Việc đeo tai nghe quá lâu cũng gây mệt mỏi cho não bộ, ngoài ra còn gây nên những tai nạn không đáng tiếc xảy ra.
Bị đau tai dữ dội đầu tai nghe bị rớt ra lọt vào tai
Vừa qua, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM có tiếp nhận một bệnh nhân nam đến khám khi bị đau tai dữ dội. Theo lời kể của bệnh nhân, trước đó bệnh nhân đeo earphone (tai nghe) để nghe nhạc khi ngủ thì chẳng may đầu earphone bị rớt ra vào lọt hẳn vào trong tai. Bệnh nhân đã đến bệnh viện ở địa phương khám nhưng không lấy ra được.
Sau khi đến Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM, được các bác sĩ xem xét thì phát hiện dị vật đã ở sát màng nhĩ, gây trầy xước ống tai ngoài. Rất may là sau khi đưa bệnh nhân đến phòng cấp cứu, thực hiện các biện pháp chuyên môn, các bác sĩ đã lấy được dị vật ra cho bệnh nhân là đầu nút của tai nghe #0,5cm. Tuy nhiên, dị vật cũng đã để lại một số hậu quả như màng nhĩ sung huyết, đọng m.áu, ống tai ngoài trầy xước phù nề… bệnh nhân đã được kê đơn thuốc để mua về uống điều trị nội khoa giúp nhanh lành vết thương.
Các bác sĩ bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM khuyến cáo các bạn nên chú ý chất lượng tai nghe khi sử dụng, không nên đeo các loại tai nghe kém chất lượng, không rõ xuất xứ. Ngoài ra, cũng cần cẩn trọng với bất cứ vật gì khi đưa vào tai, vì đây là vùng rất nhạy cảm, dễ tổn thương. Nếu có sự cố gì thì không được tự ý xử trí tại nhà mà phải ngay lập tức đến bệnh viện có chuyên khoa Tai Mũi Họng để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Nhét earphone vào trong tai nghe nhạc gây nên nhiều bệnh cho tai
Theo các chuyên gia y tế, hiện nay, chúng ta thường bắt gặp các bạn trẻ tung tăng trên đường với những chiếc earphone nhét vào trong tai hay những lúc đi ngủ. Nghe nhạc là một cách giải trí, thư giãn tinh thần nhưng nếu không biết cách nghe hợp lý sẽ ảnh hưởng đến thính lực.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khoảng 1,1 tỷ người trong độ t.uổi 12-35 sử dụng các thiết bị âm thanh cá nhân với mức âm lượng không an toàn, có nguy cơ gây mất khả năng nghe vĩnh viễn. Nguy hiểm hơn, những người này không nhận ra rằng các thói quen nghe nhạc của mình có hại cho đôi tai.
Bởi theo các chuyên gia y tế thính giác sẽ không mất ngay khi bạn đeo tai nghe sai cách mà suy giảm theo thời gian. Trong ốc tai của mỗi người có những tế bào lông phụ trách âm thanh. Mỗi tế bào phụ trách cho một tần số âm thanh khác nhau. Việc đeo tai nghe quá lâu sẽ kích thích các tế bào này, gây nên tình trạng mệt mỏi thính giác, không nghe rõ âm thanh người khác nói hoặc có cảm giác lùng bùng trong tai, mặc dù kết quả đo thính lực bình thường. Chính vì thế nhiều người lơ là vấn đề này và chỉ đến khi tình trạng trở nên trầm trọng mới đi khám thì lúc này đã tệ hại.
Bên cạnh đó, đeo tai nghe quá lâu cũng gây mệt mỏi cho não bộ, đặc biệt là các bạn trẻ có thói quen đeo tai nghe đi ngủ rồi ngủ quên mất. Khi tỉnh dậy, bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, uể oải, làm việc không tập trung.
Nếu bạn sử dụng tai nghe quá nhiều tiếng trong một ngày và duy trì thói quen này trong một thời gian dài, nghe với âm thanh quá lớn, có thể bạn sẽ phải đối mặt với việc suy giảm thính lực tạm thời, n.hiễm t.rùng tai, thậm chí còn bị điếc vĩnh viễn.
Vì vây,gười có bệnh về tai ngoài, tai giữa không nên đeo tai nghe lâu dài vì dễ khiến viêm tai tái phát. Tránh nghe tai nghe liên tục và quá lâu; Cần có những khoảng thời gian nghỉ khi nghe.Tối đa chỉ nên nghe không quá 2 tiếng/ ngày. Không nên đeo tai nghe khi ngủ.
Theo baodansinh
Bé 5 t.uổi thủng màng nhĩ sau khi nhét pin điện tử vào tai
Trong lúc chơi đùa, b.é t.rai đã nhét hai chiếc pin điện tử vào tai phải khiến màng nhỉ bị thủng và nhiều vùng mô hoại tử nghiêm trọng.
Sáng 5/9, TS.BS Nguyễn Thị Thanh Thúy, Trưởng khoa Nhi tổng hợp, Bệnh viện Tai mũi họng TP.HCM, cho biết đơn vị này vừa tiếp nhận trường hợp b.é t.rai 5 t.uổi, ngụ Bình Thuận, b.ị h.oại t.ử vùng tai phải do kẹt pin điện tử.
Anh Tạ Quang Thành (29 t.uổi, ngụ Bình Thuận, cha bệnh nhi) cho biết trong lúc đang chơi đồ chơi hình quả trứng, bé đã nhét hai chiếc pin vào tai phải. Ngay khi phát hiện, cô giáo của bé đã lấy ra được một chiếc, nhưng chiếc còn lại kẹt sâu trong tai nên không lấy ra được.
Sau hai ngày nằm điều trị tại bệnh viện địa phương không tiến triển, gia đình đã đưa bé đến Bệnh viện Tai mũi họng TP.HCM.
Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng tỉnh, không sốt, vùng ống tai có nhiều mô hoại tử khó quan sát. Khi chụp CT, các bác sĩ phát hiện trong tai phải của bé có dị vật là chiếc pin điện tử có kích thước 8 mm. Ngay lập tức, các bác sĩ tiến hành nội soi gắp dị vật ra cho bé.
“Hình ảnh nội soi cho thấy xung quanh ống tai, màng nhĩ của bé có nhiều mô hoại tử. Sau khi gắp pin ra ngoài, các bác sĩ đã tiến hành bơm rửa các mô hoại tử. Tuy nhiên, màng nhĩ của bé đã bị mất hoàn toàn, phần cán búa hoại tử một phần. Sắp tới, thính lực của bé sẽ giảm nhiều, dẫn truyền âm thanh chỉ ở mức trung bình”, bác sĩ Thúy nói.
B.é t.rai bị thủng màng nhĩ hoàn toàn sau khi nhét hai viên pin điện tử vào tai phải. Ảnh. BH.
Sau khi lấy dị vật, bé được tiêm kháng sinh, kháng viêm, giảm đau và chăm sóc hố tai mỗi ngày. Bác sĩ Thúy cho biết bệnh nhi sẽ tiếp tục được theo dõi trong khoảng 3-6 tháng, nếu tình trạng ổn định, bé phải trải qua một cuộc phẫu thuật màng nhĩ mới có thể lấy lại thính lực bình thường.
Pin điện tử (pin cúc áo) hay còn có tên là pin Lithium, thường gặp nhiều trong các loại đồ chơi t.rẻ e.m, có xuất xứ Trung Quốc. Pin có kích thước nhỏ nên nhiều bé nhầm tưởng là kẹo, dễ bỏ vào miệng, mũi, tai. Khi kẹt lại trong cơ thể và tiếp xúc với niêm mạc, nó sẽ tạo ra dòng điện gây bỏng nặng.
“Ngay cả khi pin được lấy ra khỏi cơ thể, nó vẫn có thể tiếp tục gây ra các vết thương nghiêm trọng, hậu quả sau này rất khó lường và không thể nói trước được”, bác sĩ Thúy cảnh báo.
Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Tai mũi họng TP.HCM đã tiếp nhận khoảng 38 trường hợp bệnh nhi bị kẹt dị vật pin điện tử. Đối tượng chủ yếu là các trẻ nhỏ từ 4-6 t.uổi.
Phụ huynh nên chú ý không cho trẻ chơi các đồ vật có kích thước nhỏ hay đồ chơi có sử dụng pin điện tử. Dặn dò bé khi nhét dị vật vào vùng tai, mũi, họng,… cần phải báo với cô giáo và phụ huynh ngay lập tức.
Pin điện tử kẹt trong cơ thể sẽ gây các phản ứng hóa học lẫn vật lý trong vòng 24 giờ, do đó, nếu người nhà phát hiện, phải đưa bé ngay đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
Theo Zing