Vì sao trong thời kỳ mang thai, bà bầu cần bổ sung đầy đủ sắt?

BS. CKII. Võ Thị Mỹ Hạnh, Trưởng khoa Khám B, Bệnh viện Hùng Vương cho biết: Tỷ lệ thiếu m.áu ở Việt Nam năm 2010, trẻ từ 0 – 5 tháng t.uổi chiếm 57,2%; trẻ 6 – 23 tháng là 51,2%; phụ nữ không có thai là 24,3%; phụ nữ có thai là 32,2%…

Nguyên nhân thiếu m.áu thiếu sắt có thể do cung cấp thiếu, ăn không đủ chất sắt, ăn kiêng, giảm hấp thu sắt do viêm ruột…

Đối với phụ nữ mang thai, sắt có vai trò quan trọng vì sắt tham gia cấu tạo hồng cầu, vận chuyển chất O2 và CO2, giúp đáp ứng sự phát triển bào thai trong tiến trình thai nghén và nguy cơ mất m.áu lúc chuyển dạ. Vì vậy, thiếu sắt khi mang thai dễ dẫn đến hậu quả không tốt cho cả mẹ và con.

Đối với mẹ:Thai phụ thường cảm thấy mệt mỏi, giảm sức đề kháng, stress, mắc bệnh tim mạch, tăng nguy cơ sinh non, tăng nguy cơ t.ử v.ong.

Đối với trẻ sơ sinh: Trẻ sơ sinh có nguy cơ nhẹ cân, sinh non, hay t.ử v.ong chu sinh (hiện tượng t.ử v.ong thai nhi và trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên sau khi chào đời) ở trẻ, nguy cơ trẻ bị chậm phát triển về thể chất và trí tuệ.

Các triệu chứng thiếu m.áu thiếu sắt

Thai phụ cần biết những triệu chứng thiếu m.áu thiếu sắt để bổ sung sắt càng sớm càng tốt:

Da xanh

Mệt mỏi, khó thở

Hồi hộp đ.ánh trống ngực

Đau đầu, hoa mắt chóng mặt, choáng ngất

Lạnh tay chân

Móng tay giòn, dễ gãy

Chán ăn đặc biệt ở t.rẻ e.m, sơ sinh

Buồn nôn, nôn.

Điều trị thiếu sắt trong thai kỳ thế nào?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), liều lượng khuyến cáo sắt trong thai kỳ là 30 – 60mg/ngày. Thai phụ có thể bổ sung sắt qua thực phẩm hàng ngày và các chế phẩm bổ sung sắt.

Các thực phẩm giàu sắt là lòng đỏ trứng, các loại đậu đỗ, rau xanh, bí ngô, nho… Để tăng khả năng hấp thu sắt, bà bầu nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C (nước cam ép, cà chua, dâu tây, bưởi…), các loại thịt đỏ và cá.

Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có thể ăn uống đủ sắt. Vì vậy, bác sĩ sản khoa thường cho bạn dùng thêm các chế phẩm bổ sung sắt để đảm bảo đủ sắt trong thời kỳ mang thai.

– Các chế phẩm sắt thường có các thành phần như sắt II (sắt gluconat), axit folic (400mcg), vitamin C… Trong đó, sắt gluconat được hấp thu nhanh chóng qua ruột. Axit folic cũng được khuyến cáo dùng để hạn chế tỷ lệ bất thường ống thần kinh. BS. CKII. Võ Thị Mỹ Hạnh cho biết thêm: Ống thần kinh hình thành và đóng rất sớm (ngày 24 – 28 của thai kỳ) nên cần bổ sung axit folic ngay từ đầu hay trước khi mang thai. Trong trường hợp chủ động có thai, bạn nên bắt đầu bổ sung axit folic 2 tháng trước ngày dự định mang thai. Vitamin C giúp hấp thu sắt.

Nếu dùng viên chỉ chứa sắt và axit folic, bạn dễ gặp những tác dụng phụ như táo bón, viên thuốc có mùi tanh của sắt dễ dẫn đến buồn nôn, nôn… Vì vậy, tiêu chuẩn tiếp theo cần có trong viên bổ sung sắt là có thêm các thành phần như sorbitol giúp giảm tình trạng táo bón do sắt, các nguyên tố vi lượng khác như đồng và mangan giúp kích thích quá trình sử dụng và là chất xúc tác cho việc tạo thành hemoglobin, có mùi thơm dễ chịu để tránh mùi tanh của viên sắt.

Phụ nữ có thai phải được bổ sung sắt triệt để và trong trường hợp tỷ lệ thiếu m.áu cao (> 40 %), cần phải tiếp tục bổ sung sắt trong thời gian hậu sản.

THỤC ĐOAN

Theo SGGP

Mẹ c.hết lặng khi con gái 2 t.uổi suýt m.ất m.ạng vì được mẹ cho uống quá nhiều sữa mỗi ngày

Cô bé 2 t.uổi đã được cấp cứu kịp thời và may mắn thoát khỏi lưỡi hái tử thần khi nhập viện trong tình trạng thiếu m.áu do thiếu sắt và xuất huyết nội tạng nghiêm trọng.

Hôm 8/11 vừa qua, một bà mẹ đến từ Ontario (Canada) có tên là Nastacia Gencarelli đã lên facebook chia sẻ về cái đêm kinh hoàng – cái đêm khiến cô gần như c.hết lặng khi nghe tin cô có thể sẽ mất đi đứa con gái bé bỏng của mình sau khi bé bị bệnh thiếu m.áu do thiếu sắt và xuất huyết nội tạng nghiêm trọng do tiêu thụ 6 hộp sữa bò tươi mỗi ngày.

Chuyện này đã xảy ra cách đây 4 tuần, khoảng thời gian đó, Mia (2 t.uổi) – con gái của Nastacia đột nhiên mất cảm giác ăn ngon miệng. Cô bé trở nên xanh xao, lờ đờ và khó thở. Khi đưa con đi khám, các bác sĩ thông báo rằng đ.ứa t.rẻ bị n.hiễm t.rùng tai và viêm phổi, vì vậy họ kê đơn thuốc kháng sinh và cho Mia về nhà nghỉ ngơi.

Một tuần sau, thuốc dường như không có tác dụng, trong khi sức khỏe của b.é g.ái ngày một xấu đi. Với bản năng làm mẹ, Nastacia vội vã đưa con đến bệnh viện. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán đ.ứa t.rẻ bị thiếu máudo thiếu sắt và đang bị xuất huyết nghiêm trọng bên trong cơ thể. Họ nghi ngờ nguyên nhân gây ra tình trạng này là do bé uống quá nhiều sữa bò tươi sau khi nghe mẹ của bé tiết lộ rằng con cô uống từ 4-6 hộp sữa mỗi ngày. Các bác sĩ cũng nói thêm rằng Mia đã mất 3/4 lượng m.áu do nội tạng bị tổn thương dẫn đến xuất huyết.

Bé Mia đang nằm điều trị trong bệnh viện.

Mẹ Mia kể: “Đêm hôm đó là đêm đáng sợ nhất trong cuộc đời làm cha mẹ của vợ chồng tôi và hy vọng những gì tôi chia sẻ ở đây sẽ cứu giúp các gia đình khác khỏi nỗi kinh hoàng mà chúng tôi vừa mới trải qua. Bạn đã nghe nói về việc không cho con uống quá nhiều nước, chứ có bao giờ bạn nghe nói là đừng cho con uống quá nhiều sữa hay không? Vậy mà con tôi vì uống nhiều sữa mà bị bệnh nặng”.

“7 ngày điều trị bằng thuốc kháng sinh không có hiệu quả, Mia vẫn xanh xao, lờ đờ, không chịu ăn và hay buồn ngủ. Vợ chồng tôi quyết định đưa con quay lại bệnh viện. Khi vừa đến nơi, chúng tôi không cần đăng ký hay xếp hàng. Nhìn thấy Mia, ngay lập tức 2 bác sĩ và 6 y tá liền đưa con bé vào phòng cấp cứu và yêu cầu chúng tôi ở ngoài chờ. Tôi thấy họ gắn máy theo dõi nhịp tim, máy đo huyết áp và nhiều thứ dây rợ khác xung quanh con gái tôi. Họ cố gắng lấy m.áu của con nhưng không tìm thấy mạch, họ chọc tới 7 lần mới cắm được dịch truyền tĩnh mạch. Chưa hết, các bác sĩ còn mất 4 lần chọc dò để truyền dịch tĩnh mạch ở động mạch đùi của Mia. May mắn là họ đã thành công, nếu không thì họ sẽ cho truyền dịch thẳng vào tủy sống của con bé”.

Cô bé Mia lúc chưa bị bệnh.

Lúc đó, Anastacia và chồng cô, đều chỉ biết nhìn con mà khóc: “Vợ chồng tôi đau đớn như mình bị tàu hỏa đ.âm. Chúng tôi đã dành hàng giờ để khóc. Chúng tôi giận chính mình và đau lòng đến mức không thể thở được. Thật khó để diễn tả cảm giác đó như thế nào khi bạn nghĩ rằng bạn có thể mất đi đứa con yêu dấu của mình”.

Các bác sĩ giải thích rằng do lượng sữa tươi dư thừa đã lấy đi sắt trong cơ thể Mia, mà sắt lại là thứ tạo ra m.áu. Không có sắt thì không có m.áu. Đây là điều mà 90% mọi người không ai biết. Đồng thời, các bác sĩ cũng khuyên các bố mẹ chỉ nên cho con uống hai hộp sữa mỗi ngày (khoảng 236ml).

Mẹ của Mia, Anastacia, cho biết thêm hiện tại, b.é g.ái vẫn đang được theo dõi tại bệnh viện, nồng độ hemoglobin của c.ô b.é đang dần cải thiện nhờ bổ sung sắt: “Điều đáng kinh ngạc là lượng m.áu của con gái tôi đã được duy trì ổn định. Mia có một cục m.áu đông ở nơi các bác sĩ cắm kim truyền vào trong động mạch, vì vậy con đang dùng thuốc làm loãng m.áu để đ.ánh tan cục m.áu đông và sẽ khỏe hẳn trong khoảng 6 tuần nữa. Hôm nay Mia đã chơi trò ú òa với bố, mỉm cười và thậm chí, còn cố gắng ‘ăn trộm’ bánh sandwich của bố”.

Mia chụp hình cùng bố mẹ và anh trai của mình.

Vì những trải nghiệm vừa qua như một cơn ác mộng, bà mẹ hai con Anastacia quyết định chia sẻ câu chuyện của mình lên Facebook để giúp các ông bố bà mẹ khác nâng cao nhận thức về sự nguy hiểm của việc tiêu thụ sữa bò quá mức. “Hãy cập nhật kiến thức làm cha mẹ và hãy tin vào bản năng của mình”, cô khuyên.

Tình trạng thiếu m.áu thiếu sắt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Theo bác sĩ Arany Nerminathan, bác sĩ nhi khoa tổng quát của Bệnh viện nhi Westmead ở Sydney (Úc), thì thiếu sắt là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu m.áu phổ biến nhất ở t.rẻ e.m. “Thiếu m.áu do thiếu sắt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường xảy ra do trẻ uống quá nhiều sữa bò và nó có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Nguyên nhân sâu xa là vì sữa bò ngăn cản sự hấp thụ sắt của ruột do nó chứa hàm lượng protein và canxi cao.

Ngoài ra, nếu một đ.ứa t.rẻ uống quá nhiều sữa mỗi ngày, điều đó có nghĩa là chúng không nhận được các nguồn chất sắt khác cũng như tất cả các vitamin và khoáng chất thiết yếu khác mà trẻ có được bằng cách duy trì chế độ ăn uống đầy đủ”.

Bác sĩ Arany cũng cho biết thêm rằng trường hợp của Mia không phải là trường hợp hiếm gặp, bởi cô đã từng chữa trị cho những ca tương tự. Do đó, cha mẹ cần phải nhận thức được các dấu hiệu nguy hiểm. “Bệnh thiếu m.áu mãn tính sẽ xảy ra khi lượng m.áu trong cơ thể trẻ từ từ giảm xuống. Lúc đó, cơ thể bắt buộc phải bù đắp cho nó. Dấu hiệu phổ biến của bệnh là da nhợt nhạt, thiếu năng lượng, nhịp tim nhanh, khó thở, hay đổ mồ hôi. Bị thiếu m.áu do thiếu sắt cũng đồng nghĩa với việc trẻ ngừng phát triển, và các kỹ năng vận động thô của trẻ cũng bị ảnh hưởng”.

Ngoài ra, Bác sĩ Arany cũng khuyên là trẻ nhỏ không nên uống quá 500ml hoặc hai hộp sữa mỗi ngày. “Nếu con bạn là đ.ứa t.rẻ khó tính và kén ăn thì cha mẹ có thể đưa con đến gặp bác sĩ nhi khoa để được giúp đỡ. Nhưng tuyệt đối không được tăng lượng sữa quá mức và phải cho con ăn đủ 3 bữa mỗi ngày”.

Nguồn: D.M, Baby/Helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *