Mắc 10 bệnh này, nên ngừng uống sữa ngay nếu không muốn gặp nguy hiểm

Sữa được quảng cáo như một thực phẩm bổ trợ hoàn hảo cho sự phát triển của trẻ và cung cấp năng lượng cho con người nhưng không phải ai cũng phù hợp để dùng nó.

Như chúng ta đã biết, sữa luôn được coi là một vật phẩm để bổ sung dinh dưỡng. Protein và khoáng chất cao có trong nó có thể được cơ thể con người hấp thụ một cách hiệu quả. Sữa cũng có hương vị thơm ngon dễ uống, vì vậy nó đã trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều người mỗi khi cần hồi phục sức khỏe hay thể lực.

Mặc dù có nhiều lợi ích, nhưng 10 đối tượng dưới đây cần tránh xa sữa để tránh tình trạng bệnh thêm trầm trọng:

1. Dị ứng sữa

Không chỉ dị ứng với sữa, có một số người bị dị ứng với protein giàu sữa và các chất dinh dưỡng khác. Thông thường, sau khi uống loại sữa này, cơ thể sẽ có các triệu chứng dị ứng như tiêu chảy, phát ban, ngứa…

2. Sỏi thận

Bệnh nhân bị sỏi thận nên tránh xa sữa vì thực phẩm này chứa nhiều canxi, người bình thường có thể bổ sung canxi để củng cố xương, nhưng khi đã bị sỏi thận, bổ sung canxi quá mức có thể làm tăng hình thành sỏi thận ở thận, khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

3. Chức năng túi mật hoặc tuyến tụy không tốt

Trong thành phần của sữa có khá nhiều chất béo, để tiêu hóa cần có sự tham gia của túi mật và tuyến tụy. Nếu hai cơ quan này không khỏe mạnh, chất béo không tiêu hóa sẽ trực tiếp đi vào các phần khác của đường tiêu hóa, sẽ làm tăng gánh nặng lên đường ruột.

4. Những người bị viêm thận cấp

Với những người bị viêm thận cấp mà uống sữa hàng ngày cũng sẽ khiến tạo nhiều amoniac cho cơ thể. Một số lượng lớn các amoniac này trong nhiều trường hợp được bài tiết qua thận. Vì vậy, những người viêm thận cấp phải kiểm soát một cách chặt chẽ việc tiêu thụ các thực phẩm giàu protein như sữa để giảm gánh nặng cho thận.

5. Thiếu m.áu

Ở những bệnh nhân bị thiếu m.áu do thiếu sắt, nếu uống sữa sẽ khiến canxi và phốt pho trong sữa ảnh hưởng đến việc hấp thụ sắt của cơ thể. Nếu bạn bổ sung 300-600mg canxi cùng lúc có thể ức chế hấp thu sắt đáng kể., do đó ảnh hưởng đến quá trình cung cấp m.áu của bệnh nhân.

6. Vừa trải qua cuộc phẫu thuật bụng

Hầu hết trong những loại sữa thông thường đều có sự hiện diện của các trực khuẩn axit lactic. Các khuẩn axit lactic thường lên men ở trong bên đường ruột. Vì thế khi đang phẫu thuật dạ dày với việc áp dụng các thủ thuật y tế công nghệ cao để gây ức chế, gây mê lên các cơ quan bụng sẽ làm cho nhu động đặc biệt trong ruột bị suy yếu và làm trầm trọng hơn sự đầy hơi ở dạ dày.

7. Trào ngược dạ dày

Chất béo trong sữa sẽ ảnh hưởng đến sự co bóp cơ vòng thực quản dưới, từ đó làm tăng sự trào ngược của dịch dạ dày và ruột, khiến tình trạng bệnh trào ngược dạ dày thêm nghiêm trọng.

8. Tiếp xúc với chì và nồng độ chì quá tiêu chuẩn

Đối với những người thường xuyên tiếp xúc với chì như công nhân trong nhà máy, uống sữa sẽ gây ra tình trạng chóng mặt, mất ngủ, dễ mệt mỏi… vì lactose trong sữa có thể thúc đẩy hấp thu và tích lũy chì trong cơ thể dẫn đến ngộ độc chì.

9. Những người đang hôn mê do xơ gan

Nếu như bạn đang rơi vào tình trạng hôn mê do xơ gan càng nên tránh xa sữa. Nguyên nhân là do uống sữa vào thời điểm này sẽ duy trì và làm trăng mức amoniac trong cơ thể. Điều này khiến gan của bạn hoạt động chậm chạp hơn và thậm chí có thể làm gan bị hư hỏng, làm nặng thêm tình trạng hôn mê.

10. Bị viêm loét đường tiêu hóa

Người đã bị viêm loét đường tiêu hóa uống sữa có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, ruột bài tiết rất nhiều axit, khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.

An An (Dịch theo QQ)

Theo vietnamnet

Thực phẩm phổ biến hằng ngày có thể gây dị ứng ở trẻ

Sữa, trứng, đậu phộng,… là một số thực phẩm có thể gây dị ứng ở trẻ.

Theo Healthline, dưới đây là một số thực phẩm được biết đến là một trong những nguyên nhân phổ biến gây dị ứng ở t.rẻ e.m:

Trứng

Mặc dù trứng rất bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe nhưng đây là một trong những thực phẩm dễ gây dị ứng, thông thường dị ứng chủ yếu với các protein ở lòng trắng trứng. Chính vì thế, khi cho trẻ ăn trứng cha mẹ nên lưu ý.

Các protein ở lòng trắng trứng có thể gây dị ứng ở trẻ. Ảnh: Internet

Lúa mì

Lúa mì có chất gluten, chất này có thể gây ra phản ứng với hệ thống miễn dịch của cơ thể trẻ. Dị ứng với lúa mì có thể sẽ gây ngăn cản sự hấp thu khoáng chất và vitamin từ thực phẩm, từ đó dẫn đến thiếu hụt dưỡng chất.

Lúa mì có chất gluten, chất này có thể gây ra phản ứng với hệ thống miễn dịch của cơ thể trẻ. Ảnh: Internet

Đậu phộng

Đậu phộng là một trong những thực phẩm có thể gây dị ứng ở trẻ. Một số triệu chứng của dị ứng đậu phộng là mẩn đỏ, phát ban,… nặng hơn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Đậu phộng là một trong những thực phẩm có thể gây dị ứng ở trẻ. Ảnh: Internet

Sữa

Dị ứng sữa là một trong những loại dị ứng phổ biến ở trẻ. Trẻ bị dị ứng sữa có một số triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa, phát ban,… Chính vì thế, các chuyên gia khuyến cáo không nên cho trẻ dưới một t.uổi uống sữa dê, sữa bò… do trong những loại sữa này có hàm lượng protein cao dễ gây dị ứng cho trẻ.

Dị ứng sữa là một trong những loại dị ứng phổ biến ở trẻ. Ảnh: Internet

CHÂU NGUYÊN

Theo PLO

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *