Thuốc cam liên tiếp gây họa cho trẻ

Nhiều ông bố bà mẹ vẫn đang đặt niềm tin vào những gói thuốc cam chữa nhiệt miệng cho con. Thế nhưng, trên thực tế, cả bệnh viện tuyến trên và dưới đều đã và đang tiếp nhận nhiều trường hợp sốc, ngộ độc vì thuốc cam.

Thuốc cam.

Khoa Hồi sức tích cực-Chống độc Trung tâm Sản Nhi, BV Đa khoa Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận bệnh nhi 14 tháng t.uổi ở Thanh Sơn, Phú Thọ trong tình trạng mệt mỏi, khó thở, sốt nhiều cơn, bụng chướng, da vàng, nôn nhiều, gan to ngang rốn và có nhiều vết loét ở niêm mạc miệng. Thông tin từ phía người nhà bệnh nhi cho biết, ở nhà trẻ có tình trạng ho, khò khè, sốt cao và kèm theo nhiệt miệng. Sau khi dùng kháng sinh, hạ sốt nhưng tình trạng trên vẫn tái diễn (kéo dài khoảng 1 tuần), gia đình cho bé uống thuốc Nam và bôi thuốc cam vào miệng để điều trị. Tuy nhiên, sau 2 ngày sử dụng thuốc Nam và bôi thuốc cam, bệnh nhi có dấu hiệu gia tăng mệt mỏi, sốt cao liên tục, da vàng, bú kém, tiếp tục ho, khò khè nhiều. Lúc này gia đình đưa bé đến khám tại trung tâm y tế huyện và được chẩn đoán suy gan cấp nên lập tức chuyển bé xuống Trung tâm Sản nhi.

Qua thăm khám và tổng hợp các kết quả cận lâm sàng, bệnh nhi được xác định có rối loại đông m.áu, men gan tăng cao, chỉ số bilirubin tăng và thiếu m.áu nghiêm trọng. Nguyên nhân được xác định do trẻ bị ngộ độc thuốc Nam. Ngoài ra, trên phim chụp X-quang gói thuốc cam có hình ảnh cản quang của kim loại, nghi là chì nên các bác sĩ đã tiến hành định lượng hàm lượng chì trong m.áu của bệnh nhi. Kết quả cho thấy chỉ số hàm lượng chì trong m.áu của trẻ là 129.8 g/dl, tăng gấp 13 lần so với bình thường, bệnh nhi được xếp vào tình trạng nhiễm độc chì nghiêm trọng.

Trước đó, bé Nguyễn Phan Bảo N. (mới 7 tháng t.uổi, Thanh Hóa) được chuyển đến Khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương ngày 15/5 trong tình trạng li bì, nôn trớ, đi ngoài. Theo lời kể của người nhà, trước đó hai tuần, bé bị viêm loét miệng, bà nội nghe hàng xóm mách một thầy lang ở gần nhà có bài thuốc cam gia truyền có thể chữa bệnh rất tốt, nên đã tìm mua thuốc cho cháu bôi và uống. Sau 7 ngày dùng thuốc cam bé xuất hiện nôn trớ, đi ngoài, co giật, li bì nên được người nhà đưa đến bệnh viện tỉnh khám và điều trị. Sau đó bé được chuyển tiếp lên khoa Cấp cứu chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh nhi được lấy mẫu m.áu định lượng nồng độ chì. Kết quả: nồng độ chì trong m.áu lên đến 384.2 microgam/dL ( mức cho phép là>10 microgram/dL). Trao đổi với báo chí, TS.BS Lê Ngọc Duy, Trưởng khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, nửa đầu năm 2019, khoa tiếp nhận 6 trẻ ngộ độc chì do dùng thuốc cam chữa bệnh.

Tình trạng tự ý mua và sửa dụng thuốc cam vẫn đang tái diễn và liên tiếp gây họa cho trẻ. Nhiều gia đình vốn mặc định thuốc cam là “thần dược” chữa đủ mọi loại bệnh từ kém ăn, tưa lưỡi, viêm loét miệng… Kết quả bệnh không khỏi, cân nặng không lên nhưng các bé đều có chung đặc điểm ngộ độc chì phải nhập viện cấp cứu.

ThS.BS Cao Việt Hưng, Trưởng khoa Hồi sức tích cực-Chống độc, BV Đa khoa Phú Thọ cho biết, t.rẻ e.m bị ngộ độc chì rất nguy hiểm, nhất là tình trạng ngộ độc mãn tính bởi việc điều trị rất khó khăn và để lại di chứng rất nặng nề. Khi xảy ra tình trạng ngộ độc, chì không chỉ nhiễm vào m.áu mà còn xâm nhập vào các tổ chức xương, não, các bộ phận khác trên cơ thể… gây ra nhiều bệnh lý về thần kinh, huyết học, dạ dày, đường ruột, tim mạch và khiến trẻ chậm phát triển về trí tuệ.

Các bác sĩ cảnh báo, hiện vẫn còn nhiều người dân có thói quen sử dụng các loại thuốc Nam, thuốc cam để điều trị bệnh. Việc sử dụng tràn lan các loại thuốc không rõ nguồn gốc, không kiểm soát được chất lượng có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề đáng tiếc cho sức khỏe của trẻ. Vì vậy, các bậc phụ huynh tuyệt đối không nên tùy tiện cho con sử dụng các phương thuốc dân gian không rõ nguồn gốc mà nên đưa con đến ngay các cơ sở y tế khi con có dấu hiệu bị bệnh để được thăm khám, điều trị đúng cách.

Theo ngaynay

Nhiệt miệng không nguy hiểm, tại sao nhiều trẻ vẫn nguy kịch tính mạng?

Nhiệt miệng là bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh không nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

Nhập viện cấp cứu vì bôi thuốc cam chữa nhiệt miệng

Mới đây, một bệnh nhi 14 tháng t.uổi (trú tại Thạch Khoán, Thanh Sơn, Phú Thọ) bị ngộ độc chì ở mức nghiêm trọng (hàm lượng chì trong m.áu tăng gấp 13 lần so với bình thường) do bố mẹ dùng thuốc cam bôi vào miệng để chữa nhiệt.

Trước đó, một bệnh nhi khác 7 tháng t.uổi (quê Thanh Hóa) cũng được chuyển đến Khoa Cấp cứu – Chống độc (Bệnh viện Nhi Trung ương) trong tình trạng li bì, nôn trớ, đi ngoài do bà nội dùng thuốc cam để chữa loét miệng cho cháu.

Bôi thuốc cam chữa nhiệt miệng, nhiều trẻ phải nhập viện cấp cứu. Ảnh minh họa

BS Đinh Thị Hồng, Khoa Cấp cứu – Chống độc – người trực tiếp điều trị cho bệnh nhi này cho biết, bé bị hội chứng não cấp do ngộ độc chì mức độ nặng, ngoài ra còn có tổn thương gan (xét nghiệm men gan tăng rất cao), thiếu m.áu nặng phải truyền m.áu.

Đây chỉ là 2 trong số rất nhiều những trường hợp trẻ gặp họa do sự chủ quan, dùng thuốc tùy tiện của người lớn. Trước đó, dù báo chí, các phương tiện truyền thông đã cảnh báo về nguy cơ ngộ độc chì khi dùng thuốc cam để chữa nhiệt miệng cho trẻ, tuy nhiên, trên thực tế, nhiều câu chuyện đau lòng vẫn diễn ra.

Theo ThS.BS Cao Việt Hưng, Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc (Trung tâm Sản Nhi, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ), t.rẻ e.m bị ngộ độc chì rất nguy hiểm, nhất là tình trạng ngộ độc mãn tính bởi việc điều trị gặp nhiều khó khăn và để lại di chứng rất nặng nề.

Khi xảy ra tình trạng ngộ độc, chì không chỉ nhiễm vào m.áu mà còn xâm nhập vào các tổ chức xương, não, các bộ phận khác trên cơ thể gây ra nhiều bệnh lý về thần kinh, huyết học, dạ dày, đường ruột, tim mạch và khiến trẻ chậm phát triển về trí tuệ.

Vì sao trẻ bị nhiệt miệng?

Nhiệt miệng là bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ. Ảnh minh họa

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai), nhiệt miệng là bệnh phổ biến ở mọi lứa t.uổi và rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Nhiệt miệng là tình trạng viêm loét niêm mạc miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Có thể do quá trình ăn uống, trẻ vô tình cắn vào lưỡi hoặc bề mặt trong má gây ra tổn thương.

Bên cạnh đó, một số trẻ bị nhiệt miệng do cơ thể thiếu các khoáng chất và vitamin quan trọng (vitamin C, vitamin B12, sắt, acid folic…). Đây là những vitamin và khoáng chất vô cùng cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt là cho trẻ nhỏ đang phát triển. Do đó, việc thiếu hụt sẽ gây nhiều tác hại xấu đến sức khỏe, trong đó có nhiệt miệng.

Ngoài ra, t.rẻ e.m bị nhiệt cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý n.hiễm t.rùng nào đó như bệnh tay chân miệng, nhiễm virus Herpes, nấm…

Sai lầm khi chữa nhiệt miệng cho trẻ

Theo các bác sĩ, nhiệt miệng không nguy hiểm và thường khỏi trong vòng 7-10 ngày. Tuy nhiên, bệnh gây rất nhiều phiền toái vì những nốt nhiệt khiến trẻ bị đau, ảnh hưởng đến ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.

Vì vậy, nhiều bố mẹ khi thấy con bị nhiệt hay nôn nóng tìm cách trị nhiệt cho con dẫn đến những sai lầm, trong đó, điển hình là việc sử dụng thuốc cam không rõ nguồn gốc khiến trẻ bị ngộ độc chì.

Bên cạnh đó, qua thực tế khám chữa bệnh, các bác sĩ cũng gặp nhiều trường hợp lạm dụng các loại thuốc chống viêm chứa Corticoid (cả dạng uống và dạng bôi) để chữa nhiệt. Nếu sử dụng đúng cách, các thuốc corticoid sẽ phát huy tác dụng chống viêm hiệu quả trong trường hợp viêm loét miệng. Tuy nhiên sử dụng không đúng liều lượng và kéo dài sẽ gây ra nhiều tác dụng không mong muốn như bội nhiễm ở miệng, chậm phát triển ở trẻ, loãng xương ở người lớn…

Mặt khác, không ít bố mẹ chưa hỏi ý kiến bác sĩ đã cho con dùng kháng sinh. Việc làm này là một sai lầm, vì nếu nguyên nhân gây nhiệt miệng là do virus, việc sử dụng kháng sinh vừa mất t.iền lại vừa tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe của trẻ.

Ngoài ra, một sai lầm cũng hay gặp khi trẻ bị nhiệt là không đ.ánh răng cho trẻ. Điều này vừa làm vết loét miệng lâu khỏi vừa dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn, vết loét lan rộng, thậm chí viêm cấp, sốt và nổi hạch góc hàm.

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, khi thấy con bị nhiệt, bố mẹ nên thực hiện các biện pháp sau để làm giảm triệu chứng nhiệt và giúp bệnh nhanh khỏi hơn:

Vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ. Dùng bàn chải mềm để chải răng cho trẻ tránh làm tổn thương niêm mạc răng lợi của trẻ. Đối với trẻ nhỏ hơn có thể dùng rơ lưỡi vệ sinh nhẹ nhàng khoang miệng.

– Cho trẻ súc miệng hàng ngày bằng nước muối ấm loãng. Tốt nhất là sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để vệ sinh răng miệng cho trẻ liên tục tới khi vết loét lành hẳn.

– Cho trẻ ăn thức ăn dạng lỏng, mềm, nguội trong thời gian điều trị nhiệt miệng. Không nên cho trẻ ăn đồ cứng, thức ăn chua, cay, mặn.

– Bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cần thiết để nâng cao sức đề kháng, giúp trẻ nhanh khỏi bệnh.

N.Mai

Theo giadinh.net

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *