Yếu tố nào ảnh hưởng đến vận động của em bé? Mẹ biết ngay để tránh mắc sai lầm

Muốn em bé vận động tốt thì mẹ hãy để ý những yếu tố dưới đây.

Ông bà ta có câu: “3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò biết đi”. Câu nói này tổng kết thời điểm mà em bé có những vận động quan trọng đầu tiên trong đời. Tuy nhiên trên thực tế mỗi em bé lại có một mốc phát triển khác nhau. Do đó việc vận động cũng khác nhau.

Vậy yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình phát triển vận động của bé mà bố mẹ cần biết?

Bé quá béo, thừa cân

Giống như người lớn, những em bé nặng cân hơn vận động thường kém hơn. So với những em bé mảnh khảnh, em bé nặng cân hơn học cách lật cũng khó hơn. Do đó hãy để ý chế độ ăn uống bởi không phải mập quá đều tốt. Nếu em bé đang thừa cân cần phải cho vận động cơ bắp phù hợp để tăng khả năng phát triển.

Em bé mặc nhiều quần áo

Vào mùa thu đông, thời tiết lạnh hơn nên cha mẹ cũng mặc nhiều quần áo hơn cho con. Tuy nhiên việc mặc quá nhiều quần áo sẽ khiến trẻ khó vận động bởi sự bí bách, không thoải mái do nhiều lớp quần áo gây ra.

Em bé hay được ôm ấp

Hiện tại, mỗi gia đình thường chỉ sinh một đến 2 con. Do đó em bé nào cũng được “quý như vàng”. Bé hay được ông bà, bố mẹ hay người thân bế ẵm trên tay, ít có thời gian được tự vận động nên phát triển các kỹ năng lẫy, trườn, bò muộn hơn. Thực tế, từ 2 tháng trở đi bố mẹ đã có thể cho bé tập nâng đầu, xoay người qua lại, co duỗi chân tay để hệ vận động phát triển.

Moon

Theo Sohu/emdep

Lời khuyên giúp bệnh vảy nến bớt làm phiền bạn trong mùa thu đông

Bệnh vảy nến rất phổ biến, mãn tính và tái phát nhiều lần, nhất là vào thời tiết thu đông lành lạnh như bây giờ.

Mặc dù không thể điều trị dứt điểm nhưng để cho cơ thể bớt phiền về bệnh, hãy chú ý đến 4 điều sau.

Bệnh vảy nến là bệnh về da mãn tính và rất phổ biến. Bệnh khiến các tế bào da tích tụ nhiều, nhanh chóng trên bề mặt da. Các tế bào da thừa hình thành vảy, các mảng đỏ bong tróc, gây ngứa, đôi khi gây đau ở các vị trí như bàn tay, bàn chân, cổ, da đầu và mặt.

Vì nó là bệnh mãn tính nên không điều trị được dứt điểm. Bệnh có xu hướng tái phát nhất định. Bệnh thường xảy ra chủ yếu đối với người trẻ.

Mặc dù không có cách chữa khỏi hoàn toàn, nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát các triệu chứng nếu chú ý thực hiện 4 chú ý sau.

1. Giữ ấm cho cơ thể, chống cảm lạnh và viêm đường hô hấp

Cảm lạnh hoặc viêm đường hô hấp rất dễ l.àm t.ình hình bệnh vảy nến trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt những người thể trạng yếu mà lại bị bệnh vảy nến, cần phải giữ ấm cơ thể thật kĩ.

Cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt lúc hoạt động ngoài trời.

Ngoài ra, song song với việc giữ ấm cho cơ thể, cũng nên thường xuyên tập thể dục. Điều này giúp cải thiện khả năng miễn dịch và sức đề kháng; hạn chế, ngăn ngừa bệnh tật.

2. Cố gắng tránh các gây vết thương trên da

Khoảng 90% bệnh vảy nến bắt đầu lan rộng hơn trên cơ sở các vết thương trên da. Vào mùa thu đông, các mạch m.áu thường bị co lại do thời tiết tương đối lạnh. Khi da bị tổn thương, tốc độ lành các vết thương giảm.

Không nên tác động mạnh tới các vết thương, vết ngứa để tránh tình trạng lây lan bệnh vảy nến.

Cần phải cẩn thận để các vết thương không bị viêm và n.hiễm t.rùng. Nếu không, bệnh vảy nến rất có thể sẽ đến “gõ cửa”. Bên cạnh đó, vào mùa này không nên đi xăm hay châm cứu. Ngoài ra, ví dụ như bị muỗi đốt, bạn cũng không nên gãi để tránh bị xước da.

3. Thường xuyên giữ ẩm cho da

Mùa lạnh, độ ẩm xuống thấp khiến da rất khô, nứt nẻ, thậm chí còn bị bong tróc, gây ngứa, làm gia tăng các triệu chứng của bệnh vảy nến. Bởi vậy, cần phải thường xuyên dưỡng ẩm cho da.

Nên thường xuyên giữ ẩm cho da để tránh bệnh vảy nến tái phát.

Đối với những người bị bệnh, không nên tắm nước nóng quá lâu, sau khi tắm nên bôi ngay kem dưỡng ẩm.

Không chỉ vậy, hạn chế sử dụng điều hòa nhiệt độ để làm ấm phòng. Nếu bắt buộc phải dùng, có thể sử dụng thêm các máy tạo ẩm để giúp da dẻ thoải mái hơn, tránh để da bị khô, nứt nẻ.

4. Chú ý đến chế độ ăn uống hợp lý

Ăn uống đúng cách cũng là một phương pháp hữu hiệu hạn chế bệnh vảy nến.

Bệnh vảy nến sẽ càng trầm trọng nếu bạn không chú ý đến vấn đề ăn uống. Không nên hút thuốc, uống rượu, hạn chế hết mức các thức ăn có nhiệt lượng cao.

Nếu tiêu thụ nhiều các loại thực phẩm này, nhiệt độ cơ thể bạn sẽ tăng lên, các mạch m.áu giãn ra, đẩy nhanh quá trình lưu thông m.áu và bệnh sẽ tái phát.

Nguồn: QQ, Healthline/Helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *