Những ‘giai đoạn vàng’ trong quá trình phát triển chiều cao của t.rẻ e.m

“T.rẻ e.m có hai giai đoạn phát triển thể chất vượt trội là giai đoạn 1000 ngày đầu đời (từ khi trẻ được mang thai đến 24 tháng t.uổi và giai đoạn t.uổi dậy thì). Hai giai đoạn này nếu trẻ được cung cấp đầy đủ dưỡng chất và có môi trường sống lành mạnh thì sẽ đạt được chiều cao tối ưu”.

Đó là chia sẻ của Ts.Bs Phan Bích Nga – Giám đốc Trung tâm Tư vấn, Phục hồi dinh dưỡng và Kiểm soát béo phì (Viện Dinh Dưỡng Quốc gia)

Sau 2 t.uổi, tốc độ tăng trưởng không quá nhanh khoảng 6,2 cm mỗi năm, mật độ xương cũng tăng lên khoảng 1% một năm ở cả b.é t.rai và b.é g.ái. (Ảnh minh hoạ)

Giai đoạn trẻ nhỏ dưới 12 tháng t.uổi

Theo đó, 1.000 ngày đầu đời được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhấn mạnh là giai đoạn vàng phát triển chiều cao và thể chất. Trẻ có thể tăng 25cm trong năm đầu tiên và 10cm mỗi năm trong 2 năm tiếp theo, nếu được bổ sung dinh dưỡng đúng và đủ. Đây là giai đoạn quyết định đến 60% khả năng tăng trưởng chiều cao của trẻ trong tương lai.

Giai đoạn trẻ nhỏ dưới 12 tháng t.uổi đạt tốc độ phát triển nhanh nhất so với mọi giai đoạn khác. Trẻ có cân nặng gấp đôi cân nặng sơ sinh trong vòng 4-5 tháng đầu và gấp 3 lần cân nặng sơ sinh vào cuối năm thứ nhất. Đến ngày sinh nhật đầu tiên của trẻ, chiều dài nằm (tức là chiều cao của trẻ) đã tăng gấp rưỡi so với chiều dài khi sinh.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, giai đoạn trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng cao nhất là từ 12-24 tháng t.uổi, và tỷ lệ suy dinh dưỡng giữ ở mức cao cho tới 60 tháng (5 t.uổi). Những trẻ bị suy dinh dưỡng trong 2 năm đầu của cuộc sống sẽ bị ảnh hưởng đến phát triển thể lực, đặc biệt là chiều cao của trẻ ở t.uổi vị thành niên. Sự phát triển trí não của những trẻ này cũng sẽ kém hơn những trẻ khác.

Trẻ dưới 2 t.uổi cũng là giai đoạn diễn ra sự chuyển tiếp về nuôi dưỡng (ăn dặm và sau đó dần chuyển sang ăn bữa ăn cùng gia đình), đồng thời là giai đoạn trẻ dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là tiêu chảy và viêm đường hô hấp. Do vậy, trong giai đoạn này trẻ cần được chăm sóc cẩn thận hơn.

Trẻ nhỏ dưới 12 tháng t.uổi đạt tốc độ phát triển chiều cao nhanh nhất so với mọi giai đoạn khác. (Ảnh minh hoạ)

Sau 2 t.uổi, tốc độ tăng trưởng không quá nhanh khoảng 6,2 cm mỗi năm, mật độ xương cũng tăng lên khoảng 1% một năm ở cả b.é t.rai và b.é g.ái. Tuy nhiên việc có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng sẽ tiếp tục hỗ trợ cho sự phát triển chắc khỏe của xương là t.iền đề cho sự phát triển chiều cao ở lứa t.uổi dạy thì.

Giai đoạn dậy thì

Lứa t.uổi dậy thì (từ 12-18 t.uổi) đặc trưng bởi sự tăng trưởng vượt bậc về cả cơ bắp, khung xương cũng như các chức năng s.inh d.ục. Tốc độ tăng trưởng nhanh cả về chiều cao, cân nặng và trẻ sẽ đạt đỉnh của tốc độ tăng chiều cao khi mà trẻ có thể tăng khoảng 10-15 cm/năm và mức tăng sẽ giảm dần sau đó. Ở giai đoạn 10 t.uổi, cứ mỗi năm b.é g.ái tăng 10 cm chiều cao và tăng dần đến khi đạt được 15 cm một năm ở độ t.uổi 12.

Đỉnh tốc độ tăng trưởng của trẻ nam là 12 t.uổi (10cm/ năm) và đạt tối đa đến 14 t.uổi (15 cm/năm). Tốc độ tăng trưởng sẽ giảm dần trong khoảng 15 t.uổi ở nữ giới và khoảng 17 t.uổi ở nam giới. Thời gian phát triển chiều cao mạnh nhất ở nữ giới là từ 8-17 t.uổi, quyết định đến 23% chiều cao trung bình ở người trưởng thành. Kích thước xương, khối lượng xương và mật độ chất khoáng ở mỗi xương tăng lên khoảng 4% mỗi năm tính từ giai đoạn trẻ 8 t.uổi cho đến qua giai đoạn v.ị t.hành n.iên.

Sự tích lũy nhanh chóng về khối lượng xương có liên quan đến sự tăng trưởng và phát triển chiều cao và có thể cả sự hoạt động của các hormone tăng trưởng như IGF-1, steroid s.inh d.ục và các receptor của các hormone. Vai trò của khẩu phần ăn càng trở nên rất quan trọng đối với sự phát triển cơ thể của t.rẻ e.m trong giai đoạn này. Các chất dinh dưỡng chính để tăng trưởng và phát triển gồm protein, sắt, canxi, vitamin A, vitamin D, iot và kẽm.

Ngoài ra, còn có vai trò của hormone GH và các hormone s.inh d.ục. Trong giai đoạn này, cơ thể có nhiều tiềm năng để khắc phục các tình trạng chậm phát triển do thiếu dinh dưỡng ở các giai đoạn trước. Lưu ý việc dùng thuốc thay thế hormone chỉ sử dụng trong những trường hợp trẻ đã được thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng chặt chẽ để chẩn đoán xác định, tuyệt đối không tự ý dùng các thuốc thay thế hormone này sẽ không có tác dụng và nguy hiểm tính mạng của trẻ.

Lứa t.uổi dậy thì (từ 12-18 t.uổi), trẻ có thể tăng khoảng 10-15 cm/năm. (Ảnh minh hoạ)

Nhiều nghiên cứu còn cho thấy, ở những năm tiếp theo, khi cơ thể được ăn uống hợp lý, tích cực rèn luyện thể dục thể thao trong môi trường và lối sống lành mạnh, chiều cao con người vẫn tiếp tục tăng ít cho đến 25 t.uổi ở nữ giới và 28 t.uổi ở nam giới.

Phần lớn t.rẻ e.m Việt Nam mới sinh đều có chiều dài tương đương với t.rẻ e.m sinh ra tại các quốc gia khác trên thế giới (trên 50cm), nhưng từ 3 t.uổi trở lên, khoảng cách chiều cao của t.rẻ e.m Việt Nam cách biệt dần và dần bị t.rẻ e.m thế giới bỏ xa.

Chiều cao trung bình của người Việt trưởng thành hiện nằm trong nhóm những nước có chiều cao thấp ở châu Á và càng xa hơn các quốc gia châu Âu mặc dù chương trình phòng chống suy dinh dưỡng t.rẻ e.m do Viện Dinh Dưỡng triển khai trong nhiều thập kỷ qua đã đạt được những hiệu quả đáng kể về cải thiện chiều cao t.rẻ e.m.

Tuy nhiên, các tiêu chí trong cuộc sống để giúp phát triển chiều cao tối ưu ở hầu hết các vùng miền vẫn chưa đạt đến được như đảm bảo đủ dinh dưỡng không thiếu ăn, không thiếu vi chất, môi trường sống trong sạch không nhiễm khuẩn, bụi, hóa chất…. Vì thế nắm bắt được các giai đoạn tăng trưởng chiều cao của trẻ cùng với các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao đặc biệt là dinh dưỡng hợp lý giúp cho các bậc phụ huynh có những biện pháp can thiệp kịp thời giúp trẻ đạt được chiều cao tối ưu.

