Chế độ ăn lành mạnh dựa trên thực phẩm lành mạnh

Duy trì được một chế độ ăn lành mạnh trong suốt cuộc đời sẽ giúp phòng tránh được duy dinh dưỡng ở tất cả các thể, bao gồm cả thừa cân, béo phì và các bệnh không lây nhiễm.

Chế độ ăn lành mạnh:

Rau quả: Ăn ít nhất 400g rau quả hàng ngày để giảm nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa và tăng mức tiêu thụ chất xơ.

Chất béo: Giảm lượng chất béo xuống dưới 30% tổng năng lượng khẩu phần để kiểm soát cân nặng và giảm nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm, bằng cách: Nên hấp hoặc luộc thức ăn thay vì chiên xào; Thay mỡ, bơ bằng các loại dầu thực vật chưa bão hòa như dầu đậu nành, dầu ngô, dầu hạt cải, dầu hướng dương; sử dụng các loại sữa hoặc chế phẩm sữa tách bơ, thịt nạc, hoặc loại bỏ các phần mỡ thừa khỏi thịt, giảm việc tiêu thụ các thức ăn nướng hoặc chiên, các thực phẩm đóng gói sẵn chứa nhiều chất béo chuyển hóa công nghiệp.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Muối, natri và kali: Chúng ta thường tiêu thụ quá nhiều natri thông qua muối và lại ít kali. Trong khi ăn nhiều natri và ít kali góp phần gây tăng huyết áp và làm tăng nguy cơ bệnh tim và đột quỵ. Giảm mức tiêu thụ muối xuống dưới 5g một ngày bằng cách hạn chế sử dụng muối và các gia vị có chứa nhiều muối khi nấu nướng và chuẩn bị thực phẩm.

Đường: Hạn chế sử dụng các loại thức ăn nước uống có hàm lượng đường cao như đồ ăn vặt, kẹo, nước ngọt (có ga hoặc không có ga), nước quả, các dịch cô đặc hoặc bột pha nước uống, nước uống có hương vị, trà uống liền, sữa có đường…

Thực phẩm lành mạnh: những thực phẩm có ít chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, đường tự do và muối. Không có thực phẩm nào được coi là hoàn toàn lành mạnh, cũng không có thực phẩm nào là hoàn toàn xấu, không lành mạnh.

Với các thực phẩm tự nhiên, cần kết hợp chúng một cách đa dạng, đảm bảo đầy đủ về số lượng và cân đối các chất dinh dưỡng, lựa chọn thực phẩm mùa nào thức nấy. Với các thực phẩm được qua chế biến, trong quá trình chế biến người sản xuất phải hạn chế sử dụng hoặc làm gia tăng các thành phần tạo nên thực phẩm “không lành mạnh” thông qua việc kiểm soát các thành phần “xấu” như muối, đường đơn, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa. Nên hạn chế ăn đồ ăn liền, đồ chiên rán, đồ hộp, vì ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

Với trẻ nhỏ, các lời khuyên dinh dưỡng cũng tương tự như người lớn nhưng cần lưu ý: Trong 2 năm đầu đời của trẻ, dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp phát triển tăng trưởng tối ưu về cả thế chất và trí tuệ. Đồng thời, dinh dưỡng tốt cũng giúp trẻ giảm nguy cơ thừa cân béo phì và bệnh không lây nhiễm khi trẻ lớn lên.

Trẻ nhỏ cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và bú mẹ kéo dài đến 24 tháng hoặc lâu hơn. Khi trẻ tròn 6 tháng t.uổi, cùng với sữa mẹ, trẻ cần được ăn bổ sung với các thực phẩm đa dạng, đủ về số lượng, an toàn và giàu dinh dưỡng. Không nên thêm đường và muối vào thức ăn bổ sung của trẻ.

Theo kinhtedothi

Bayer đồng hành cùng Ngày An toàn cho Bệnh nhân lần đầu tiên năm 2019

Vừa qua Bayer vinh dự là một trong những đơn vị đồng hành cùng Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 8 do Tổng hội Y học Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế tổ chức tại Hà Nội vào ngày 25/10/2019.

PGS.TS. Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam và PGS. TS. Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế tặng hoa và chứng nhận cho các nhà tài trợ

Với chủ đề “Quản lý các bệnh không lây nhiễm tại y tế cơ sở ở các nước Đông Nam Á”, hội nghị thu hút gần 500 đại biểu là Lãnh đạo các Bộ, Ban, Ngành Trung ương, các nhà khoa học, thầy thuốc từ các Hội thành viên của Tổng hội y học Việt Nam, trường Đại học, Sở Y tế, Bệnh viện trên toàn quốc, đại diện Tổ chức y tế Thế giới tại Việt Nam và đại diện của Hội Y học các nước Thái Lan, Indonesia, Singapore, Myanmar. Hiện nay, bệnh không lây nhiễm như bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư, bệnh đường hô hấp mạn tính, rối loạn tâm thần của người cao t.uổi… đang là nguyên nhân gây t.ử v.ong hàng đầu tại Việt Nam. Các báo cáo viên tại hội nghị đã cập nhật thực trạng điều trị và chia sẻ kinh nghiệm cũng như đề xuất các giải pháp để quản lý hiệu quả các bệnh không lây nhiễm tại y tế cơ sở.

Để đảm bảo chất lượng điều trị và chất lượng cuộc sống cho người bệnh, việc sử dụng thuốc an toàn là vấn đề đang được xã hội, cộng đồng quan tâm. Bên cạnh đó, chúng ta đang đối mặt với sự già hóa dân số ngày càng gia tăng. Đại diện Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc, PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh – Giám đốc đã trình bày trước toàn thể hội nghị về vấn đề đảm bảo an toàn trong sử dụng thuốc cho người cao t.uổi. Theo PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh, cùng với xu hướng già hóa dân số toàn cầu, Việt Nam hiện nay có khoảng 5,2 triệu người cao tuổi> 65 t.uổi. Tình trạng đa bệnh lý, đa thuốc cùng với việc sử dụng một số nhóm thuốc có khả năng không phù hợp có thể làm tăng nguy cơ biến cố bất lợi khi sử dụng thuốc cho người cao t.uổi. Trong bối cảnh này, cần đảm bảo sử dụng thuốc an toàn ở người cao t.uổi thông qua việc hạn chế tối đa sử dụng các thuốc không phù hợp, góp phần nâng chất lượng điều trị cũng như giảm chi phí điều trị trong lĩnh vực lão khoa.

PGS. TS. Nguyễn Hoàng Anh, Giám đốc Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc trình bày bài “Đảm bảo an toàn trong sử dụng thuốc cho người cao tuổi” trong hội nghị

Kể từ năm 2019, ngày 17 tháng 9 hàng năm được Tổ chức Y tế Thế giới khởi xướng và trở thành ngày An toàn cho Bệnh nhân. Đây là một chiến dịch toàn cầu nhằm nâng cao nhận thức của các bên liên quan trong toàn bộ hệ thống chăm sóc y tế, cùng nhau phối hợp để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. “Tại Bayer, sự an toàn của bệnh nhân luôn được đặt lên hàng đầu. Chúng tôi cam kết đồng hành cùng các đối tác trong các nỗ lực và hành động chung nhằm góp phần nâng cao việc sử dụng thuốc an toàn và đúng cách cho bệnh nhân. Bayer cũng rất quan tâm đến việc nghiên cứu phát triển thuốc mới cho đối tượng bệnh nhân cao t.uổi có bệnh mạn tính” bác sĩ Lynette Moey, Tổng Giám đốc Bayer Việt Nam cho biết.

P.V

Theo T.iền phong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *