Nhiều người sau khi sinh, không có hoặc ít sữa đã dùng thuốc kích thích sữa. Vậy thực chất loại thuốc này có tác dụng hay không.
Việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong chế độ ăn của mẹ là hết sức cần thiết để duy trì tác dụng lợi sữa của thuốc
Quá trình tiết sữa ở người được kiểm soát bởi sự tương tác qua lại của nhiều loại hormone, trong đó, prolactin có vai trò đặc biệt quan trọng. Trong thời kỳ mang thai, dưới tác dụng của một số loại hormone như estrogen, progesterone, insulin, cortisol và thyroxine, nhu mô tuyến vú sẽ tăng sinh hệ thống ống tuyến và nang tuyến để chuẩn bị cho việc bắt đầu tiết sữa. Quá trình tiết sữa sẽ bắt đầu khi nồng độ prolactin trong m.áu tăng cao.
Metoclopramide là thuốc có tác dụng kích thích đường tiêu hóa, thường được sử dụng để điều trị triệu chứng của bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, liệt dạ dày do đái tháo đường, dự phòng hoặc điều trị buồn nôn và nôn do dùng hóa chất, sau phẫu thuật… nhưng thuốc cũng có tác dụng kích thích tiết sữa thông qua việc ngăn chặn sự giải phóng dopamine ở hệ thần kinh Trung ương, từ đó làm tăng nồng độ prolactin trong m.áu.
Tuy nhiên, khi dùng quá liều, metoclopramide có thể gây các biểu hiện như run chân tay, rối loạn vận động và trương lực. Do đó, khi sử dụng với mục đích kích thích tạo sữa, tính an toàn của thuốc đối với trẻ là vấn đề hết sức được quan tâm. Ngoài ra, metoclopramide còn được sử dụng thành công để kích thích tiết sữa ở những phụ nữ không mang thai trước đó, ví dụ như các bà mẹ cần sữa để nuôi con nuôi hoặc nhờ mang thai hộ.
Tuy nhiên, lượng sữa thu được trong những trường hợp này thường không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của trẻ. Các bà mẹ đẻ non cũng thường bị thiếu sữa do trẻ không có khả năng bú. Trong những trường hợp này, tác dụng lợi sữa và tính an toàn của metoclopramide cũng đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu. Song việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong chế độ ăn của mẹ là hết sức cần thiết để duy trì tác dụng lợi sữa của thuốc.
Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc lợi sữa, cần lưu ý giải quyết tốt các yếu tố gây mất sữa như trẻ lười bú, chế độ ăn của mẹ không đầy đủ chất dinh dưỡng… Bên cạnh đó, bạn phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để có chỉ định phù hợp, tránh những tai biến đáng tiếc có thể xảy ra.
Theo anninhthudo
Cà chua ‘đại kỵ’ với những người này, thèm đến mấy cũng nên tránh cho xa
Cà chua có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe, giàu vitamin và là loại quả góp phần chế biến nên rất nhiều món ăn ngon miệng và bổ dưỡng.
Thế nhưng với một số người, ăn cà chua lại có thể khiến bệnh tình nặng thêm, thậm chí gây nguy hại cho sức khỏe.
Ảnh minh họa: Internet
Cà chua là loại quả đem lại nhiều dưỡng chất cho cơ thể, tuy nhiên khi mắc một số bệnh sau đây, nếu ăn cà chua vào sẽ có tác dụng ngược lại.
Những người không nên ăn cà chua
Những người bị dạ dày
Cà chua rất chua và có thể gây ợ nóng ở những người có vấn đề về dạ dày như viêm dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản. Ngay cả khi bạn khỏe mạnh thì việc ăn quá nhiều cà chua sẽ dẫn đến các vấn đề về dạ dày.
Gây đau khớp cho một số người
Ăn quá nhiều cà chua có thể gây đau khớp vì cà chua có một chất kiềm gọi là solanine, chất này tích tụ canxi trong các mô. Khi việc tích tụ canxi quá nhiều sẽ dẫn đến viêm, đau và sưng ở khớp.
Cà chua không chỉ gây hiện tượng tích tụ canxi trong cơ thể mà còn giàu chất oxalate – một chất không được chuyển hóa dễ dàng khi tiêu thụ quá mức và nó có thể dẫn đến sỏi thận. Cà chua cũng rất giàu kali, có thể làm suy giảm chức năng thận. Nếu bạn đã bị các vấn đề về thận, hãy chú ý khi ăn cà chua. Ảnh minh họa: Internet
Những người bị bệnh tự miễn
Cà chua là một phần của một nhóm thực vật được gọi là nighthades. Các alcaloid có thể làm nặng thêm tình trạng viêm trong cơ thể, điều này đặc biệt xấu đối với những người mắc các bệnh tự miễn. Do đó nếu mắc hội chứng này bạn nên loại bỏ cà chua khỏi chế độ ăn uống hằng ngày.
Những người bị thận
Cà chua không chỉ gây hiện tượng tích tụ canxi trong cơ thể mà còn giàu chất oxalate – một chất không được chuyển hóa dễ dàng khi tiêu thụ quá mức và nó có thể dẫn đến sỏi thận. Cà chua cũng rất giàu kali, có thể làm suy giảm chức năng thận. Nếu bạn đã bị các vấn đề về thận, hãy chú ý khi ăn cà chua.
Những người hay bị dị ứng
Cà chua chứa một hợp chất gọi là histamine giúp tăng cường hệ thống miễn dịch để chống lại vi khuẩn, vi rút. Điều mày thường xuất hiện dưới dạng các phản ứng dị ứng như phát ban và sưng lưỡi. Đối với những người đã được chẩn đoán là dị ứng với cà chua, những triệu chứng đó có thể còn nghiêm trọng hơn.
Ăn quá nhiều cà chua có thể gây đau khớp vì cà chua có một chất kiềm gọi là solanine, chất này tích tụ canxi trong các mô. Khi việc tích tụ canxi quá nhiều sẽ dẫn đến viêm, đau và sưng ở khớp. Ảnh minh họa: Internet
Người bị hội chứng ruột kích thích
Nếu bạn bị hội chứng ruột kích thích thì không nên ăn cà chua vì chúng có thể gây tiêu chảy, chuột rút, đầy hơi và táo bón.
Gây hội chứng đổi màu da
Lycopene là một loại sắc tố có trong cà chua và các loại thực phẩm khác. Khi được tiêu thụ với số lượng phù hợp, chất này rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều cà chua sẽ gây hiện tượng đổi màu da được gọi là lycopenodermia.
Bạn có thể bị các vấn đề về tiết niệu
Thực phẩm có nhiều axit như cà chua có thể gây kích thích bàng quang. Nếu bạn mắc các bệnh về đường tiết niệu thì nên hạn chế ăn loại thực phẩm này.
Ngoài ra khi ăn cà chua nên lưu ý những điều sau:
Không nên ăn hạt cà chua
Khi bạn ăn cà chua bạn đừng bao giờ ăn hạt nhiều bởi hát cà chua không thể phân giải được trong hệ tiêu hóa của con người. Khi bạn ăn nhiều hạt cà chua trong quá trình vận chuyển thức ăn của đường ruột, người ta sợ nó lọt vào ruột thừa dễ gây viêm ruột thừa ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Đặc biệt, với trẻ nhỏ thì các bà nội trợ không nên cho trẻ ăn nhiều cà chua chất camen dễ gây táo bón, trẻ lại nhiều giun ảnh hưởng tới sức khỏe của con bạn.
Thông thường rau và trái cây thường được cho vào tủ lạnh để giữ tươi lâu, nhưng cà chua lại là một trường hợp khác. Khi ta cho cà chua vào trong tủ lạnh, cái lạnh sẽ ngăn cản cà chua chín tiếp, đồng nghĩa với việc hương vị tươi ngon của cà chua sẽ ngừng phát triển. Lạnh sẽ khiến cà chua bị khô, vỏ cà chua trở nên nhăn nheo, nước bị mất và cà chua dễ vỡ khi bạn cắt thái. Khi đó, mùi vị ngọt, thơm của cà chua cũng bị hao hụt. Ảnh minh họa: Internet
Không ăn cà chua khi đói
Trong thành phần dinh dưỡng của cà chua chứa nhiều vitamin C, nên khi bạn ăn khi đói dễ bị ảnh hưởng tới dạ dày. Ngoài ra, trong cà chua còn chứa chất pectin và nhựa phenolic chứa a-xít, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của bạn. Ngoài ra, dạ dày tiêu thụ những chất này có thể gây nên tình trạng nôn mửa, đau bụng dễ gây ngộ độc. Vì vậy, khi bạn đói đừng bao giờ ăn cà chua kẻo gây bệnh cho mình.
Không ăn cà chua xanh
Trong thành phần dinh dưỡng của quả cà chua anh chứa chất độc tố gây ngộ độc buồn nôn, chóng mặt, rất nguy hiểm tới tính mạng của bạn. Chính vì vậy, bạn tuyệt đối không nên ăn các loại cà chua xanh, cà chua chưa chín kỹ kẻo ảnh hưởng tới sức khỏe của mình.
Lá cà chua có thể gây độc
Bạn cần hết sức cẩn thận với lá cà chua vì chúng không an toàn khi ăn nhiều. Nếu tiêu thụ nhiều lá cà chua thì có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng và thậm chí là t.ử v.ong.
Không đun quá lâu
Khi bạn sử dụng cà chua đã được nấu chín kĩ hoặc để trong thời gian dài, dinh dưỡng và hương vị sẽ bị mất đi. Bên cạnh đó, nếu bạn ăn phải cà chua không còn chất dinh dưỡng có thể gây nên tình trạng ngộc độc thực phẩm, không tốt cho sức khỏe, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
Không bảo quản trong tủ lạnh
Thông thường rau và trái cây thường được cho vào tủ lạnh để giữ tươi lâu, nhưng cà chua lại là một trường hợp khác. Khi ta cho cà chua vào trong tủ lạnh, cái lạnh sẽ ngăn cản cà chua chín tiếp, đồng nghĩa với việc hương vị tươi ngon của cà chua sẽ ngừng phát triển. Lạnh sẽ khiến cà chua bị khô, vỏ cà chua trở nên nhăn nheo, nước bị mất và cà chua dễ vỡ khi bạn cắt thái. Khi đó, mùi vị ngọt, thơm của cà chua cũng bị hao hụt.
HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)
Theo T.iền phong