Mai Hoa

Theo ngaynay

Chuyên gia chỉ ra 4 sai lầm của cha mẹ cản trở sự phát triển chiều cao của trẻ

Cha mẹ nào cũng mong muốn con mình được phát triển chiều cao tối đa. Tuy nhiên, có những hiểu lầm hoặc sự thiếu hiểu biết trong cách chăm sóc trẻ của cha mẹ có thể làm trẻ mất đi cơ hội phát triển chiều cao tối đa.

Dưới đây, bác sĩ dinh dưỡng Nguyễn Hoàng Anh, hiện đang công tác tại ĐH Worcester-Anh, chỉ ra những quan niệm sai lầm thường gặp của nhiều cha mẹ cản trở sự phát triển chiều cao của trẻ:

SAI LẦM 1: Cha mẹ thường nghĩ đến chiều cao khi trẻ đã sinh ra

Theo GS. Pikhart, ĐH College London, Anh Quốc, dinh dưỡng lúc mang thai, đặc biệt là tuần thai 14-32, không chỉ quan trọng cho sự tăng trưởng khỏe mạnh của thai nhi mà còn ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ lúc 3 t.uổi. Do đó, trước khi mang thai hai vợ chồng nên cùng nhau lên kế hoạch và có sự chuẩn bị về chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lí cho giai đoạn quan trọng này.

SAI LẦM 2: Chuyển cho trẻ bú sữa ngoài sớm

Với bằng chứng hiện tại, không có sự khác biệt về chiều cao ở trẻ uống sữa ngoài so với trẻ bú sữa mẹ. Bên cạnh đó, sữa mẹ không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng cho tăng trưởng của trẻ mà còn cung cấp các yếu tố miễn dịch quan trọng, đặc biệt là dòng sữa non trong vài ngày đầu sau sinh.

Chính các yếu tố miễn dịch này sẽ giúp các bé bú mẹ khỏe mạnh hơn và ít gặp vấn đề liên quan đến nhiễm khuẩn trong 12 tháng đầu đời. TS. Gough Ethan, ĐH McGill, Canada, cho biết: trẻ khỏe mạnh và ít gặp vấn đề sức khỏe sẽ có t.iền đề tăng trưởng tốt hơn so với các trẻ thường xuyên bệnh.

SAI LẦM 3: Cho rằng cha mẹ lùn thì con cũng lùn

Chính suy nghĩ này làm cản trở khả năng phát triển tối ưu trong chiều cao của trẻ. TS. Hwang, ĐH Kangwon, Hàn Quốc chia sẻ, nhiều cha mẹ có suy nghĩ chưa đúng về trạng thái lùn và đem suy nghĩ để đặt lên suy nghĩ của những đ.ứa t.rẻ. Điều này có thể làm cho chúng thiếu tự tin tham gia các hoạt động thể chất – vốn là 1 yếu tố quan trọng để giúp trẻ cải thiện chiều cao.

Thực tế, nghiên cứu của TS. Jelenkovic, ĐH Helsinki, Hà Lan, cho thấy yếu tố môi trường sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao của trẻ xuyên suốt từ khi sinh đến khi trẻ 19-22 t.uổi, đặc biệt vượt trội từ sinh đến trước 13 t.uổi.

Môi trường ở đây là sinh hoạt lành mạnh, dinh dưỡng đầy đủ, vận động hợp lý và giấc ngủ. Trong khi đó, yếu tố di truyền liên quan đến chiều cao sẽ góp phần hợp lực với yếu tố môi trường và các yếu tố hormone s.inh d.ục khi trẻ sau 13 t.uổi (giai đoạn dậy thì). Điều này cho thấy dù trẻ mang gen thấp nhưng nếu trẻ có chế độ dinh dưỡng tốt, sinh hoạt lành mạnh, vận động và nghỉ ngơi hợp lí vẫn có khả năng đạt được chiều cao tối đa.

Trẻ khỏe mạnh và ít gặp vấn đề sức khỏe sẽ có t.iền đề tăng trưởng tốt hơn so với các trẻ thường xuyên bệnh (Ảnh minh họa).

SAI LẦM 4: Chỉ tập trung vào canxi và bổ sung cho con bằng mọi cách

Tuy nhiên, theo báo cáo của nhóm các nhà khoa học Mỹ và Hà Lan, dẫn đầu bởi TS. Karpiski , ĐH Bialystok, Hà Lan, nhấn mạnh vai trò trực tiếp và quyết định của vitamin D và K2 trong định hướng và hấp thụ canxi cho sự tăng trưởng xương và chiều cao khỏe mạnh. Nếu trong chế độ ăn bị thiếu hụt thì sự hấp thụ canxi từ thực phẩm có thể gặp nhiều trở ngại và ảnh hưởng đến tăng trưởng khỏe mạnh của xương. Ngoài ra, nguồn đạm chất lượng từ thịt cá, trứng, hải sản cũng cần quan tâm và đa dạng trong bữa ăn của trẻ vì đó là nguồn axit amin quan trọng để cung cấp nguyên liệu cho các hormone tham gia vào quy trình như hormone tăng trưởng và hormone s.inh d.ục.

Do đó, sai lầm khi chỉ tập trung vào canxi cho chiều cao của nhiều cha mẹ có thể dẫn đến bổ sung mất cân bằng và thiếu các vi chất quan trọng khác. Hơn nữa, thiếu những vi chất này có thể làm canxi không được hấp thụ và trở nên dư thừa gây ra những vấn đề sức khỏe khác cho trẻ. Dinh dưỡng cho quy trình phát triển chiều cao của trẻ cần đúng và đầy đủ các yếu tố, chứ không riêng gì 1 yếu tố.

Thêm nữa, sự phát triển của hệ xương diễn ra từ từ chứ không nhanh như cân nặng. Ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên, xương đang phát triển mạnh nhất, quá trình tạo xương chiếm ưu thế hơn và một quá trình tạo xương mất thời gian dài để hoàn thiện. Vì thế, bố mẹ nên theo dõi chiều cao của con từ 6 tháng đến 1 năm và nên tập trung tốt nhất ở tất cả các giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ.

Phân bố các chất dinh dưỡng liên quan với quy trình phát triển chiều cao của trẻ, cha mẹ có thể tham khảo:

1. Chế độ ăn nên đa dạng các thực phẩm chứa canxi ít nhất 4 ngày/tuần. Trẻ nên lấy canxi từ thực phẩm vì đây là dạng an toàn và hấp thu tốt nhất cho trẻ. Những thực phẩm giàu canxi gồm trứng, cá, hải sản có vỏ, rau xanh, sữa, phô mai.

2. Do nguồn thực phẩm chứa vitamin D hạn chế, hơn nữa, việc phơi nắng để lấy vitamin D không khuyến khích cho trẻ nhỏ nên theo hướng dẫn hiện tại, việc bổ sung vitamin D là cần thiết và an toàn cho trẻ.

3. Nguồn chất đạm cần phân bố đa dạng mỗi tuần. Trong đó, mỗi tuần nên có 2 ngày thịt bò/heo/gà; 2 ngày khác là cá/hải sản; 1 ngày là từ đậu các loại/đậu hủ. Để giúp trẻ nhận đầy đủ đa dạng các axit min thiết yếu cho cơ thể. Tuy nhiên, bữa ăn cần chú trọng thêm 1 phần rau củ, hoặc là canh súp, hoặc là luộc để tăng sự hấp thụ các chất đạm này.

4. Hạn chế các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chiều cao như thức ăn nhanh giàu chất béo không tốt, chất giàu đường và năng lượng rỗng như bánh kẹo và nước ngọt.

5. Vitamin K2 được tạo ra trong quá trình lên men của một số thực phẩm như đậu nành lên men Nhật Bản (natto), một số loại sữa chua, phô mai. Những thực phẩm này thích hợp giới thiệu trong các bữa phụ cho trẻ. Một cách khác, Vitamin K2 có thể bổ sung đường miệng như dạng xịt, có thể phù hợp với trẻ, đặc biệt với các bé ăn uống ít đa dạng.

Vài nét về tác giả:

Bác sĩ dinh dưỡng Anh Nguyễn tên đầy đủ là Nguyễn Hoàng Anh, hiện đang công tác tại ĐH Worcester-Anh, là thành viên của Hiệp Hội Dinh Dưỡng Lâm Sàng Anh (The British Association for Applied Nutrition and Nutritional Therapy). Bác sĩ có nhiều bài viết tư vấn về việc chăm sóc sức khỏe cho Mẹ&bé trên trang cá nhân, cũng là đồng tác giả của cuốn sách “Làm mẹ không áp lực”.

Theo Helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *