Vào mùa đông, do nhiệt độ hạ thấp nên cơ thể dễ bị cảm lạnh và cúm. Để có thể phòng ngừa tình trạng này, ngoài việc phải giữ ấm cơ thể bằng quần áo thì chúng ta nên bổ sung một số loại thực phẩm có sẵn tại nhà như tiêu, sữa chua hay mật ong nhằm tăng sức đề kháng, phòng chống cảm lạnh và giúp cơ thể luôn được giữ ấm.
Gừng là loại thực phẩm được nhiều người lựa chọn nhất trong việc phòng, chống cảm lạnh. Theo các chuyên gia, trong gừng chứa chất sesquiterpenes có khả năng đ.ánh bại rhinovirus – loại virus phổ biến nhất gây ra các triệu chứng về hô hấp
Ngoài ra, với tác dụng làm dịu cổ họng, gừng còn giúp bạn vượt qua các cơn ho dễ dàng hơn
Bạn có thể thêm 2 thìa gừng thái nhỏ vào tách trà để làm thức uống mỗi khi bị cúm. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng kẹo gừng hoặc nước uống ướp gừng đóng hộp. Tuy nhiên, cách tốt nhất vẫn là dùng gừng tự nhiên
Tỏi là một loại gia vị không thể thiếu trong mỗi căn bếp của các bà nội trợ. Việc bổ sung tỏi hàng ngày không chỉ giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch mà còn chống lại các cơn cảm lạnh thông thường
Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Advances In Therapy, việc bổ sung hành, tỏi mỗi ngày giúp cung cấp nhiều allicin, làm giảm đến 63% nguy cơ bị cảm cúm. Đặc biệt điều này có thể làm giảm hơn 70% thời gian bị cảm, như từ 5 ngày có thể giảm xuống còn 1,5 ngày
Ngoài ra, tính chất kháng khuẩn của tỏi rất mạnh, nó thậm chí có thể giúp điều trị đau họng khi bị cảm cúm. Nó cũng có thể giúp bạn giảm ho và phục hồi sức khỏe nhanh hơn
Trong mật ong có những thành phần và đặc tính sát khuẩn, chất kháng khuẩn cao làm dịu cổ họng một cách tự nhiên. Việc thường xuyên dùng mật ong sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa các bệnh trong mùa lạnh
Ngoài ra, với khả năng tạo màng bao bọc, mật ong còn là phương thuốc giảm đau cổ họng rất tốt trong những đợt cúm. Ngoài ra, mật ong có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của virus, vi khuẩn, nấm
Nhiều người cho rằng, uống rượu khi bị cảm sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, rượu vang đỏ rất giàu flavonoid và có tác dụng bảo vệ chống lại chứng cảm lạnh thông thường
Resveratrol và polyphenol trong rượu vang đỏ hoạt động tương tự như lợi khuẩn trong sữa chua. Khi virus cúm xâm nhập vào cơ thể, chúng bắt đầu sao chép và những hợp chất này ngăn chặn điều đó xảy ra
Hãy chọn loại rượu vang có nồng độ resveratrol nhiều nhất. Trong trường hợp không thích uống rượu, bạn có thể ăn lá nho hoặc lạc cũng có rất nhiều resveratrol
Nghiên cứu lâm sàng gần đây của Viện dinh dưỡng quốc gia Việt Nam đã cho thấy, sử dụng sữa chua sẽ giúp hạn chế cảm cúm hiệu quả. Đây là phương pháp phòng ngừa cảm cúm đơn giản và tiết kiệm, hiện được các chuyên gia khuyên dùng…
Với nguồn protein phong phú, sữa chua đóng vai trò quan trọng trong việc phòng vệ của cơ thể. Ăn sữa chua khi đang bị cảm lạnh sẽ giúp bạn bổ sung probiotics để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Đồng thời sữa chua cũng giúp tăng cường miễn dịch và giúp giảm bớt mức độ nghiêm trọng của bệnh
Tuy nhiên, khi mua sữa chua, bạn nên chọn loại có chứa nhiều vitamin D, vì hàm lượng vitamin D trong cơ thể thấp cũng có liên quan đến nguy cơ cảm lạnh và cảm cúm cao
Ít ai biết rằng, ăn súp khi bị cảm lạnh sẽ giúp cơ thể tăng cường hệ thống miễn dịch. Đây là món ăn dinh dưỡng tốt nhất khi bệnh, chống lại các n.hiễm t.rùng khác nhau như cúm, cảm lạnh thông thường và sốt
Mùi hương thơm của món súp gà có thể nới lỏng chất nhầy ở khoang mũi rất rõ ràng, đồng thời món ăn này giúp các tế bào bạch cầu chống lại sự hoạt động của virus, vi khuẩn hiệu quả hơn
Ngoài khả năng bù nước cho cơ thể, món súp còn chứa nhiều dinh dưỡng như chất xơ, vitamin C và chất chống oxy hóa. Do đó, súp gà có thể tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, giúp chống lại các triệu chứng cảm lạnh
Nhìn chung, các loại hạt tiêu giàu hàm lượng các chất protein và carbon hydrat cao khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành nhiệt lượng, giúp bổ thận, lưu thông khí huyết và tăng cường tuần hoàn m.áu, từ đó nâng cao sức đề kháng của cơ thể trong điều kiện thời tiết lạnh giá và tránh được cơn cảm lạnh
Mặt khác, loại gia vị cay này có thể giúp bạn thông mũi, dễ thở hơn trong những ngày ốm. Kết hợp tiêu đen với gừng và giấm giúp tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng
Lý do tiêu đen được cho là loại thực phẩm có tác dụng hiệu quả nhất do chúng chứa nhiều piperine – hợp chất nổi tiếng với khả năng chống cúm và giảm đau
Theo một nghiên cứu cho thấy, vitamin C – chất dinh dưỡng thường có trong các loại quả họ cam chanh – là chất chống oxy hóa có khả năng giúp cơ thể giảm triệu chứng cảm cúm tới 23%. Do vậy, nếu không may bị cảm lạnh thì chúng ta cần cung cấp đầu đủ vitamin C cho cơ thể
Ngoài các quả thuộc họ cam chanh, bạn có thể chọn nhiều loại rau củ quả giàu vitamin C khác như ớt chuông đỏ, súp lơ xanh, cải Brussel, đu đủ, khoai tây, khoai lang, bí nghệ
Tuy nhiên, với một số người, lượng vitamin C quá cao có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Trong trường đó, bạn phải giảm lượng vitamin C nạp vào cơ thể
Sông Hương (Tổng hợp)
Theo anninhthudo
6 kẻ thù âm thầm ‘g.iết thận’ trong mùa lạnh, người Việt cần cảnh giác điều thứ 3
Vào mùa đông, có rất nhiều người bị lạnh tay chân và đặc biệt là dễ bị cảm lạnh, đó cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo thận suy yếu.
Thận là một trong những cơ quan quan trọng của cơ thể. Nếu chức năng thận khỏe mạnh giúp cơ thể điều hòa để thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ vào mùa lạnh, nếu không sẽ khiến quá trình trao đổi chất trong cơ thể mất cân bằng, gây ra bệnh tật, mệt mỏi. Dưới đây là một số tác nhân gây tổn thương thận mà các chuyên gia sức khỏe và dinh dưỡng luôn cảnh báo:
1. Ô nhiễm môi trường
Với sự phát triển của công nghiệp, vấn đề ô nhiễm không khí ngày càng trở nên nghiêm trọng và đang gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mọi người.
Khu vực có mức ô nhiễm không khí cao nhất là phía Đông Địa Trung Hải và Đông Nam Á. Theo hướng dẫn của WHO, Hà Nội có đến 91% số ngày có nồng độ bụi PM2.5 vượt chuẩn. Bụi PM2.5 là các hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 2,5 m, bằng khoảng 1/30 sợi tóc con người. Loại bụi này hình thành từ các chất như Cacbon, Sunphua, Nitơ và các hợp chất kim loại khác, lơ lửng trong không khí. Bụi PM2.5 có khả năng len sâu vào phổi và đi trực tiếp vào m.áu có khả năng gây ra hàng loạt bệnh về ung thư và hô hấp.
Nghiên cứu cho thấy rằng có một mối quan hệ giữa việc tiếp xúc lâu dài với PM2.5 và nguy cơ bệnh viêm thận màng. Do đó, trong những ngày sương mù dày đặc, người dân nên hạn chế ở ngoài trời lâu. Nếu thực sự cần thiết phải ra ngoài, hãy chắc chắn chuẩn bị cho mình một chiếc khẩu trang dày dặn.
2. Nhiệt độ lạnh dẫn đến huyết áp tăng
Nhiều người thấy rằng huyết áp dễ dàng vượt khỏi tầm kiểm soát trong mùa đông, đó là do nhiệt độ mùa đông thấp hơn, kích thích co mạch và huyết áp cao hơn.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng huyết áp mùa đông cao hơn 6-12mmHg so với mùa hè và nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và mạch m.áu não cao gấp đôi vào mùa hè. Huyết áp quá cao cũng có thể làm tổn thương chức năng thận.
Để ngăn ngừa điều này xảy ra, bước đầu tiên là phát hiện kịp thời khi huyết áp có dấu hiệu bất thường và điều chỉnh thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bên cạnh đó, những người huyết áp cao cần tránh muối trong chế độ ăn hằng ngày. Nếu có thể kiểm soát lượng muối dưới 3g mỗi ngày, huyết áp sẽ nằm trong tầm kiểm soát.
3. Lẩu
Đối với nhiều người, mùa đông là thời điểm thích hợp nhất để ăn lẩu. Tuy nhiên, món ăn này là một chế độ ăn giàu protein, muối, gluten cao điển hình. Lẩu còn được đi kèm với các thức uống như bia và nước ngọt có gas, không hề thân thiện với thận.
Ăn lẩu thường xuyên tăng nguy cơ mắc bệnh gút, huyết áp cao, nếu ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của thận. Nếu bạn thực sự muốn ăn lẩu, hãy nêm nếm nước lẩu không quá mặn, cho nhiều cà chua, rau, hạn chế ăn thịt và uống nước lẩu.
4. Cảm lạnh
Khi trời lạnh, chênh lệch nhiệt độ trong nhà và ngoài trời lớn, đồng thời không khí lưu thông kém hơn là nguyên nhân gây ra bệnh cảm lạnh.
Đối với những người thận yếu, mỗi đợt cảm lạnh có thể khiến căn bệnh tái phát hoặc thậm chí trở nên tồi tệ hơn. Một khi bị cảm lạnh, người bệnh cần tìm tư vấn y tế kịp thời và chủ động thông báo cho bác sĩ về t.iền sử bệnh thận. Bất kỳ liệu trình điều trị kéo dài, hoặc kết hợp nhiều loại thuốc cảm lạnh, có thể dẫn đến tổn thương thận nghiêm trọng hơn.
Cách tốt nhất để đối phó với cảm lạnh là có biện pháp phòng ngừa như tập thể dục thường xuyên, chế độ ăn uống khoa học, xây dựng sức đề kháng mạnh mẽ để hỗ trợ thận.
5. Ăn nhiều, ít vận động
Hầu hết mọi người đều ít vận động và dễ tăng cân hơn trong mùa lạnh, vì khi nhiệt độ hạ xuống mọi người có xu hướng ăn một số thực phẩm năng lượng cao một cách vô thức. Kết hợp với trọng lượng nặng của quần áo mùa đông, rất bất tiện cho việc hoạt động hoặc tập thể dục.
Chất béo là một vũ khí tuyệt vời để chống lại gió lạnh, nhưng nó cũng là một trong những kẻ g.iết thận. Chất béo quá mức có thể gây viêm trong cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe thận. Dữ liệu cho thấy những người béo phì có nguy cơ mắc bệnh thận cao hơn 23% so với người bình thường.
Do đó, nếu bạn muốn chống lại tác hại của chất béo đối với thận, hãy kiểm soát lượng thức ăn của mình và vận động thường xuyên.
6. Thuốc bổ
Theo nhiều người, mùa đông là thời điểm tốt để bổ sung dinh dưỡng. Tuy nhiên, khi thận đã bị tổn thương, bạn cần hết sức cẩn thận đừng vô tình cho phép các chất dinh dưỡng trong thực phẩm bổ sung tăng gánh nặng cho thận, dẫn đến suy thận cấp.
Làm gì để bảo vệ thận trong mùa đông?
– Theo dõi huyết áp hàng ngày và điều chỉnh thuốc hạ huyết áp theo hướng dẫn của bác sĩ;
– Đeo khẩu trang để đi ra ngoài, tránh xa các mối nguy hiểm của khói bụi và vi khuẩn lạnh;
– Hạn chế hút thuốc và uống rượu, bia;
– Chế độ ăn ít muối, tránh các loại thực phẩm ngâm và nhiều loại gia vị;
– Tập thể dục, không chỉ có thể tăng sức đề kháng, mà còn giảm cân hiệu quả;
An An (Dịch theo QQ)
Theo vietnamnet