Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ: Nhiều trẻ mắc bệnh không được can thiệp sớm

Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ (gọi tắt ADHD) là bệnh không nguy hiểm, nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát triển tâm sinh lý của trẻ.

Các bác sĩ trong một hội thảo về ADHD.

Dễ nhầm lẫn

Theo ThS. Bác sĩ Đinh Thạc – Trưởng khoa Tâm lý, BV Nhi đồng 1, TPHCM, ADHD là rối loạn phát triển tâm thần mạn tính và rất phổ biến hiện nay.

Bệnh gồm 3 thể: Giảm chú ý (trẻ dễ dàng bị phân tâm, không quá hiếu động hoặc bốc đồng); tăng động – xung động (rất hiếu động và bốc đồng, không có sự giảm chú ý ở mức độ trầm trọng); phối hợp (đây là thể gặp nhiều nhất, trẻ có cả 3 dấu hiệu tăng động, xung động, giảm chú ý).

Bệnh được xác định có nhiều nguyên nhân, trong đó từ 60 – 90% liên quan đến di truyền thì những yếu tố góp phần khiến trẻ mắc bệnh được các bác sĩ đưa ra là do mẹ hút t.huốc l.á, uống rượu, tiểu đường trong quá trình mang thai khiến trẻ bị sinh non, thiếu oxy, nhẹ cân; trẻ bị viêm não – màng não, chấn thương đầu, hoặc nhiễm độc chì…

Trên thế giới hiện có từ 5 – 17% trẻ trong độ t.uổi 5 – 12 t.uổi mắc phải. Tại Việt Nam, tỉ lệ trẻ mắc ADHD khoảng 6,5% (khu vực phía Nam), 3,01% (khu vực phía Bắc), trong đó tỉ lệ nam gấp 3 lần nữ. Đối với nam, trẻ chủ yếu tăng động, ở nữ trẻ chủ yếu bị giảm chú ý, lo âu, trầm cảm.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý nhất theo bác sĩ Thạc, dù tỉ lệ t.rẻ e.m mắc bệnh ADHD tại Việt Nam không thấp, nhưng phần nhiều chưa được phát hiện và điều trị. Theo thống kê có thể lên đến hàng triệu trẻ chưa được phát hiện và điều trị.

Dẫn chứng cho việc phụ huynh không hề biết con mình mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ, bác sĩ CKI Nguyễn Thị Giang – Trưởng Khoa khám tâm lý, Bệnh viện Tâm thần TPHCM cho biết: Một cháu bé 6 t.uổi ở Cần Thơ được cha mẹ đưa lên bệnh viện nhờ tư vấn xem vì sao cháu không chịu ngồi yên mà hay chạy nhảy lăng xăng, tay chân hoạt động 24/24 với xu hướng có biểu hiện tăng động nhẹ.

Khi trực tiếp thăm khám và thử vài bài thử, bác sĩ Giang khẳng định cháu bé bị ADHD và phải điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, điều đáng nói là cha mẹ cháu bé không tin điều đó, họ cho rằng con họ chỉ hơi hiếu động, nhưng sau khi được bác sĩ thuyết phục điều trị thử 2 tuần, cháu đã giảm hẳn các hành vi chạy lăng xăng, nghịch phá đồ đạc.

Đặc biệt, cháu bé đã ngồi lâu hơn, tập trung khá hơn. Cho đến nay bé gần như đã được điều trị khỏi sau 1 tháng nhưng vẫn được tái khám định kỳ.

“Bệnh được điều trị rất nhanh và giúp trẻ sớm cân bằng nếu gia đình chịu khó hợp tác. Nhiều trường hợp dù ban đầu có hợp tác nhưng thấy con đỡ nên thôi không đi hết tiến trình, khiến cho bệnh các cháu nặng hơn, xu hướng đ.ập p.há, nghịch đồ đạc, thậm chí các hành vi gây tổn thương cho cơ thể trẻ cũng xuất hiện nhiều hơn. Vì vậy, điều quan trọng ngoài việc điều trị cho trẻ thì cần phát hiện sớm các biểu hiện bất thường nơi trẻ” – bác sĩ Giang chia sẻ.

Trẻ ADHD cần nhiều hơn sự quan tâm của gia đình và nhà trường. – Ảnh chỉ có tính minh họa – nguồn: IT.

Gia đình và nhà trường phải quan tâm trẻ nhiều hơn

Theo bác sĩ CK1 Phạm Thị Thùy Trang – Trưởng khoa Nhi Hệ thống Phòng khám quốc tế CarePlus, ADHD đang là một trong những rối loạn phát triển thần kinh phổ biến nhất ở t.rẻ e.m khiến gia đình, nhà trường lo lắng vì gây ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt, cuộc sống và ảnh hưởng đến chất lượng học tập.

Tuy vậy, chỉ khoảng 3/10 trẻ được chẩn đoán ở độ t.uổi 2 – 5, còn lại 7/10 trẻ mang theo rối loạn này đến lớn mà không đươc can thiệp.

Chung quan điểm với bác sĩ Trang, bác sĩ Đinh Thạc cho biết: Hiện tỉ lệ trẻ được phát hiện thể rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ và điều trị còn thấp do chính ngộ nhận của cha mẹ, giáo viên và những người thân của trẻ.

Nhiều phụ huynh thường suy nghĩ rằng chứng ADHD không có thật. Do đó, trẻ có những biểu hiện của tăng động, giảm chú ý, giảm tập trung… thì thường bị đổ thừa rằng trẻ hư, không nghe lời.

“Phần nhiều các bậc cha mẹ đều lầm tưởng rằng trẻ bị ADHD là trẻ hiếu động, nó sẽ tự hết khi lớn lên. Đây là một sai lầm cần phải được loại bỏ. Bởi thực tế rằng bệnh khởi phát từ nhỏ và tiếp diễn đến t.uổi trưởng thành. Nếu không điều trị sớm bệnh sẽ diễn tiến thành bệnh mạn tính, khi lớn lên trẻ sẽ dễ mất kiểm soát hành vi, việc học tập, tiếp thu sẽ khó khăn hơn, trẻ dễ phá rối, khó đạt được thành công, thậm chí dễ vi phạm pháp luật, và bị kỳ thị phân biệt đối xử” – bác sĩ Thạc nói.

Theo bác sĩ Đinh Thạc, trẻ mắc bệnh chủ yếu trong độ t.uổi đi học, do đó cần sự quan tâm nhiều của giáo viên. Giáo viên nên có cách dạy kiên nhẫn, quan tâm hơn đối với trẻ, đặc biệt là việc quan sát hành vi sinh hoạt, học tập của trẻ tại trường. Qua đó thông báo với cha mẹ của trẻ khi trẻ có các hành vi lạ. Việc cho trẻ đi khám và điều trị sớm sẽ hạn chế được nhiều diễn biến xấu của bệnh.

Ngoài việc phối hợp chặt chẽ với các bác sĩ trong quá trình điều trị, gia đình cũng cần quan tâm chế độ dinh dưỡng phù hợp theo lứa t.uổi, cân đối các nhóm thức ăn. Đặc biệt, cần hạn chế cho trẻ ăn nhiều đường, nước nhiều ga, thức ăn nhiều năng lượng, tăng cường cho trẻ ăn rau xanh, trái cây tươi.

Bác sĩ CKI Trịnh Tất Thắng – Giám đốc BV Tâm thần TPHCM cho biết: Trước đây, ít nhiều vẫn còn hạn chế trong phương pháp điều trị bệnh ADHD, thuốc cũng là khó khăn khiến hiệu quả điều trị chưa cao. Tuy nhiên, hiện nay đã có phương pháp điều trị và thuốc tốt, hiệu quả điều trị cao, do đó khuyến cáo phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện có chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời.

Do đó, khi thấy trẻ có những biểu hiện tăng động, giảm chú ý… phụ huynh cần nghĩ ngay đến việc thăm khám cho con, tránh việc phát hiện muộn và khó điều trị.

Một phân tích tổng hợp từ 175 nghiên cứu trên toàn thế giới về tỉ lệ mắc ADHD ở t.rẻ e.m dưới 18 t.uổi cho thấy, tỉ lệ mắc hội chứng tăng động – giảm chú ý trên toàn cầu khoảng 7,2%. Trẻ nam có xu hướng mắc cao hơn trẻ nữ. Một khảo sát quốc gia tại Mỹ tiến hành trong 8 năm (2003 – 2011) cho thấy cứ 11 trẻ trong độ t.uổi từ 4 – 17 t.uổi thì có 1 trẻ bị bệnh, trẻ nam bị bệnh cao gấp 2 lần trẻ nữ.

Anh Tú

Theo GDTĐ

Vụ người nhà bệnh nhân đ.ánh nữ điều dưỡng: Đề nghị khởi tố về tội h.ành h.ung nhân viên y tế trong khi đang làm nhiệm vụ

Trước việc người nhà bệnh nhân đ.ánh nữ điều dưỡng, sáng 19/11, Sở Y tế TP.HCM đã yêu cầu Giám đốc Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1 có văn bản gửi đến Công an Quận 10 và các cơ quan chức năng, đề nghị điều tra và khởi tố về tội h.ành h.ung nhân viên y tế trong khi đang làm nhiệm vụ.

Người nhà bệnh nhi h.ành h.ung nhân viên y tế

Lãnh đạo Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết vào lúc 21h ngày 16/11, bệnh nhân là H.T.L. (9 t.uổi) nhập viện và được bác sĩ chuẩn đoán bị hen suyễn và không có bất kỳ dấu hiệu nặng nào. Bác sĩ cho phun khí dung 2 lần và kê thuốc về điều trị, hẹn tái khám.

Sau khi phun khí lần 1, nhân viên y tế hướng dẫn thân nhân và bé ngồi đợi để bác sĩ khám lại và phun khí lần 2. Trong lúc ngồi đợi, bệnh nhi đã leo lên giường lưu ngồi chơi (giường dành cho bệnh nhân cần theo dõi trước khi nhập viện).

Để giải quyết cho một bệnh nhân mới chuyển đến, nhân viên điều dưỡng trực đã mời thân nhân và bệnh nhi L. ra khỏi khu vực giường lưu.

Trong lúc nữ điều dưỡng đang giải thích, cha của bệnh nhi L. là ông H.N.C (ở phường 8, quận 6, TP.HCM) đã có thái độ bất hợp tác, hăm dọa, xúc phạm nữ điều dưỡng. Ngay sau đó, người đàn ông này bất ngờ vung tay đ.ánh mạnh vào vùng mặt bên phải của nữ điều dưỡng.

Camera BV Nhi đồng 1 ghi lại hình ảnh người nhà bệnh nhân vung tay đ.ánh nhân viên điều dưỡng

Mặc dù bảo vệ BV nhanh chóng đến ổn định trật tự nhưng ông C. và vợ vẫn tiếp tục tỏ thái độ bất hợp tác. BV Nhi đồng 1 đã lập biên bản, mời công an phường 10 (Quận 10) sang xử lý và báo cáo Sở Y tế TP.HCM về vụ việc.

Ngay sau khi bị h.ành h.ung, nữ điều dưỡng đã được chuyển sang Bệnh viện (BV) Nhân dân 115 điều trị. Kết quả chụp CT, X-quang vùng mặt xác định điều dưỡng H. bị gãy xương hàm.

Hiện, vùng mặt nữ điều dưỡng bị sưng nề, tinh thần hoảng loạn, lo lắng, đang được tiếp tục theo dõi và điều trị.

Theo viettimes

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *