sở khuyến cáo của Hội đồng tư vấn sử dụng vắc xin và sinh phẩm y tế của Bộ Y tế, ngày 11/5/2018, Bộ Y tế có Quyết định số 2893/QĐ-BYT về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng vắc xin cúm mùa cho nhân viên y tế tại một số tỉnh, thành phố năm 2019 – 2020. Thực hiện kế hoạch nêu trên, năm 2019, PIVI đã hỗ trợ Việt Nam 21.000 liều vắc xin Vaxigrip của Nhà sản xuất Sanofi Pasteur để triển khai tiêm chủng cho nhân viên y tế tại 4 tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đắc Lắc.
Công tác tiêm chủng được đảm bảo an toàn theo các quy định của Bộ Y tế, không ghi nhận trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng mà chỉ có 552 trường hợp phản ứng thông thường (đa số là sưng đau tại chỗ tiêm). Kiến thức về bệnh cúm cũng như tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin cúm mùa của nhân viên y tế cũng được nâng cao qua các hoạt động truyền thông trong khuôn khổ kế hoạch này.
Theo TTXVN
“Giữ chân” người bệnh
Mỗi năm, người Việt Nam chi hàng tỷ USD để ra nước ngoài khám, chữa bệnh. ể có thể “giữ chân” người bệnh, ngành y tế và các bệnh viện đang có nhiều giải pháp, từ cải tạo cơ sở vật chất, và đầu tư trang thiết bị cho đến xây dựng môi trường dịch vụ, cải thiện thái độ phục vụ của nhân viên y tế.
Các bác sĩ Bệnh viện K thực hiện ca phẫu thuật nội soi với hệ thống rô-bốt Da Vinci Xi cho người bệnh ung thư.
Theo ước tính của Bộ Y tế, năm 2018 có khoảng 50 nghìn lượt người bệnh Việt Nam ra nước ngoài điều trị làm “chảy máu” nguồn ngoại tệ khoảng hai tỷ USD. Nguyên nhân là do các cơ sở y tế trong nước mới chỉ tập trung vào giảm quá tải, khám, chữa bệnh thông thường mà chưa đầu tư phát triển kỹ thuật cao, chưa chú trọng chăm sóc sức khỏe toàn diện. Một nguyên nhân khác khiến nhiều người bệnh ra nước ngoài chữa bệnh là ở đó có dịch vụ chăm sóc tốt, thái độ phục vụ tận tình và thân thiện từ nhân viên y tế và đội ngũ bác sĩ. Như vậy nhu cầu về khám, chữa bệnh chất lượng cao (cả trình độ chuyên môn và thái độ phục vụ) của người dân là khá lớn.
Theo các chuyên gia, nếu các bệnh viện xây dựng được khu khám, chữa bệnh chất lượng cao, những người có điều kiện kinh tế sẽ không phải ra nước ngoài khám, chữa bệnh. Khi đó, người bệnh sẽ giảm được rất nhiều chi phí mà chất lượng không thua kém thế giới, còn bệnh viện lại có nguồn thu để tái đầu tư. Ngoài ra, hiện Việt Nam có khoảng 200 nghìn đến 500 nghìn người nước ngoài đang sinh sống, làm việc, nếu các cơ sở y tế tạo dựng được các phòng bệnh chất lượng cao thì nhóm đối tượng người bệnh này sẽ không phải trở về nước để chữa bệnh và chúng ta có thêm nguồn thu lớn.
ể giải quyết bài toán đó, Bộ Y tế đang xây dựng đề án thu hút người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và người Việt Nam có thu nhập cao khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế trong nước. ồng thời xây dựng quy định về giá dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu phù hợp với các đối tượng khác nhau. Các bệnh viện cũng đang có những chiến lược riêng để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đáp ứng yêu cầu của những người bệnh có yêu cầu cao hơn.
Thời gian qua, cùng với sự đầu tư của Nhà nước, nhiều bệnh viện mạnh dạn vay vốn của các tổ chức tín dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng cho nên nhiều bệnh viện có cơ sở vật chất hiện đại như: Bạch Mai, Hữu nghị Việt ức, Nhi Trung ương, Nội tiết Trung ương… qua đó đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân. Mới đây, Bệnh viện Hữu nghị Việt ức đưa vào sử dụng dàn thiết bị hiện đại gồm máy cắt lớp vi tính 256 dãy, 512 lát cắt, máy cộng hưởng từ 3.0 và máy chụp mạch số hóa xóa nền. Hệ thống thiết bị hiện đại này cho phép phát hiện sớm những tổn thương về tim mạch, thần kinh, cơ xương khớp, ổ bụng, lồng ngực… và cả ung thư nhờ hình ảnh chụp rõ nét, độ phân giải cao. Máy còn có thể tái tạo hình ảnh 3D, dựng hình mạch m.áu để đo kích thước, chọn hướng tiếp cận tổn thương. Thiết bị này thích hợp cho nhiều bệnh, nhất là cấp cứu chấn thương vỡ gan, thận nách có thể điều trị bảo tồn. Các thiết bị này còn làm giảm hơn 80% tia X độc hại cho cả nhân viên y tế và người bệnh; thời gian chụp nhanh, giúp người bệnh tiết kiệm thời gian, hạn chế những tác dụng phụ khi phải sử dụng thuốc cản quang, thuốc ổn định huyết áp với người có bệnh lý về huyết áp.
Bệnh viện K cũng vừa triển khai kỹ thuật điều trị xạ phẫu bằng Gamma Knife thế hệ Icon. ây là thế hệ máy xạ phẫu hiện đại nhất trên thế giới hiện nay. Nhờ đó, người bệnh không cần đi nước ngoài vẫn được hưởng các kỹ thuật cao ngay tại Việt Nam. Máy xạ này được trang bị thêm hệ thống chụp cắt lớp vi tính trong khi điều trị, hệ thống theo dõi di động. Với tính năng điều trị xạ phẫu Gamma Knife bằng cố định mặt nạ, người bệnh thoải mái, không bị đau, không cần gây tê mà vẫn đạt được hiệu quả điều trị. Hiện tại, bệnh viện đã điều trị Gamma Knife thường quy cho các bệnh nhân u não và trong các bệnh lý khác về não như các khối u nguyên phát di căn vào não; u màng não, u thần kinh, u tuyến yên, u sọ, các u lành ở nền sọ, vùng tuyến tùng và tuyến yên, các dị dạng động tĩnh mạch… Bệnh viện K cũng vừa triển khai hệ thống Rô-bốt Da Vinci thế hệ Xi, đây là thế hệ Rô-bốt hiện đại nhất trên thế giới hiện nay để điều trị cho người bệnh ung thư đầu cổ, hạ họng thanh quản, phổi, thực quản, dạ dày, đại trực tràng, gan mật tụy, t.iền liệt tuyến, bàng quang.
Ngoài việc nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư thiết bị, giường bệnh, trình độ bác sĩ, các cơ sở y tế đang từng bước cải thiện chất lượng phục vụ; quan tâm tới chế độ dinh dưỡng, tâm, sinh lý của người bệnh; cải cách thủ tục hành chính. Ngành y tế đang hướng tới bệnh viện hai không (không dùng t.iền mặt và không giấy tờ); tiếp tục đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh; đồng thời phát triển dịch vụ chăm sóc, tư vấn, hỗ trợ thông tin cho người bệnh và người nhà. Xây dựng các trung tâm y tế chuyên sâu ở các trung tâm hành chính lớn, các khu du lịch trọng điểm.
LÊ BÌNH
Theo Nhân dân