Người đàn ông t.ử v.ong vì vết liếm của chó cưng

Một người đàn ông bị n.hiễm t.rùng hiếm gặp từ nước bọt của chó của mình sau khi bị thú cưng liếm.

Người đàn ông 63 t.uổi không xác định danh tính hoàn toàn khỏe mạnh trước khi bị căn bệnh tàn khốc đ.ánh bại, các bác sĩ cho biết.

Ông nằm viện hai tuần trong đau đớn với hàng loạt tình trạng như viêm phổi, hoại thư và sốt tới 41 độ C.

Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân này bị nhiễm Capnocytophaga canimorsus, một loại vi khuẩn thường lây truyền qua vết cắn – nhưng có thể lây lan chỉ bằng một cú liếm.

Người đàn ông bị nổi mụn nước trên toàn bộ đầu và cơ thể và bị n.hiễm t.rùng khiến m.áu đóng cục và gây ra sự t.hối r.ữa da.

Khi người đàn ông lần đầu tiên đến bệnh viện, ông có các triệu chứng như cúm trong 3 ngày, bị sốt và thở khó. Ông cũng bị n.hiễm t.rùng huyết nặng và phải chăm sóc đặc biệt để cứu mạng.

Trường hợp bi thảm của nam bệnh nhân đã được các bác sĩ ở Rote Kreuz Krankenhaus, Bremen, Đức báo cáo trong một tạp chí y khoa

Trong 4 ngày đầu tiên ở bệnh viện, tình trạng của ông trở nên tồi tệ hơn, bắt đầu với những nốt phát ban trên mặt, đau dây thần kinh và có vết bầm tím ở chân. Những triệu chứng này sau đó tiến triển khiến thận và gan ngừng hoạt động, còn m.áu đông cục, da t.hối r.ữa và cuối cùng là tim ngừng đ.ập.

Sau khi tim bệnh nhân ngừng đ.ập, các bác sĩ dùng tới thiết bị hỗ trợ sự sống nhưng phải vật lộn tìm mọi cách để cứu mạng người đàn ông nhưng không thành.

Tình trạng hoại thư (một khối lượng đáng kể các mô cơ thể c.hết) xảy ra ở tay và chân của người đàn ông.

Ông bị nhiễm nấm trong phổi, dẫn đến viêm phổi; phồng rộp trên toàn bộ cơ thể và hoại thư ở ngón tay và ngón chân; và bị bắt MRSA.

Ảnh chụp quét não cho thấy có một lượng lớn chất lỏng trong não, điều gây tổn thương vĩnh viễn cho cơ quan này.

Dù đã hết sức nỗ lực, các bác sĩ và gia đình đành chấp nhận là ông không qua khỏi. Bệnh nhân t.ử v.ong 16 ngày sau khi nhập viện.

Theo các bác sĩ, vi khuẩn C. canimorsus vào trong cơ thể người thông qua vết cắn nhưng họ rất ngạc nhiên vì trong trường hợp của người đàn ông, chỉ bằng một vết liếm, có lẽ chỉ truyền một lượng nhỏ vi khuẩn, mà khiến bệnh nhân suy sụp hoàn toàn.

Một nghiên cứu ở Hà Lan chỉ ra, trường hợp như của người đàn ông là rất hiếm và xác suất là 1/1,5 triệu người. Nó gây t.ử v.ong trong khoảng 28 đến 31% trường hợp.

Thông thường, các bác sĩ cho biết thêm, chỉ những người có hệ miễn dịch yếu mới bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi vi khuẩn trên, nhưng từ trường hợp này cho thấy nó có thể xảy ra với bất kỳ ai. Người đàn ông thậm chí không có vết thương hở.

Theo saostar

Ai cũng thích nghịch điện thoại nhưng làm vậy trong thời gian dài có thể khiến bạn bị hôi miệng?

Gần đây, một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng việc nghịch điện thoại quá lâu sẽ dẫn đến hôi miệng. Liệu điều này có thực sự đúng?

Mới đây, nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu đến từ Bệnh viện Nhân dân thứ hai của tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) do bác sĩ Lưu Tuân Vọng, Trưởng Khoa Nha khoa, Bệnh viện Nhân dân thứ hai của tỉnh Hồ Nam làm trưởng nhóm, cho rằng, khi cúi đầu xem điện thoại, tư thế này sẽ giảm việc tiết nước bọt, nếu duy trì trong thời gian dài có thể dẫn đến hôi miệng.

Nghịch điện thoại lâu gây ra hôi miệng?

Theo đó, nghiên cứu giải thích việc chơi điện thoại dễ dàng khiến chúng ta quên đi thời gian và bị chìm đắm vào những nội dung trên chiếc điện thoại, và không nói chuyện, hàm dưới không hoạt động khó kích thích tiết nước bọt. Nước bọt có tác dụng giúp khoang miệng loại bỏ hầu hết vi khuẩn. Do đó, nếu nước bọt giảm, vi khuẩn trong khoang miệng sẽ sinh sôi nhanh chóng và miệng có mùi hôi.

Bác sĩ Lưu Tuân Vọng, Trưởng Khoa Nha khoa, Bệnh viện Nhân dân thứ hai của tỉnh Hồ Nam, trưởng nhóm nghiên cứu nêu trên cho biết: Vi khuẩn kỵ khí, trong tình trạng thiếu khí oxy sẽ nhân lên nhanh chóng, tạo ra sunfua dễ bay hơi với hương vị trứng thối, dẫn đến hôi miệng.

Các nguyên nhân khác gây hôi miệng?

Hầu hết hôi miệng đều bắt nguồn từ chính khoang miệng. Bác sĩ Lưu cho biết thêm: sâu răng, chân răng còn sót lại, giải phẫu không đúng cách, viêm nướu và các bệnh về niêm mạc miệng, khoang miệng đều dễ dàng sinh ra vi khuẩn và gây hôi miệng. Ngoài ra, không chú ý vệ sinh khoang miệng, đ.ánh răng không đúng cách, hút thuốc, uống rượu, uống cafe hoặc ăn những thực phẩm kích thích như hành, tỏi, đậu phụ thối và các loại thực phẩm có mùi khác cũng đều có thể gây hôi miệng.

Ngoài các vấn đề về khoang miệng, các bệnh về đường tiêu hoá cũng có thể gây hôi miệng. Chẳng hạn như loét dạ dày, viêm dạ dày mãn tính, chức năng tiêu hoá không tốt, đều có khả năng bị hôi miệng.

Vậy làm thế nào để phòng ngừa hôi miệng khi nghịch điện thoại di động?

Chủ nhiệm Lưu Tuân Vọng gợi ý, bạn có thể cử động miệng khi nghịch điện thoại, chẳng hạn như đóng mở hàm, cử động cằm dưới, thúc đẩy quá trình tiết nước bọt. Ngoài ra, phát triển thói quen sinh hoạt lành mạnh, tích cực điều trị các yếu tố bệnh lý cũng có thể phòng ngừa hôi miệng.

Cụ thể hơn đó là tăng cường vệ sinh khoang miệng, đ.ánh răng hai lần một ngày, súc miệng sau bữa ăn. Chú ý cân bằng chế độ ăn uống, ăn nhiều trái cây và rau củ, uống nhiều nước hơn, bỏ rượu và t.huốc l.á, hạn chế uống cafe, ăn ít thức ăn cay, giữ cho dạ dày thông thoáng ngăn ngừa táo bón.

Nguồn: QQ

Theo Helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *