15 phút cứu sống bệnh nhân trẻ bị nhồi m.áu cơ tim tối cấp sau chầu bia

Theo BS.CKII Phạm Thanh Phong – Phó giám đốc chuyên môn – Giám đốc Trung tâm Tim mạch của Bệnh viện đa khoa Trung ương TP.Cần Thơ, bệnh viện vừa cứu sống bệnh nhân nam 23 t.uổi nhồi m.áu cơ tim tối cấp, có biến chứng ngừng tim.

Bệnh nhân đã ổn định sức khỏe – Ảnh: Phong Phạm

Nhồi m.áu cơ tim là tình trạng thiếu m.áu cục bộ cơ tim cấp gây những cơn đau thắt ngực và sau đó là hoại tử cơ tim dẫn đến suy tim hoặc đột tử. nhồi m.áu cơ tim chủ yếu do nguyên nhân xơ vữa động mạch vành. Người trẻ lại thường chủ quan không nghĩ mình mắc phải căn bệnh này nên càng dễ nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh nhân là Nguyễn Nhựt C. (23 t.uổi, ngụ H.Phong Điền, TP.Cần Thơ), nhập viện ngày 16.11 vì đau ngực trái. Cách nhập viện 3 giờ, bệnh nhân uống bia xong thì đột ngột nôn ói ngăn ngực trái kéo dài hơn 10 phút. Bệnh nhân tự dùng thuốc điều trị dạ dày nhưng triệu chứng ngăn ngực trái, nôn ói không giảm nên nhập viện. Bệnh nhân không có yếu tố nguy cơ tim mạch nào khác ngoài hút t.huốc l.á 1 gói/ngày và nhiều năm.

Lúc nhập viện, bệnh nhân tỉnh táo, nhưng nôn ói, ngăn ngực trái nhiều, sinh tồn ổn định. Sau khi thăm khám lâm sàng và đo điện tâm đồ, các bác sĩ chẩn đoán cơn đau thắt ngực không ổn định và bệnh nhân được chuyển đến khoa Tim mạch để được theo dõi và điều trị theo chuyên khoa.

Lúc vào đến khoa Tim mạch, bệnh nhân đột ngột ngưng tim, ngưng thở. Các bác sĩ tiến hành cấp cứu hồi sức cơ bản và sốc điện. Sau sốc điện, bệnh nhân có nhịp tim trở lại. Bệnh nhân được tiếp tục sử dụng vận mạch, chống loạn nhịp tim, chống toan… Và khi đo điện tim phát hiện nhồi m.áu cơ tim tối cấp.

Hội chẩn gồm nhiều chuyên khoa quyết định can thiệp cấp cứu tái thông mạch vành khi tình trạng bệnh nhân cho phép. Êkíp can thiệp do Ths.Bs Trần Văn Triệu – khoa Tim mạch can thiệp (thủ thuật viên chính); BS Dương Hoàng Mẩn, đã tiến hành chụp mạch vành cấp cứu cho bệnh nhân.

Kết quả chụp mạch vành tắc LADII – huyết khối mạch vành. Êkíp can thiệp đã thực hiện một số thao tác và đặt stent nhánh LADII. Sau can thiệp 15 phút, huyết động bệnh nhân ổn định, bệnh nhân bớt đau ngực nhiều… Sáng 18.11, dấu hiệu sinh tồn bệnh nhân ổn định, hết đau ngực, không khó thở, bệnh nhân sinh hoạt gần như bình thường.

Hình ảnh trước và sau can thiệp – Ảnh: Phong Phạm

Theo BS.CK2 Phạm Thanh Phong: “Nhồi m.áu cơ tim trước đây được biết đến là bệnh thường gặp ở người cao t.uổi. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiện bệnh đang trẻ hóa với số lượng người trẻ mắc nhồi m.áu cơ tim ngày càng tăng cao. Nhồi m.áu cơ tim xảy ra ở t.uổi 45 được đ.ánh giá là trẻ, còn nếu dưới 35 t.uổi mắc bệnh là rất trẻ”.

Tuy nhiên, nhồi m.áu cơ tim không đơn giản chỉ do nguyên nhân tắc động mạch vành. Có nhiều nguyên nhân gây ra nhồi m.áu cơ tim ở người trẻ t.uổi. Trong đó chính chế độ sinh hoạt không khoa học, thiếu lành mạnh là nguyên nhân chủ yếu gây hình thành các mảng xơ vữa nhanh chóng và dẫn đến nhồi m.áu cơ tim ở người trẻ. Các nguyên nhân chính là do stress, thừa cân, béo phì, hút t.huốc l.á…

Đối với người cao t.uổi, nguyên nhân chủ yếu của nhồi m.áu cơ tim là xơ vữa động mạch diễn ra nhiều năm. Còn với người trẻ dưới 40 t.uổi, chủ yếu là do huyết khối trong lòng động mạch do stress, béo phì, nghiện t.huốc l.á nhiều năm liền.

Triệu chứng của bệnh nhồi m.áu cơ tim chủ yếu là cơn đau thắt ngực ở vị trí sau xương ức lan lên trên dưới hàm, tay trái. Thi thoảng người bệnh bắt gặp cơn đau thượng vị như cơ đau của bệnh lý tiêu hóa. Các cơn đau thường kéo dài hơn 30 phút, khi nghỉ ngơi cơn đau cũng không giảm. Ngoài ra người bệnh còn có các triệu chứng khác như khó thở, thở dốc, vã mồ hôi, hồi hộp, bị đ.ánh trống ngực, nôn, buồn nôn, thậm chí là lú lẫn, hay quên…

Phong Phạm

Theo motthegioi

90 phút gay cấn cứu sống khách du lịch Bỉ 90 t.uổi bị nhồi m.áu cơ tim cấp

Chiều 2-10, tin từ Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ, cho biết Khoa Tim mạch can thiệp của bệnh viện đã can thiệp thành công, cứu sống bệnh nhân người Bỉ bị nhồi m.áu cơ tim cấp.

Cụ ông tên Alsen Alphonse (90 t.uổi), đang đi du lịch cùng gia đình tại thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu giang.

Trước đó, sáng 1-10, ông Alsen Alphonse đột ngột đau ngực trái từng cơn kiểu bóp nghẹt vùng trước tim kéo dài 30 phút. Bệnh nhân có sử dụng thuốc giãn mạch vành nhưng tình trạng đau ngực không giảm và có chiều hướng tăng lên, cơn đau ngực ngày càng nhiều hơn về thời gian và tần suất cơn đau nên được đưa vào Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ.

Bệnh nhân Alsen Alphonse đã bình phục sức khỏe, vui mừng sau khi được cứu sống

Qua khám lâm sàng và kết quả điện tim, men tim và siêu âm tim, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị nhồi m.áu cơ tim cấp có biến chứng rối loạn nhịp tim, suy tim. Đặc biệt, bệnh nhân lớn t.uổi và có bệnh lý tăng huyết áp nhiều năm và đã từng nhồi m.áu cơ tim, được đặt 2 stent mạch vành 7 năm trước và điều trị bằng thuốc liên tục theo toa thuốc của bác sĩ tại Bỉ.

Xác định đây là trường hợp nghiêm trọng nên hội chẩn cấp bệnh viện gồm nhiều chuyên khoa, các bác sĩ xác định bệnh nhân có chỉ định can thiệp mạch vành cấp cứu. Sau khi được tư vấn, bệnh nhân và gia đình đồng ý làm can thiệp.

Kết quả chụp mạch vành cho thấy bệnh nhân bị hẹp 90% đoạn giữa nhánh mũ động mạch vành trái, phình, vôi hóa, hẹp 90% đoạn III và chỗ chia nhánh liên thất sau động mạch vành phải.

Ê-kíp can thiệp tiến hành can thiệp mạch vành bằng cách nong bóng và đặt stent phủ thuốc vào đoạn III động mạch vành phải và nhánh liên thất sau đường kính (3,5 x 24mm). Quá trình can thiệp gặp nhiều khó khăn do bệnh nhân lớn t.uổi nên động mạch vành bị vôi hóa nặng, bệnh nhân đã được đặt 2 stent động mạch vành trước đó.

Qua 90 phút tiến hành thủ thuật, động mạch vành của bệnh nhân đã được tái thông trở lại. Sau can thiệp, mạch, huyết áp ổn định. Bệnh nhân giảm đau ngực nhiều và tiếp tục được theo dõi và điều trị tại Khoa Tim mạch can thiệp.

“Khi vào bệnh viện, tôi đau ngực nhiều và cảm giác khỏ thở, mệt nhiều, bản thân tôi và gia đình rất lo lắng vì bệnh lý của mình. Tuy nhiên, tôi và gia đình cũng biết tại bệnh viện cũng đã can thiệp thành công nhiều trường hợp nhồi m.áu cơ tim nguy kịch, đặc biệt mới vừa đây là một trường hợp quốc tịch Singapore. Các bác sĩ đã tư vấn và xử trí rất chuyên nghiệp. Hiện tại, tôi đã hết đau ngực, khỏe nhiều, sinh hoạt gần như bình thường. Xin cám ơn đội ngũ nhân viên y tế của bệnh viện đã cứu sống tôi “, ông Alsen Alphonse nói.

Theo BS CKII Phạm Thanh Phong – Phó Giám đốc chuyên môn, Giám đốc Trung tâm Tim mạch của Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ: “Thời gian qua, tại bệnh viện đã thực hiện can thiệp thành công nhiều trường hợp nhồi m.áu cơ tim nguy kịch, đặc biệt là đối tượng người nước ngoài. Nhưng đây là trường hợp can thiệp mạch vành cấp cứu cho người nước ngoài cao t.uổi nhất tại bệnh viện”.

TRƯỜNG HUY

Theo nguoilaodong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *