Những tác dụng không ngờ của chất xơ với cơ thể

Thực phẩm giàu chất xơ có thể làm giảm lượng đường trong m.áu và thậm chí có thể ngăn ngừa ung thư ruột già và giúp bạn tránh bệnh trĩ.

Ảnh: Internet

Chất xơ (fiber) đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người, tuy nhiên nhiều người trong chúng ta lại thường ít quan tâm đến chất xơ trong bữa ăn hàng ngày. Các chuyên gia khuyến nghị cần tăng cường chất xơ trong bữa ăn hàng ngày (như ăn nhiều rau xanh) và nên bổ sung chất xơ.

Chất xơ có thể làm giảm lượng đường trong m.áu và thậm chí có thể ngăn ngừa ung thư ruột già và giúp bạn tránh được bệnh trĩ. Nếu đó là một loại thuốc, thì đúng vậy, nó là điều rất tốt.

Một số loại vi khuẩn sống tại ruột có khả năng phân giải và đồng hóa chất xơ. Chất xơ tạo điều kiện tốt nhất cho chức phận tổng hợp của vi khẩn có lợi tại ruột nên hỗ trợ sự phát triển vi khuẩn có lợi. Chất xơ có tác dụng điều hòa hệ vi khuẩn tại ruột nên tăng cường quá trình tiêu hóa hấp thu tại ruột.

Ngoài ra, chất xơ có tác dụng khiến tinh bột lưu lại lâu hơn trong dạ dày tạo cảm giác no và làm chậm quá trình phân giải và hấp thu glucose làm lượng đường m.áu tăng lên từ từ, không tăng đột ngột nên điều hòa được lượng đường huyết.

Chất xơ còn có tác dụng làm giảm cholesterol có hại (LDL) và tăng cholesterol có lợi (HDL). Vì vậy khẩu phần ăn có nhiều chất xơ sẽ giúp làm giảm lượng cholesterol trong m.áu.

Khẩu phần ăn nhiều chất xơ sẽ ít năng lượng nhưng lại tạo cảm giác no, làm giảm thèm ăn đồng thời ngăn cản hấp thu các chất béo do đó hỗ trợ việc giảm cân đối với người bị béo phì

Các nghiên cứu cho thấy việc tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn uống của bạn – đặc biệt là chất xơ ngũ cốc – có liên quan đến việc giảm nguy cơ t.ử v.ong do bệnh tim mạch và tất cả các bệnh ung thư.

Mỗi ngày, phụ nữ nên ăn khoảng 25 gram chất xơ và nam giới ít nhất 35-40 gram chất xơ, nhưng với người bình thường hàng ngày họ chỉ nhận được 15 gram.

Ngô

Chúng ta đã quen thuộc nhất với loại ngô có màu vàng nhưng ngô có rất nhiều màu sắc (từ màu hồng đến màu đen) mỗi loại đều có sự kết hợp đặc biệt cùng các chất dinh dưỡng chống oxy hóa.

Khoảng một nửa chén hạt ngô, chứa 2 gram chất xơ. Ngô rang cũng là nguồn giàu chất xơ, với khoảng 3,5 gram chất xơ trong mỗi khẩu phần ăn.

Ảnh: Internet

Các loại đậu

Đậu đen: Mỗi cốc đậu đen chứa 15 gram chất xơ, và khoảng 15 gram chất đạm. Tuy nhiên, khi bạn thêm đậu và các thực phẩm giàu chất xơ khác trong chế độ ăn uống của bạn, hãy chắc chắn uống nhiều nước nữa.

Ngoài giàu chất xơ, chất dinh dưỡng và sắt, đậu trắng là một trong những nguồn dinh dưỡng tốt nhất, nó bao gồm 25% nhu cầu hàng ngày của bạn đối với chất chống oxy hóa cao huyết áp này.

Nếu bạn đang ăn thực phẩm ít chất xơ thì không nên đột ngột chuyển sang ăn 40 gram chất xơ mỗi ngày vì nó sẽ gây ra nhiều căng thẳng cho hệ tiêu hóa.

Đậu đỏ là thực phẩm phổ biến ở miền bắc Ấn Độ cũng như New Orleans. Giống như người anh họ của chúng – hầu như tất cả các loại đậu mà chúng ta ăn đều giàu chất xơ, đạm và sắt.

Đậu Garbanzos lần đầu tiên được thuần hóa ở Trung Đông, chúng là một thành phần quan trọng trong các món ăn như bánh mì. Chúng cũng được sử dụng rộng rãi ở Ấn Độ, nhà sản xuất đậu lớn nhất thế giới.

Gạo lứt

Các nhà nghiên cứu Harvard gần đây đã phát hiện ra rằng: “Mặc dù, ăn tối đa 5 phần cơm trắng mỗi tuần sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2 lên tới 17%, nhưng khi bạn ăn một phần gạo lức mỗi tuần sẽ giúp giảm 11% nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2″.

Ảnh: Internet

Quả bơ

Bơ là nguồn chất xơ tuyệt vời. Một quả bơ có chứa khoảng 10 gram chất xơ. Bơ cũng là một nguồn thực phẩm tuyệt vời của chất béo đơn và không bão hòa đa, có thể giúp giảm mỡ m.áu và giảm nguy cơ bệnh tim.

Ảnh: Internet

Bánh mì nguyên chất

Bánh mì trắng và các loại ngũ cốc tinh chế khác được xay xát (có nghĩa là vỏ ngoài của ngũ cốc đã được loại bỏ) cùng với mầm (một phần nhỏ của hạt hạnh nhân).

Toàn bộ lúa mì giữ lại các yếu tố giàu chất xơ, do đó việc chuyển từ gạo trắng sang lúa mì toàn bộ là một bước đi dinh dưỡng thông minh.

Quả lê

Giống như hầu hết các loại trái, quả lê có nhiều chất dinh dưỡng và giàu chất xơ khi vỏ của chúng còn nguyên vẹn. Một quả lê chưa chín cỡ vừa có chứa khoảng 5,5 gram chất xơ.

Hạnh nhân

Hạnh nhân là nguồn chất xơ tốt, chứa rất nhiều chất béo và chất dinh dưỡng. Nhưng, tất cả những điều tốt đẹp đó đều có lượng calo cao, vì vậy hãy để mắt đến số lượng của thức ăn. Một ít hạnh nhân mỗi ngày sẽ cung cấp cho bạn khoảng 3 gram chất xơ và khoảng 170 calo.

Ảnh: Internet

Cháo bột yến mạch

Cháo bột yến mạch là một loại chất xơ đặc biệt có tác dụng hạ lượng mỡ trong m.áu, tăng chức năng cho hệ miễn dịch và giúp duy trì hoạt động của hệ tiêu hóa được chạy trơn tru hơn.

Ảnh: Internet

Quả mâm xôi

Quả mâm xôi là siêu sao dinh dưỡng. Một cốc quả mâm xôi sẽ cung cấp cho bạn khoảng 1/3 nhu cầu chất xơ hàng ngày. Ngoài ra, chúng cũng chứa rất nhiều chất chống oxy hóa mạnh mẽ.

Táo

Khi bạn nói về quả táo thì đây là loại chất xơ vô cùng có lợi. “Một khi bạn bỏ đi vỏ táo, bạn sẽ mất đi nhiều thứ tốt đẹp ở đó”, Brown nói. Một quả táo cỡ bình thường có chứa khoảng 4,4 gram chất xơ.

Súp lơ, bắp cải và bông cải xanh

Súp lơ, bắp cải và bông cải xanh là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào. Chúng cũng giàu chất dinh dưỡng, đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết của cơ thể.

Chúng ta đều biết rằng súp lơ rất tốt cho sức khỏe. Là một thành viên của họ rau, súp lơ còn được biết đến vì tính chống ung thư của nó, thực phẩm này còn chứa một lượng chất xơ đáng kính: Bạn sẽ nhận được khoảng 5,1 gram trong một cốc súp lơ luộc.

Điều này đặc biệt đúng vì loại rau này cũng là một nguồn chất xơ tốt và nguồn dinh dưỡng tuyệt vời.

Nấm

Nấm là thực phẩm phổ biến và rất tốt cho sức khỏe, giàu chất dinh dưỡng và chất xơ. Thêm nấm vào chế độ ăn giúp đáp ứng đủ nhu cầu chất xơ của cơ thể.

Ảnh: Internet

Cần tây

Cần tây giàu chất xơ, ít calo. Một cốc nước cần tây mỗi ngày đáp ứng 6% nhu cầu chất xơ cần thiết của cơ thể.

ĐỖ HỢP (TỔNG HỢP)

Theo T.iền phong

5 dấu hiệu bạn bị thiếu chất xơ

Chất xơ rất cần thiết trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày nhưng bạn có thể chưa cung cấp đủ cho cơ thể. Vậy đâu là dấu hiệu thiếu chất xơ bạn nên chú ý?

Các thực phẩm giàu chất xơ có thể giúp bạn ngừa bệnh tim, tiểu đường, ung thư cũng như tránh tăng cân. Thế nhưng, đây lại là chất dễ bị thiếu hụt khi thức ăn nhanh xuất hiện khắp mọi nơi. Bạn cần biết các dấu hiệu thiếu chất xơ để có thể kịp thời cân bằng chế độ dinh dưỡng của mình nhé.

1. Bạn bị táo bón hoặc đầy hơi

Táo bón là tình trạng bạn đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần kèm theo tình trạng phân khô, cứng. Đây là một trong những dấu hiệu thiếu chất xơ dễ thấy nhất bên cạnh chứng đầy hơi và các vấn đề khác ở đường tiêu hóa khác.

Dù có rất nhiều nguyên nhân gây táo bón như thiếu nước hay ít vận động nhưng bạn vẫn nên kiểm tra lượng chất xơ mình nạp vào mỗi ngày để kịp thời bổ sung nếu thiếu. Bạn có thể bổ sung chất xơ từ táo, mâm xôi, cà rốt, bông cải xanh, ngũ cốc nguyên cám… Bên cạnh đó, bạn cũng nên uống nước đủ và tập thể dục thường xuyên nếu muốn cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả.

Tuy nhiên, bạn không nên bổ sung quá nhiều chất xơ một lúc nếu trước giờ không ăn nhiều chất này. Thay vào đó, bạn nên tăng dần lượng chất xơ tiêu thụ mỗi ngày cho đến khi đạt mức 25g/ngày.

2. Đường huyết lên xuống thất thường

Mức đường huyết không ổn định cũng có thể là dấu hiệu bạn đang ăn thiếu chất xơ. Khi bạn ăn các thực phẩm có cả carb và chất xơ, cơ thể sẽ mất nhiều thời gian tiêu hóa hơn. Điều này giữ lượng đường huyết được ổn định, từ giúp bạn cân bằng tâm trạng, có thêm năng lượng, duy trì cân nặng cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Khi cơ thể thiếu chất xơ, đường từ thức ăn sẽ ngấm rất nhanh vào m.áu và khiến đường huyết tăng bất ngờ. Nếu thấy khó kiểm soát đường huyết, bạn nên đến bác sĩ kiểm tra và hỏi ý kiến bác sĩ xem mình có nên bổ sung chất xơ không.

3. Bạn nhanh cảm thấy đói

Chất xơ có vai trò rất quan trọng trong việc giúp bạn cảm thấy no sau khi ăn. Nếu thiếu chất xơ, bạn khó có được cảm giác no bụng và thỏa mãn sau mỗi bữa ăn nên sẽ dễ thèm ăn vặt hơn và dễ bị tăng cân. Nếu thấy mình liên tục thèm ăn hay đói bụng, bạn hãy bổ sung thêm rau củ quả, các loại đậu, gạo lứt…

4. Bạn tăng cân bất ngờ

Tuy cân nặng được quyết định bởi nhiều yếu tố như chế độ luyện tập hay thói quen sống nhưng chất xơ cũng góp phần không nhỏ trong việc kiểm soát số cân. Nếu bạn tăng cân nhanh thì đây cũng là dấu hiệu chứng tỏ bạn đang thiếu chất xơ.

Chất xơ có thể giúp tăng cảm giác no và hạn chế trường hợp đường huyết hay insulin tăng cao, từ đó hỗ trợ bạn kiểm soát cân nặng tốt hơn. Bổ sung thêm chất xơ cũng là cách lên thực đơn cho người béo phì hợp lý đấy.

5. Mức cholesterol tăng cao

Chất xơ có thể giúp giảm triglyceride, một dạng chất béo làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim cũng như giúp tăng cholesterol tốt HDL. Bên cạnh đó, chất xơ hòa tan hấp thụ cholesterol trong ruột non và hỗ trợ bài tiết chất này ra khỏi cơ thể. Hơn nữa, chất xơ hòa tan trong ruột già có thể tạo ra các axit béo chuỗi ngắn giúp ngăn quá trình tổng hợp cholesterol trong gan. Vậy nên nếu có mức cholesterol cao, bạn có thể tăng lượng chất xơ mình nạp mỗi ngày để cải thiện tình hình.

Tình trạng thiếu chất xơ có thể dẫn đến các dấu hiệu như táo bón, tăng cân, tăng đường huyết… Nếu bắt gặp các triệu chứng này, bạn hãy cân đối lại chế độ ăn của mình với rau củ quả tươi, trái cây hay các loại hạt nhé!

Như Vũ

Theo khoe365

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *