Chiều 18/11, Giám đốc Bệnh viện (BV) Đa khoa Hà Đông Đào Thiện Tiến khẳng định, các bác sĩ đã chẩn đoán và xử trí cấp cứu đúng quy trình chuyên môn.
Chiều 18/11, BV Đa khoa Hà Đông đã thông tin với báo chí về trường hợp t.ử v.ong của bệnh nhi H.T.M. (11 tháng t.uổi) trú tại xã Quang Lịch, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, điều trị tại BV đa khoa Hà Đông.
2 giờ đồng hồ “nín thở” cấp cứu
Theo Giám đốc BV Đa khoa Hà Đông Đào Thiện Tiến, bệnh nhi H.T.M. vào viện lúc 23 giờ 16 phút ngày 11/11 với triệu chứng sốt, nôn, ho, chướng bụng.
Khai thác bệnh sử, gia đình bệnh nhân cho biết, bệnh nhi bị bệnh một tuần với biểu hiện ho, sốt, 2 ngày trước khi vào viện xuất hiện thêm ỉa lỏng, nôn. Các bác sĩ hỏi người nhà bệnh nhi và qua thăm khám thấy, trẻ tỉnh nhưng rất mệt, môi tái, da nổi vân tím, ỉa lỏng, phân vàng, nôn nhiều, tiểu ít, khát nước, kích thích, quấy khóc, nhiệt độ 38.5c, SpO2 88 – 90%; mạch 150 lần/phút; Refill
Các xét nghiệm cận lâm sàng cho thấy, công thức m.áu BC 25G/L, NEU 71,6%, HC 4,2T/L, HST 102g/l, HCT 32%, TC 518G/L; CRP định lượng là 12,6 mg/L. Chụp X quang ngực thẳng, hình ảnh TD viêm phế quản phổi. Siêu âm ổ bụng, không phát hiện bất thường (tham khảo kết quả XQ và SÂ tại cơ sở y tế tuyến trước, chưa thực hiện được tại BV do đang trong tình trạng cấp cứu nặng).
Lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Hà Đông thông tin với báo chí chiều 18/11
Theo chẩn đoán sơ bộ, bệnh nhi bị viêm phổi, tiêu chảy mất nước nặng và trong tình trạng theo dõi sốc nhiễm khuẩn. Tại đây, các bác sĩ đã cho bệnh nhi thở oxy kính mũi. Bù dịch, truyền tĩnh mạch, uống Oresol đổ thìa, tiêm kháng sinh Rocephin và Nelcin (liều tính theo cân nặng), hạ sốt, an thần (Gardenal).
Sau 20 phút cấp cứu, trẻ vẫn kích thích, vật vã, nôn, vân tím toàn thân, bụng chướng, ỉa phân lỏng màu vàng. Bên cạnh việc chỉ định đặt 2 đường truyền, Bolus 200ml dịch Nacl 0,9%, an thần, đặt sonde h.ậu m.ôn, BV tiếp tục theo dõi bệnh nhi, giải thích tình trạng bệnh nặng cho gia đình.
Tuy nhiên, sau khoảng 2 giờ cấp cứu và điều trị, tình trạng bệnh không cải thiện, BV Đa khoa Hà Đông quyết định chuyển bệnh nhi đến BV Nhi T.Ư lúc 1 giờ 30 phút ngày 12/11.
Tại BV Nhi T.Ư, bệnh nhi được đ.ánh giá tình trạng ban đầu là suy hô hấp, mất nước nặng, theo dõi sốc nhiễm khuẩn.
BV đã tiến hành đặt nội khí quản, truyền dịch, làm các xét nghiệm cận lâm sàng, chẩn đoán bệnh nhi bị sốc nhiễm khuẩn, viêm phúc mạc toàn thể do thủng tạng rỗng. BV đã chỉ định phẫu thuật cấp cứu, kiểm tra thấy dạ dày hoại tử rộng ở vùng bờ cong lớn, có lỗ thủng trên nền hoại tử, cắt lọc hết phần hoại tử tới tổ chức lành, khâu phục hồi thành dạ dày, lau rửa, dẫn lưu ổ bụng.
Sau đó, BV tiến hành mổ tiếp tục hồi sức tại Khoa Hồi sức tích cực Ngoại nhi, nhưng do tình trạng n.hiễm t.rùng, nhiễm độc nặng, suy đa tạng không hồi phục, bệnh nhi t.ử v.ong lúc 23 giờ ngày 15/11 sau 3 ngày điều trị.
Những hiểu lầm không đáng có
Tuy nhiên, khoảng 16 giờ 30 phút ngày 15/11, đại diện gia đình đến BV Đa khoa Hà Đông nộp đơn khiếu nại yêu cầu BV làm rõ quá trình điều trị của bệnh nhi tại BV. Theo đó, lãnh đạo BV đã tiếp nhận đơn và hẹn trả lời gia đình vào thời gian sớm nhất, đại diện gia đình đã đồng ý gặp BV vào ngày 19/11.
Điều đáng nói, khoảng 23h ngày 15/11, sau khi bệnh nhi t.ử v.ong tại BV Nhi T.Ư, gia đình đưa t.hi h.ài cháu về BV Đa khoa Hà Đông yêu cầu được gặp kíp trực khoa Nhi ngày 11/11 để trực tiếp giải quyết nhưng BV không đồng ý. Sau khi được kíp trực lãnh đạo BV giải thích, gia đình đã cho cháu về làm thủ tục mai táng theo phong tục. Thế nhưng đến ngày 16/11, trên một số trang mạng cá nhân đã đưa thông tin về sự việc cho rằng, có sự tắc trách, sai sót trong quá trình khám chữa bệnh tại BV Đa khoa Hà Đông như: Bệnh nhi bị sốc thuốc, cho bệnh nhi uống Oresol là nguyên nhân gây thủng dạ dày… Cùng với đó, gia đình bệnh nhi đã dựng hiện trường, chụp một số hình ảnh gây ảnh hưởng đến uy tín của BV.
Trước tình hình đó, BV đã khẩn trương thành lập Hội đồng chuyên môn và tổ chức họp ngay sau đó với sự tham gia của TS Đặng Ánh Dương- Phó Trưởng khoa phụ trách Khoa Hồi sức tích cực Ngoại nhi- BV Nhi T.Ư.
Sau khi xem xét hồ sơ bệnh án, rà soát lại quá trình khám điều trị và diễn biến của bệnh nhi trong suốt 2 giờ khám, chẩn đoán, cấp cứu bệnh nhi, đồng thời nghiên cứu các bản tường trình của kíp trực, Hội đồng chuyên môn đã nhận định công tác chẩn đoán và xử trí cấp cứu đúng quy trình chuyên môn. “Quá trình tiếp nhận, khám, cấp cứu, xử trí cho bệnh nhi tới khi làm thủ tục chuyển viện, hộ tống bệnh nhi tới BV Nhi T.Ư đều hết sức khẩn trương, nghiêm túc chấp hành quy chế chuyên môn, các quy định của BV, tận tình cứu chữa, tinh thần thái độ tiếp xúc, ửng xử của nhân viên y tế đúng mức, không gây phiền hà cho gia đình người bệnh”- Giám đốc BV Đa khoa Hà Đông Đào Thiện Tiến chia sẻ.
Theo TS Đặng Ánh Dương- Phó Trưởng khoa phụ trách Khoa Hồi sức tích cực Ngoại nhi- BV Nhi T.Ư, bệnh lý thủng dạ dày do hoại tử ở bệnh nhi dưới 12 tháng t.uổi là bệnh lý hiếm gặp, rất khó chẩn đoán, tỷ lệ t.ử v.ong rất cao. Các nguyên nhân gây nên hậu quả tắc mạch, có thể làm cho tổ chức dạ dày không được nuôi dưỡng b.ị h.oại t.ử và thủng gây viêm phúc mạc toàn thể, n.hiễm t.rùng nhiễm độc…
Theo kinhtedothi
Ba dấu hiệu chỉ ra căn bệnh người mẫu Võ Hoàng Yến mắc
Theo chia sẻ của người mẫu Võ Hoàng Yến cô đến bệnh viện khám sau khi có dấu hiệu sốt, đau hông và bị giữ lại điều trị.
Bác sĩ Nguyễn Quang Cừ – BV An Việt, Hà Nội
Võ Hoàng Yến cho rằng cô bị viêm thận đã lâu, thường chỉ điều trị tại nhà, thỉnh thoảng đến bệnh viện thăm khám và truyền nước. Nhưng gần đây cô có triệu chứng sốt cao và đau vùng hông. Hôm 1/11, cô đến viện kiểm tra và bị bác sĩ yêu cầu nằm viện để theo dõi, truyền kháng sinh.
Hiện, sức khỏe của người mẫu đã ổn định hơn. Võ Hoàng Yến nằm viện một mình, có thể tự chăm sóc bản thân. Giám khảo Next Top Model cho biết cô dự kiến được xuất viện vào ngày 4/11 nếu phục hồi tốt như dự đoán của bác sĩ.
Cũng như gan, thận là bộ phận nội tạng đóng vai trò quan trọng trong cơ thể. Thận lọc m.áu, giúp cân bằng điện giải, cân bằng nội môi, điều hòa áp suất thẩm thấu, chuyển hóa trong cơ thể. Thận còn là “nhà máy” đào thải các chất độc hại ra ngoài cơ thể.
Theo bác sĩ Nguyễn Quang Cừ – Chuyên khoa tiết niệu Bệnh viện An Việt viêm thận là bệnh lý khá phổ biến ở thận. Đây là một tình trạng viêm do nhiễm khuẩn hoặc ngộ độc thuốc, hóa chất… Vi khuẩn gây bệnh thường là Enterobacter, E.Coli, Proteus…
Có 2 dạng viêm thận là viêm cầu thận cấp và viêm cầu thận mãn tính. Viêm cầu thận cấp là bệnh thường gặp ở đối tượng từ 2 – 15 t.uổi do nhiễm liên cầu khuẩn hoặc do ô nhiễm khuẩn bội nhiễm. Còn viêm cầu thận mạn tính là biến chứng của viêm cầu thận cấp, thường gặp ở người trưởng thành.
Nhiều người nghĩ rằng bệnh viêm thận là điều khủng khiếp, họ lo lắng rằng suy thận sẽ xảy ra ngay sau khi bị viêm thận. Cũng có những người không coi trọng các dấu hiệu viêm thận, lâu ngày dẫn đến suy thận lúc nào không hay.
Chính vì thế bác sĩ Cừ cảnh báo khi có dấu hiệu sau cần nghĩ tới viêm thận:
Thứ nhất, rối loạn chức năng thận, phù nề, trữ nước
Khi viêm thận, các chức năng thận của bệnh nhân sẽ bị giảm, các chất điện giải có thể bị rối loạn, và thiếu m.áu có thể xảy ra.
Ngoài ra, bệnh nhân bị viêm thận mãn tính sẽ kèm theo protein niệu, phù và huyết áp cao. Một số bệnh nhân bị viêm thận mãn tính cũng liên quan đến tăng huyết áp nặng hoặc hội chứng thận hư, suy thận.
Thứ hai, đi tiểu tiện có ít nước tiểu, số lần đi tiểu thưa
Khi bị viêm thận, bệnh nhân có thể bị phù hoặc thiểu niệu, màu của nước tiểu sẽ đậm hơn, lượng nước tiểu hàng ngày sẽ không đạt tới 400 ml, và một số bệnh nhân nghiêm trọng sẽ bị tiểu m.áu. Suy thận cấp có thể dẫn đến buồn nôn, suy nhược nói chung và chán ăn. Ngoài ra, hầu hết bệnh nhân có bọt trong nước tiểu, và càng nhiều bọt, càng mất nhiều protein.
Thứ ba, phù là biểu hiện phổ biến, người bệnh thường bị phù ở mí mắt, bìu và mặt, sau đó từ từ phát triển diễn tiến thành phù chi dưới.
Trong trường hợp nặng, phù toàn thân sẽ xảy ra. Khi người bệnh bị nhiễm liên cầu khuẩn như cúm, viêm xoang hoặc viêm họng được chữa khỏi, sau 3 tuần đi xét nghiệm nước tiểu thông thường có thể phát hiện sớm các triệu chứng viêm thận.
Theo infonet