“Thông thường 1 ngày sau mổ bằng kỹ thuật ít xâm lấn đường bên XLIF, BN đi lại bình thường…”
Việc phẫu thuật cột sống lối bên XLIF có sử dụng hệ thống cảnh báo thần kinh không những thay đổi hoàn toàn thói quen của đội ngũ phẫu thuật viên, mà đã xóa tan nỗi lo bị liệt sau mổ của người bệnh.c
Một ca can thiệp cột sống bằng lối bên XLIF tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Hệ thống cảnh báo hỗ trợ rất nhiều cho phẫu thuật viên
Dù trước đây, những tổn thương thần kinh trong phẫu thuật cột sống gặp không nhiều nhưng hậu quả để lại rất nặng nề. Chính điều này khiến người bệnh lo lắng, đắn đo và chậm trễ đi đến quyết định dù đã có chỉ định mổ của bác sĩ.
Bệnh nhân (BN) Lê Thanh B, 68 t.uổi, ở Thanh Hóa cũng chung tâm lý đó. Tuy nhiên, sau 1 ngày được áp dụng phương pháp phẫu thuật cột sống ít xâm lấn đường bên XLIF của BV Đại học Y Hà Nội, ông B đã đi lại bình thường. Ông B cho biết, ông bị thoát vị đĩa đệm, đau thắt lưng đã lâu, sau đó lan xuống 2 chân, đi lại rất khó khăn. Ông đi khám nhiều nơi, bác sĩ bảo nếu không mổ mà để lâu, chân sẽ teo dần và liệt nên ai mách thuốc gì hay ông cũng điều trị, từ thuốc nam thuốc bắc và vật lý trị liệu nhưng chỉ đỡ được một chút trong vài tháng, sau đó bệnh lại tái phát. Ông còn ra BV108 tiêm màng tủy để giảm đau nhưng cũng chỉ đỡ chút ít mà không khỏi.
Biết thông tin BV Đại học Y Hà Nội là đơn vị đầu tiên của Việt Nam áp dụng kỹ thuật mổ cột sống ít xâm lấn lối bên XLIF có sử dụng hệ thống cảnh báo thần kinh và mổ thành công cho BN nữ, 55 t.uổi ở Ninh Bình nên ông quyết định chọn mổ phương pháp này. “Tôi bị thoát vị đĩa đệm đốt L4, 5 nên chủ yếu là nằm vì chỉ đi lại được một lúc là đau như xé thịt. Nhưng khi nằm một lúc lại đau, nước mắt giàn giụa nhưng không dám kêu vì sợ vợ con lo lắng. Lắm lúc tôi đau đến phát sốt, huyết áp lên vù vù nhưng không dám mổ vì bác sĩ bảo mổ sẽ 50/50 nên tôi sợ bị liệt lắm. Thấy BV Đại học Y Hà Nội – là đơn vị đầu tiên của Việt Nam vừa triển khai phương pháp phẫu thuật cột sống ít xâm lấn đường bên XLIF nên tôi xin được mổ luôn”, ông B cho hay.
TS.BS Nguyễn Vũ – Phó Trưởng khoa Ngoại thần kinh cột sống và Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, trước đây trường hợp như ông B nếu phẫu thuật bằng phương pháp mổ mở hoặc mổ ít xâm lấn bằng lối sau sẽ có thể gặp 4 nguy cơ: Thứ nhất, do mổ sẽ tác động tàn phá khối cơ lưng do d.ùng d.ao c.ắt cơ lưng; Thứ hai, phải mở xương; Thứ ba, muốn lấy được khối thoát vị đĩa đệm bị hỏng phải vén rễ thần kinh; Thứ tư là nguy cơ do khi đưa miếng ghép nhân tạo vào thay thế cho đĩa đệm bị hỏng đã lấy đi.
“Tất cả các nghiên cứu từ trong nước và trên thế giới đều cảnh báo, thời điểm đưa miếng ghép nhân tạo vào thay thế đĩa đệm là giai đoạn có nguy cơ tổn thương rễ thần kinh nhiều nhất kể cả mổ mở hay mổ ít xâm lấn lối sau… Với kỹ thuật lối bên này thì nó đi theo con đường riêng và hoàn toàn không ảnh hưởng đến rễ thần kinh. Đường vào của kỹ thuật lối bên đi qua đám rối thần kinh phía bên, do đó phải có hệ thống cảnh báo có độ nhạy cực kỳ cao nên phẫu thuật viên hoàn toàn tin tưởng để loại trừ nguy cơ liệt do tổn thương đám rối này. Khi đi vào đường bên sẽ nâng được cả đĩa đệm cả 2 bên nên lỗ liên hợp và rễ thần kinh được làm rộng ra rất nhiều. Chỉ cần 1 động tác này đã giải quyết được rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến, giúp BN tránh được chèn ép rễ thần kinh trong lỗ liên hợp”, TS.BS Nguyễn Vũ khẳng định.
Ưu điểm vượt trội
Trước đây BV Đại học Y Hà Nội chưa thể áp dụng được kỹ thuật này vì chưa đủ trang thiết bị. Theo bác sĩ Vũ, ưu điểm vượt trội của phương pháp này là giảm thời gian phẫu thuật, giảm biến chứng trong và sau phẫu thuật như xuất huyết và tổn thương rễ thần kinh. Đặc biệt, áp dụng rất tốt cho người cao t.uổi, người bị loãng xương vì trước đây, việc mổ mở và nội soi phải có động tác mài 1 phần của xương cột sống để mở 1 đường đi vào đĩa đệm. Còn phương pháp này là đi thẳng vào đĩa đệm bằng đường bên nên không tác động đến xương sống của BN. Chính vì vậy BN không có cảm giác đau sau mổ.
“Để có kết quả ngày hôm nay, tôi phải mất rất nhiều năm để có thể chiến thắng được bản thân mình khi thực sự tin vào kết quả này là có thật, bởi trước đó đã quá quen với cách mổ cũ rồi”, bác sĩ Vũ chia sẻ.
Bác sĩ Vũ cho biết, kỹ thuật này có thể áp dụng cho cả BN thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống, trượt đốt sống, tuy nhiên chỉ định rất chặt chẽ. Ví vụ: cánh chậu không vượt quá đĩa đệm; khối cơ thắt lưng chậu phải đảm bảo; cơ lưng còn tốt; không có thoát vị tách rời; BN có bệnh phối hợp như suy tuyến thượng thận, đái tháo đường thì cần rất lưu ý vì nhiều trường hợp này sau khi mổ có thể gây phản ứng viêm của cơ thể. Còn ở BN đái tháo đường thì có trường hợp gây viêm đĩa đệm sẽ phải điều trị lâu dài. Vì vậy, người bệnh cần phải khám để có đ.ánh giá cụ thể./.
“Thông thường 1 ngày sau mổ bằng kỹ thuật ít xâm lấn đường bên XLIF, BN đi lại bình thường. Tuy nhiên, theo khuyến cáo thì đa phần BN là người cao t.uổi nên BN sẽ được giữ lại 3 ngày để theo dõi, tránh cho BN quay trở lại BV nhiều lần. Việc tập phục hồi chức năng không giống như tập cho những BN phẫu thuật cột sống kinh điển mà chỉ tập luyện như người bình thường, tức là chỉ tập cho tránh bị thoái hóa cột sống và tổn thương đĩa đệm”.
TS.BS Nguyên Vũ
Theo VOV
Bệnh xương khớp dân văn phòng: Giải pháp từ thuốc Đông y thế hệ 2
Bệnh xương khớp hiện nay dân văn phòng có tỉ lệ mắc khá cao. Không điều trị và phòng ngừa sớm, bệnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Bệnh xương khớp ở dân văn phòng – Giải pháp từ bài thuốc Đông y thế hệ 2
Những bệnh xương khớp thường gặp ở dân văn phòng
Dân văn phòng do đặc thù công việc nên thường phải ngồi lâu, giữ nguyên tư thế, ít vận động. Vì thế dễ mắc các bệnh xương khớp như đau vai gáy, thoái hóa, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, đau thắt lưng, hội chứng ống cổ tay…
Thông thường độ t.uổi trung bình bị thoái hóa khớp là 45 – 50 t.uổi. Nhưng hiện nay dân văn phòng mới bước sang t.uổi 35 đã gặp những triệu chứng của bệnh xương khớp.
Các bệnh xương khớp dân văn phòng thường mắc là:
Đau vai gáy – cột sống
Theo thống kê có đến 60% bệnh nhân mắc các chứng rối loạn cơ, xương, khớp (đau lưng, vai và cổ) là người làm văn phòng do ngồi làm việc sai tư thế.
Một biểu hiện rõ rệt nhất với những người ngồi lâu một chỗ là triệu chứng đau lưng, đau cô hoặc cảm giác căng sau gáy, mỏi lưng. Nếu ngồi lâu mà không đứng dậy đi lại, vận động có nguy cơ thoái hóa cột sống khi có t.uổi.
Ngoài ra, ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời lâu ngày cũng sẽ đẩy nhanh quá trình loãng xương kèm theo một số bệnh như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống và thoái hóa đốt sống cổ.
Hội chứng ống cổ tay
Làm việc tại bàn giấy, sử dụng chuột máy tính nhiều giờ liền khiến cổ tay tì vào cạnh bàn, chèn ép các dây thần kinh ở cổ tay là nguy cơ gây ra hội chứng ống cổ tay.
Để ngăn ngừa hội chứng này, cần giảm lực vận động cổ tay nếu không cần thiết và thư giãn cổ tay. Khi làm việc, nhớ chú ý đến vị trí của vai và cánh tay, bởi chúng cũng ảnh hưởng đến cổ tay trong lúc làm việc.
Dân văn phòng thường mắc phải hội chứng ống cổ tay hay hội chứng chèn ép dây thần kinh giữa.
Thoái hóa xương khớp
Việc ngồi ở tư thế gò bó cả ngày ở văn phòng, sử dụng máy tính thường xuyên, ít đứng lên đi lại về lâu dài khiến cơ bắp bị co cứng, tăng tải trọng lên cột sống, đặc biệt vùng cổ hay thắt lưng, khiến các đốt sống mọc gai, các đĩa đệm giữa các đốt sống bị thoái hóa sớm và thoát vị, chèn vào thần kinh.
Phòng ngừa bệnh xương khớp cho dân văn phòng
Đầu tiên là điều chỉnh chế độ dinh dưỡng:
Dân văn phòng nên ăn những thực phẩm giàu canxi và các loại rau củ quả có chứa vitamin nhóm B, vitamin C, E, khoáng chất kali, magiê. Đây là những chất chống oxy hóa, giúp phòng ngừa các bệnh thoái hóa.
Luôn có ý thức tập thể dục, thể thao:
Hoạt động chân tay liên tục để góp phần giúp cơ bắp và xương khỏe mạnh hơn. Giữa giờ làm, người làm việc văn phòng nên tạo thói quen đứng lên đi lại vài phút. Mỗi ngày, nên xây dựng thói quen tập thể dục khoảng 30 phút, vừa giúp phòng ngừa bệnh xương khớp vừa tốt cho sức khỏe.
Việc vận động giúp m.áu huyết lưu thông, tăng cường dinh dưỡng cho sụn khớp. Vận động làm chậm quá trình lão hóa của xương khớp giúp bảo vệ bạn khỏi những bệnh xương khớp.
Tập luyện thể dục thể thao là giải pháp phòng ngừa bệnh xương khớp hiệu quả
Nghỉ ngơi để phục hồi đau mỏi
Khi cơ thể đau mỏi, tốt nhất là nên nghỉ ngơi để các khớp xương có thời gian ổn định và phục hồi, không nên tập luyện nhiều. Sau thời gian nghỉ ngơi phục hồi, bạn nên tập luyện lại với cường độ tăng dần để cải thiện sự dẻo dai của xương khớp.
Tư thế tốt nhất cho các khớp xương chính là đứng thẳng. Khi đứng thẳng, diện tích tiếp xúc giữa hai mặt khớp đạt mức cao nhất, hạn chế tối đa lực đè ép lên các khớp xương. Ngoài ra, nó còn tạo sự cân bằng lực giữa các dây chằng và cơ bắp quanh khớp, giúp giảm bớt nhiều nhất lực đè ép lên hai mặt sụn khớp.
Bạn cũng nên tránh nằm lâu, ngồi lâu, đứng lâu một chỗ gây ứ trệ tuần hoàn m.áu và cứng khớp.
Nên kết hợp Đông – Tây y khi điều trị bệnh xương khớp
Ngoài việc kiểm soát cơn đau bằng các loại thuốc giảm đau, chống viêm Tây y, bệnh nhân nên dùng thêm các loại thuốc Đông y nhằm kiểm soát và giảm dần thuốc kháng viêm (bởi các loại thuốc chống viêm không nên dùng lâu).
Thuốc Đông y tuy có tác dụng chậm nhưng lại an toàn, có thể dùng trong điều trị kéo dài, phù hợp với các bệnh lý xương khớp mạn tính. Không chỉ làm giảm triệu chứng bệnh, thuốc Đông y còn tác động vào cả nguyên nhân, giúp bệnh ít hoặc không tái phát.
Tuy vậy, đa phần các bài thuốc Đông y hiện nay chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, truyền miệng, chưa có nghiên cứu bài bản nên hiệu quả chưa được đ.ánh giá cao. Tuy hiếm nhưng cũng có bài thuốc gia truyền có hiệu quả thực sự.
Thuốc Đông Y thế hệ 2 được thừa hưởng tinh hoa từ bài thuốc xương khớp bí truyền có hiệu quả vượt trội, có tác dụng bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp. Thuốc được sản xuất theo công nghệ hiện đại tại nhà máy GMP-WHO và thực hiện các nghiên cứu đầy đủ giúp khẳng định hiệu quả và sự an toàn cho bệnh nhân.
Khánh Ngô
Theo Đời sống Plus/GĐVN