Viêm mũi dị ứng thường gặp ở trẻ, tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng khiến trẻ khó chịu, ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Viêm mũi dị ứng là một căn bệnh phổ biến thường xảy ra khi thời tiết thay đổi, lúc chuyển mùa. Với tình trạng ô nhiễm ngày càng gia tăng tại các đô thị lớn – đặc biệt là ô nhiễm bụi mịn, càng dễ làm gia tăng số lượng bệnh nhân mắc bệnh viêm mũi dị ứng, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.
Các bậc phụ huynh cần lưu ý nhận biết sớm dấu hiệu bệnh ở trẻ để có biện pháp kiểm soát kịp thời, và nếu không điều trị dứt điểm có thể gây ra những biến chứng như viêm tai, viêm xoang, viêm mũi xoang n.hiễm t.rùng vì ứ đọng dịch tiết, viêm họng – viêm thanh quản do phải thở bằng miệng.
Các triệu chứng phổ biến khi mắc viêm mũi dị ứng: hắt hơi liên tục gây khó chịu, ngứa mũi, chảy mũi nước, mất ngủ, làm giảm khả năng tập trung và ghi nhớ, ảnh hưởng đến việc khám phá thế giới xung quanh cũng như khả năng học tập của trẻ.
Nếu bệnh mạn tính thì có thể nghẹt mũi gần như thường xuyên, ù tai, nhức đầu, viêm xoang là những triệu chứng thường gặp. Ngoài ra, khi bị viêm mũi dị ứng, nhiều trẻ không chỉ ngứa mũi mà còn bị ngứa cả mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt, dễ nhầm với bệnh viêm kết mạc. Bên cạnh đó, bệnh nhân gãi, dụi mắt nhiều có thể gây xước giác mạc, ảnh hưởng đến thị giác của trẻ.
Theo tư vấn của BS. Nguyễn Thu Hà trên Sức khỏe & Đời sống, các loại thuốc thường dùng trong điều trị viêm mũi dị ứng bao gồm: steroids dạng uống, dạng xịt, co mạch đường uống, co mạch tại chỗ; kháng histamin dạng uống, dạng xịt; kháng cholinergic; thuốc kháng leukotriene và kháng sinh khi cần thiết.
Tuy nhiên, khi sử dụng, bạn nên chú ý một số điều sau: Một số loại thuốc trị nghẹt mũi, sổ mũi có chứa oxymethazoline hoặc xylomethazoline chỉ được dùng trong thời gian ngắn nhất định khoảng 3-5 ngày.
Nếu kéo dài thời gian sử dụng sẽ dẫn đến tình trạng phản ứng ngược là nghẹt mũi nặng thêm. Việc dùng các loại thuốc này cũng chỉ dành cho các bé thường là trên 6 t.uổi. Nếu bé dưới 6 t.uổi, bạn nên hỏi kỹ dược sĩ về thông tin sử dụng khi mua thuốc cho bé.
Một số loại thuốc xịt mũi có chứa corticoid, đây là loại thuốc chính để điều trị viêm mũi, tuy nhiên, cần sử dụng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để không bị tác dụng phụ và mang lại hiệu quả tốt nhất.
Bạn cũng nên vệ sinh mũi cho bé hàng ngày. Việc rửa mũi mỗi ngày vừa giúp các chất kích thích hay dị ứng nguyên gây viêm mũi bé.
Khi có biểu hiện mắc bệnh viêm mũi dị ứng, gia đình cần đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa tai – mũi – họng hoặc dị ứng để khám, hướng dẫn điều trị. Môi trường sống trong sạch là điều kiện tiên quyết để bảo vệ sức khỏe cho trẻ mắc viêm mũi dị ứng.
Do đó, gia đình cần phải có các biện pháp để giữ môi trường sống trong sạch: vệ sinh nhà cửa thường xuyên, giữ sạch đồ dùng cá nhân (quần áo, chăn màn, nệm chiếu), không nuôi chó, mèo trong nhà.
Khi ra đường, phụ huynh cần đeo khẩu trang phù hợp cho trẻ, hạn chế tối đa tiếp xúc với khói t.huốc l.á, khói xe, nước hoa, hương liệu, hóa chất có thể gây dị ứng… Khi vào mùa lạnh, cần phải giữ ấm cơ thể đặc biệt vùng cổ, ngực, mũi, không nên tắm nước lạnh, tránh hít phải luồng không khí lạnh đột ngột.
Hạo Nhiên
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Đông về, bỏ túi ngay bí kíp xử trí nghẹt mũi cực hiệu quả
Thời tiết chuyển sang đông dễ khiến chúng ta bị nghẹt mũi, khò khè. Hãy bỏ túi những bí kíp đơn giản dưới đây để bạn có thể chữa nghẹt mũi hiệu quả.
Mùa đông, đặc biệt là vào những ngày lạnh trời, hệ miễn dịch của cơ thể thường yếu đi và làm phát sinh nhiều chứng bệnh, phổ biến nhất là cảm cúm, ho, sốt và ngạt mũi.
Ngày đông lạnh khiến bạn dễ mắc nghẹt mũi, mệt mỏi. Ảnh minh họa
Nghẹt mũi trời này rất khó chịu, hốc mũi tắc do viêm nhiễm, thở bằng miệng làm không khí vào phổi không được lọc, không được làm ấm và ẩm nên rất dễ gây viêm họng và viêm thanh quản, viêm khí phế quản và phổi, lâu ngày có thể bị mắc viêm xoang. Những mẹo dễ dàng sau sẽ trị nghẹt mũi nhanh hết:
Làm sạch mũi và xông mũi bằng nước muối: Nếu mới bị ngạt mũi, hãy pha nước muối loãng và nhỏ vào mũi, chất kháng khuẩn của nước muối sẽ giảm cảm giác nghẹt. Hoặc nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi, để một lát rồi xì sạch nhầy ra, đường thở sẽ thông thoáng, dễ chịu. Làm vài lần trong ngày.
Xoa vuốt: Nếu bị nghẹt mũi trái hãy nằm nghiêng về phía bên phải và ngược lại. Dùng ngón trỏ bấm vào huyệt gọi là nghinh hương ở hai bên cánh mũi, vài ba phút sẽ thấy hiệu quả ngay. Hoặc bạn có thể lấy lấy ngón cái và ngón trỏ hoặc hai nhón trỏ vuốt nhẹ nhàng lên sống mũi, làm nhiều lần trong ngày rất dễ thở.
Dùng khăn thấm nước nóng trước khi đi ngủ: Bạn đặt khăn ở hai tai 10-15 phút sẽ dịu chứng ngạt mũi (do ở tai có nhiều dây thần kinh nhỏ xíu điều tiết m.áu ở mũi, gặp nóng huyết quản sẽ giãn ra và giúp thông lỗ mũi).
Quá trình ngâm mình hãy thở đúng cách (hít vào phình bụng ra, thoải mái để hơi nước ấm bay lên làm mũi dịu lại và thông dần.
Hành tây, hành tím, tỏi: Xắt miếng nhỏ, cho vào cốc, hoặc bát nhỏ rồi bắt đầu xông mũi. Nếu giã nhuyễn càng phát huy tác dụng. Theo các nhà khoa học, hành tây có thể đẩy lùi chứng ngạt mũi nhanh chóng mà không có tác dụng phụ. Cắt nhỏ hoặc giã nát hành tây ra sau đó lấy một cái khăn mỏng buộc kín lại rồi để gần mũi ngửi cho đến khi hết ngạt mũi.
Nước chanh hoà mật ong: Lấy một thìa mật ong và vài giọt chanh tươi bỏ vào một cốc nước ấm. Khấy đều và uống mỗi ngày 3 cốc. Mật ong sẽ nhanh chóng loại bỏ tắc mũi và chống ho hiệu quả.
Chăm sóc mũi, xử trí khi bạn bị nghẹt mũi:
-Mỗi ngày nên nhỏ mũi 2 – 3 lần. Nước muối sinh lý giúp chống khuẩn rất tốt, nó làm loãng nước mũi đặc và thông mũi nhanh chóng. Còn nếu mũi đang khỏe mạnh, nhỏ một vài giọt nước muối sinh lý mỗi ngày cũng làm cho mũi được sạch và khiến “vi khuẩn không kịp sản sinh”.
Cách xông mũi: Dùng bát nước nóng và bỏ thêm 2 thìa muối vào, kề mũi gần bát và hít hà hơi nước bốc lên, giúp thông mũi và đẩy sạch nước mũi nhầy ra ngoài.
Mát-xa nhẹ nhàng cánh mũi: Lấy hai ngón tay thuận nhất vuốt dọc nhẹ nhàng từ từ lên xuống sống mũi. Làm 10 lần đờm trong mũi tan ra, hết cơn nghẹt mũi.
Lưu ý:
-Uống nhiều nước để làm giảm dịch nhầy ở mũi (8-10 ly/ngày), và dùng các thức uống lỏng (canh, nước rau luộc, nước ép trái cây, trà thảo dược) giúp trị chứng nghẹt mũi.
-Ăn thức ăn nóng và uống nước nóng giúp ngăn ngừa mất nước và giảm nghẹt mũi. Hạn chế ăn thực phẩm có nhiều đường, bột vì chúng sẽ làm chứng nghẹt mũi thêm trầm trọng.
Tránh xa những loại thực phẩm nhiều đường và cacbonhydrat vì nó sẽ làm chứng nghẹt mũi trầm trọng hơn. Hãy ăn nhiều rau, ngũ cốc nguyên chất và các loại cá.
-Tránh những kích thích như khói thuốc, mùi son, mùi nước hoa, rượu vì chúng làm bạn khó chịu hơn.
-Khi bị nghẹt mũi, hãy gối cao hơn bình thường, để cổ và đầu bạn tạo thành góc 15 độ chênh với giường vừa phải sẽ dễ chịu hơn.
Diệu Tâm
Theo Đời sống Plus/GĐVN