Chủ hàng thịt viêm màng não vì dính liên cầu khuẩn lợn

Bệnh nhân quê Vĩnh Long làm nghề bán thịt heo bị viêm màng não do liên cầu khuẩn lợn đã được bác sĩ cứu sống kịp thời.

Ảnh minh họa

Ngày 15/11, BV Nhân dân 115 TP.HCM cho biết, vừa cứu sống một bệnh nhân mắc chứng viêm màng não. Bệnh nhân là ông Đ.V.H (74 t.uổi, quê Vĩnh Long), nhập viện trong tình trạng đau, tê vai trái, sốt. Người thân cho hay, ông H. có t.iền sử tăng huyết áp và hàng ngày hành nghề bán thịt heo.

Tại viện, bệnh nhân được cho xét nghiệm, chụp CT scan, bác sĩ chẩn đoán ông H bị viêm màng não do liên cầu khuẩn lợn. Sau đó, bệnh nhân được điều trị nội khoa với kháng sinh trong 2 tuần. Hiện, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch.

Theo bác sĩ, Nguyễn Phước Lan Anh, Khoa bệnh nhiệt đới, bệnh liên cầu khuẩn lợn do Streptococcus suis gây ra. Một số triệu chứng biểu hiện khi mắc liên cầu khuẩn lợn như: viêm màng não, xuất huyết, kể cả viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp.

Bác sĩ Lan Anh khuyến cáo, bệnh này có thể lây cho người, bệnh được xếp vào nhóm bệnh cung của người và động vật. Khi con người tiếp xúc với heo bệnh hoặc các sản phẩm của bệnh rất có nguy cơ nhiễm và phát bệnh.

Để phòng ngừa bệnh, bác sĩ khuyên không mua thịt heo khi chưa có qua cơ quan kiểm dịch, không ăn heo c.hết hoặc các món tái và đặc biệt là không nên ăn tiết canh trong thời gian có dịch. Đối với người hay tiếp xúc với thịt heo thì nên mang găng tay khi có vết thương hở, dụng cụ chế biến thịt phải sạch, nên có 1 bộ dụng cụ riêng khi chế biến thịt heo sống và chín.

Phan Nhơn

Theo vietnamnet

Nhiễm liên cầu khuẩn heo gây viêm màng não, nguy hiểm đến tính mạng

Cụ ông chỉ bị tê vai trái, kèm theo sốt nhưng bất ngờ các bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị viêm màng não do liên cầu khuẩn heo. Một căn bệnh rất nguy hiểm đang đe dọa đến tính mạng.

Các bác sĩ tiến hành chọc dò tủy sống thì phát hiện bệnh nhân bị viêm màng não do nhiễm liên cầu khuẩn heo – Ảnh: BVCC

Ngày 14.11, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) cho hay bệnh viện đang tiếp nhận và điều trị một cụ ông bị viêm màng não do liên cầu khuẩn lợn (heo) sau khi cụ cho biết chỉ tê vai trái và sốt nhẹ.

Theo người nhà cụ ông Đ.V.H (74 t.uổi, ngụ tỉnh Vĩnh Long), trước nhập viện khoảng 1 tuần, cụ có biểu hiện bị đau, tê bì vai trái, kèm sốt nhẹ. Bệnh nhân tìm đến Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhân dân 115 để kiểm tra.

Tại đây các bác sĩ nhận thấy bệnh nhân rất tỉnh táo, chỉ có sốt nhẹ và đau, hạn chế cử động tay trái, cổ gượng, không dấu thần kinh khu trú. Tuy nhiên, qua khai thác bệnh sử, các bác sĩ ở đây biết được bệnh nhân làm nghề bán thịt heo và có t.iền căn tăng huyết áp. Nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh có liên quan đến heo, các bác sĩ tiến hành cấy m.áu và cấy dịch não tủy ở bệnh nhân.

Theo bác sĩ Nguyễn Phước Lan Anh (Khoa Bệnh nhiệt đới), kết quả cấy dịch não tủy ở bệnh nhân cho thấy Streptococcus suis II (liên cầu khuẩn heo) kháng sinh đồ nhạy kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ III, quinolon, đề kháng với các nhóm macrolide, clindamycin. Đặc biệt, kết quả cấy m.áu phát hiện Streptococcus suis II kháng sinh đồ nhạy kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ III, quinolon, đề kháng với các nhóm macrolide, clindamycin. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm màng não do liên cầu khuẩn heo.

“Chúng tôi đã tiến hành điều trị kháng sinh Ceftriaxone 4g TMC cho bệnh nhân liên tục nhiều ngày liền. Sau 2 tuần điều trị, đến nay trạng bệnh cải thiện tốt dần, không còn sốt, vùng vai trái giảm đau”, bác sĩ Lan Anh cho hay.

Qua trường hợp trên, bác sĩ Nguyễn Phước Lan Anh khuyến cáo các bác sĩ khi khám cần hỏi kỹ t.iền căn và các yếu tố nguy cơ dịch tễ của bệnh nhân, khi nghi ngờ bệnh nhân có viêm màng não cần chọc dò sớm để chẩn đoán và điều trị kịp thời nhằm làm giảm tỷ lệ t.ử v.ong do các biến chứng gây ra.

Mọi người khi mua thịt heo nên chọn mua thịt đã qua kiểm định của cơ quan thú y; tránh mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề. Đặc biệt khi ăn thịt heo phải nấu chín, tuyệt đối không ăn heo c.hết, không ăn các món ăn tái, nhất tiết canh heo. Những người có vết thương hở phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt heo tái hoặc sống. Phải giữ các dụng cụ chế biến ở nơi sạch sẽ, rửa sạch tay và rửa các dụng cụ chế biến sau khi tiếp xúc, chế biến thịt heo.

Theo bác sĩ Lan Anh, bệnh liên cầu khuẩn heo do Streptococcus suis (S.suis) gây nên thường có các biểu hiện lâm sàng chính như: viêm màng não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp. Chính vì vậy bệnh liên cầu khuẩn heo được xếp vào nhóm các bệnh chung của người và động vật. Con người có nguy cơ lây nhiễm và phát bệnh khi tiếp xúc với heo bệnh hoặc các sản phẩm từ heo bệnh.

Hồ Quang

Theo motthegioi

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *