Dù su hào được mệnh danh là “thần dược” của mùa Đông nhưng nếu bạn ăn nó theo cách này thì còn rước bệnh hại thân

Không chỉ làm thực phẩm, su hào còn được mệnh danh là “thần dược” của mùa Đông. Tuy nhiên, nếu ăn sai cách cũng có thể gây tổn hại cho sức khỏe

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, su hào có chứa nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa cũng như chứa các chất như selen, axit folic, vitamin C, kali, magiê và đồng, cung cấp cho cơ thể nguồn khoáng chất và vitamin dồi dào.

Đặc biệt, loại rau này cũng có mặt trong bảng xếp hàng các loại rau có hàm lượng vitamin C hàng đầu, đáp ứng hơn 100% lượng vitmin C hàng ngày mà con người cần. Ngoài ra, hàm lượng phytochemical trong su hào vô cùng quý giá, có tác dụng chống ung thư, tiểu đường, cholesterol cao…

Theo Đông y, su hào có tính mát, vị ngọt hơi đắng, có tác dụng hóa đờm, giải khát, giải độc, lợi thủy, tiêu viêm, giúp dạ dày. Chủ yếu dùng chữa nước tiểu đục, đi ngoài ra m.áu, nhọt độc không rõ nguyên nhân, tỳ hư hỏa vượng, trúng phong bất tỉnh.

Ngoài làm rau ăn, su hào còn có thể tận dụng để chữa bệnh

Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) su hào không đơn thuần là rau ăn hàng ngày mà còn có nhiều tác dụng cho sức khỏe.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ su hào cực dễ làm được chuyên gia chỉ ra dưới đây, mọi người đều có thể áp dụng tại nhà.

1. Chữa viêm loét hành tá tràng

Cách dùng: Chuẩn bị 30g su hào, 30g lá bỏng. Đem 2 thứ đi giã nhỏ, thêm nước chín, vắt lấy nước cốt uống.

2. Chữa âm nang (t.inh h.oàn sưng to)

Cách dùng: Dùng su hào, thương lục thái lát, giã nhuyễn đắp ngoài.

3. Chữa đờm tích trong họng, giúp long đờm

Cách dùng: Dùng lá su hào nấu với dầu vừng, ăn và uống cả nước.

4. Giảm cân, chữa béo phì

Cách dùng:Su hào chứa nước và chất xơ, ít chất béo hòa tan, không cholesterol nên là thực phẩm lý tưởng của người bị béo phì hoặc muốn giảm cân, phòng chống bệnh tim mạch và đột quỵ. Tuy nhiên, nên ăn su hào luộc, nộm, hạn chế xào.

5. Tăng cường hệ miễn dịch

Cách dùng:Bạn nên bổ sung lượng su hào trong bữa ăn giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng khả năng phòng tránh bệnh tốt hơn.

6. Chữa miệng khô, khát nước

Cách dùng:Cắt su hào thành từng miếng và giã nát, cho thêm đường và nước đun sôi, uống.

7. Tiêu mụn nhọt

Cách dùng:Giã nát su hào, đắp vào chỗ chứa mụn hoặc vắt lấy nước uống để mụn nhanh lành.

8. Lên nhọt độc không rõ nguyên nhân

Cách dùng: Uống nước ép su hào, còn bã thì đắp vào khu mọc nhọt sẽ giúp giảm đau, nhọt nặn nhanh hơn.

Lưu ý quan trọng khi ăn su hào

Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng khuyến cáo rằng dù su hào là món có thể chữa bệnh và mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng khi ăn bạn không nên phạm phải những sai lầm sau:

– Tránh ăn sống su hào: Ăn nhiều sẽ gây ra đau bụng cho những người đang gặp khó khăn về đường tiêu hóa, người bị đau dạ dày, trẻ nhỏ.

– Không ăn quá nhiều su hào: Theo Đông y, su hào có thể giải độc, lợi tiểu, nên khi ăn nhiều quá trình thanh lọc diễn ra quá mạnh sẽ khiến cơ thể bị hao tổn khí huyết.

– Những người bị sưng tuyến giáp tuyệt đối không ăn su hào vì loại rau này có chứa hợp chất goitrogens gây sưng tuyến giáp.

ĐỖ ĐỖ

Theo baodansinh

Những sai làm khi “cực nguy hiểm” khi ăn su hào bạn cần biết, tránh rước họa vào thân

Su hào được mệnh danh là “thần dược” của mùa đông. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai cũng có thể ăn thực phẩm này nếu không muốn gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Su hào chứa nhiều dưỡng chất, là thực phẩm tốt cho sức khỏe – Ảnh: Minh họa

Tác dụng bất ngờ của su hào

– Phòng chống ung thư

Su hào có nồng độ phytochemical cao. Đặc biệt glucosinolates, được coi là một trong những hợp chất chống oxy hóa quan trọng nhất để ngăn chặn bệnh ung thư, bao gồm ung thư vú và tuyến t.iền liệt.

– Tốt để phòng cảm cúm

Trong su hào chứa nhiều vitamin C nên nó có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Một khi hệ miễn dịch khỏe mạnh thì cơ thể sẽ tránh được nhiều căn bệnh khác nhau.

– Giúp mẹ và thai nhi phát triển tốt hơn

Các vitamin và khoáng chất có trong su hào như selen, axit folic, kali, magiê… rất tốt cho quá trình mang thai của phụ nữ và tăng cường hoạt động não bộ, hệ thần kinh của trẻ khỏe hơn.

– Có tác dụng giảm cân

Su hào có chứa nhiều dinh dưỡng nhưng nó lại là thực phẩm ít calo. Cho nên, su hào rất hợp với người ăn kiêng vì nó đáp ứng được lượng vitamin và khoáng chất mà không làm vượt quá lượng calo, hạn chế nguy cơ thừa cân.

Không những thế, su hào còn chứa nhiều chất khoáng khác tốt cho cơ thể như đồng, canxi, mangan, sắt và phốt pho.

– Thanh lọc m.áu và thận

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, su hào là thực phẩm giúp thanh lọc m.áu và thận tốt, loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể, giúp tiêu hóa dễ dàng vì chúng có chứa nhiều vitamin C, potassium, vitamin B6.

– Tốt cho xương, thần kinh và cơ

Càng lớn t.uổi thì xương của chúng ta càng già và cách tốt nhất để làm chậm hoặc tránh quá trình này là sử dụng thực phẩm. Su hào là một trong số đó vì chúng có chứa nhiều mangan, sắt và canxi.

Không những thế, lượng kali có trong su hào rất tốt cho chức năng thần kinh và cơ, bởi khi các bộ phân cơ thể nhận đầy đủ lượng kali sẽ làm cho chúng ta xử lý thông tin nhanh và không bị kích động khi gặp chuyện rắc rối.

Những người tuyệt đối không ăn su hào

Dù mang tới nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe, tuy nhiên, không phải bất cứ ai, bất cứ khi nào cũng có thể ăn su hào.

– Người bị bệnh tuyến giáp

Su hào có thể chứa goitrogens, các hợp chất thực vật thường gặp trong các loại rau họ cải bắp như bông cải, súp lơ… có thể gây sưng tuyến giáp. Cho nên những người bị rối loạn chức năng tuyến giáp không nên bổ sung thực phẩm này vào bữa ăn.

– Người đau dạ dày, t.rẻ e.m

Su hào ăn sống sẽ giữ được hàm lượng các dưỡng chất cao hơn, tuy nhiên với những người khó tiêu hóa nó có thể gây đau bụng. Kể cả những người bị đau dạ dày, trẻ nhỏ không nên cho món nộm su hào sống hoặc ăn sống trực tiếp.

– Ăn nhiều su hào gây hao tổn khí huyết

Theo Đông y, su hào có tính mát, vị ngọt hơi đắng, có tác dụng hóa đờm, giải khát, giải độc, lợi thủy, tiêu viêm… Chủ yếu dùng chữa nước tiểu đục, đi ngoài ra m.áu, nhọt độc không rõ nguyên nhân, tỳ hư hỏa vượng, trúng phong bất tỉnh.

Song theo các bác sỹ Đông y vì su hào có tác dụng giải độc, lợi tiểu nên khi ăn nhiều sẽ khiến quá trình thanh lọc diễn ra mạnh làm cơ thể hao tổn khí huyết.

Cách chọn và mua su hào

– Nên chọn những củ có kích thước từ trung bình đến nhỏ, có nhiều lá non vì su hào non thường ngọt và mềm hơn.

– Lựa chọn những củ còn nguyên vẹn, màu sắc tự nhiên, tươi, cầm chắc và nặng tay, không giập hoặc nứt vỏ, không héo úa, không có mùi vị lạ.

– Hạn chế lựa chọn những củ có màu sắc quá mỡ màng, vỏ láng bóng, tươi một cách bất thường vì có thể chúng đã hấp thụ một lượng đáng kể hóa chất bảo vệ thực vật và thuốc kích thích tăng trưởng.

Quỳnh Chi

Theo ĐSPL

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *