3 loại thực phẩm tối kỵ với căn bệnh mà 50% người Việt ngoài 30 t.uổi mắc phải

Căn bệnh khó nói nhưng có tới một nửa dân số Việt mắc phải, nhiều người còn không biết mình mắc bệnh.

TS Nguyễn Xuân Hùng chia sẻ về căn bệnh rất nhiều người Việt mắc. Ảnh: N.An

PGS. TS Nguyễn Xuân Hùng, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Đại trực tràng – Tầng sinh môn, Bệnh viện Việt Đức cho biết, trĩ là căn bệnh phổ biến vùng h.ậu m.ôn, nhiều người Việt mắc phải. Tuy nhiên, nhiều người không biết mình mắc bệnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy có khoảng 30- 50% người trưởng thành mắc bệnh này. Phụ nữ thường dễ bị bệnh hơn nam giới.

Chia sẻ tại buổi khám và tư vấn miễn phí cho hàng trăm người dân về các bệnh lý trĩ, nứt kẽ h.ậu m.ôn, áp xe – rò h.ậu m.ôn… tại Bệnh viện Việt Đức, TS Hùng cho hay, trĩ là bệnh lành tính. Trong điều trị nội khoa, 50% ca mắc hoàn toàn có thể sống chung với trĩ. 45% có triệu chứng đơn giản có thể dùng thủ thuật…

3 nhóm thức ăn người mắc bệnh trĩ cần phải tránh để không bị các đợt cấp tính “tấn công”, gồm: Cay nóng như ớt, hạt tiêu, sả; Sử dụng đồ uống có chất alcohol như rượu, bia; Những chất có caffeine như chè đặc, cà phê…

Điều đáng lưu ý trong chẩn đoán, điều trị bệnh trĩ là không ít bệnh nhân lại bị chẩn đoán nhầm giữa trĩ – ung thư trực tràng, vì triệu chứng như đại tiện ra m.áu, đau vùng h.ậu m.ôn… Đã có nhiều người sẽ nghĩ và điều trị theo hướng bệnh trĩ. Vì sự hiểu nhầm này, nhiều người lại bỏ sót những bệnh khác ở bệnh ở vùng h.ậu m.ôn như khối ung thư đại trực tràng, polip, bệnh về viêm nhiễm vùng h.ậu m.ôn như viêm loét đại trực tràng c.hảy m.áu; bệnh rò h.ậu m.ôn gây ra đau, nứt kẽ h.ậu m.ôn…

BS Hùng chia sẻ, có không dưới 10 ca bệnh, các bác sĩ phải đã phải chữa ung thư trực tràng giai đoạn muộn vì bệnh nhân bị chẩn đoán nhầm sang bệnh trĩ và điều trị bệnh trĩ suốt 3 năm. Có trường hợp bị chẩn đoán nhầm trĩ với các tổn thương lành tính khác như u m.áu, nứt kẽ. Chuyên gia này khuyến cáo, khi chẩn đoán điều trị bệnh trĩ, đầu tiên phải loại trừ ung thư ở vùng h.ậu m.ôn, đặc biệt ở người nhóm nguy cơ. Những người bị rối loạn tiêu hóa, đại tiện nhầy, sút cân, hơn 50 t.uổi thì phải làm các xét nghiệm lâm sàng bổ sung, soi đại tràng, chụp MRI để loại bỏ chắc chắc ung thư mới điều trị bệnh trĩ.

Các bác sĩ cho hay các yếu tố nguy cơ mắc bệnh trĩ là người sau t.uổi 30, người bị táo bón mạn tính hoặc tiêu chảy, phụ nữ mang thai, di truyền. Ngoài ra đại tiện khó khăn phải rặn nhiều, chức năng đường ruột kém, thường xuyên dùng thuốc nhuận tràng, thụt h.ậu m.ôn dễ dẫn đến bệnh trĩ. Dấu hiệu cảnh báo là c.hảy m.áu khi đại tiện, xuất hiện các khối thòi ra ngoài h.ậu m.ôn khi đại tiện, ngứa vùng h.ậu m.ôn, đau… Bệnh trĩ không được điều trị lâu ngày gây thiếu m.áu mạn tính, sút cân, giảm thể lực, tắc mạch, c.hảy m.áu, hoại tử trĩ…

Theo giadinh

Không muốn hỏng thận, ‘nát dạ dày’ thì tránh những điều này khi ăn khoai lang

Khoai lang là món ăn dân dã, quen thuộc với nhiều gia đình. Khoai lang cũng có khá nhiều công dụng cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng ăn được khoai lang và thời điểm nào ăn khoai lang cũng tốt.

Ảnh minh họa: Internet

Khoai lang có chứa một lượng lớn chất xơ, có thể thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón hiệu quả và giảm tỷ lệ ung thư trực tràng và ung thư đại tràng.

Ăn khoai lang vào buổi sáng sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo để vừa bổ sung năng lượng cho ngày mới vừa giúp giữ dáng và làm đẹp da. Đặc biệt, nó còn giúp ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm như ung thư, tim mạch, đột quỵ…

Tuy nhiên những người sau không nên ăn khoai lang

Người bị thận

Những người mắc bệnh thận tuyệt dối không nên ăn khoai lang vì trong khoai chứa nhiều chất xơ, kali, vitamin A…, khi thận yếu chức năng loại bỏ lượng kali dư thừa bị hạn chế, sẽ gây ra những tác hại nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, yếu tim.

Người có hệ tiêu hóa không tốt

Những người có hệ tiêu hóa không tốt, thường xuyên bị đầy hơi, trướng bụng không nên ăn nhiều khoai lang vì lúc ăn sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, càng sinh hơi trướng bụng.

Những người mắc bệnh thận tuyệt dối không nên ăn khoai lang vì trong khoai chứa nhiều chất xơ, kali, vitamin A…, khi thận yếu chức năng loại bỏ lượng kali dư thừa bị hạn chế, sẽ gây ra những tác hại nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, yếu tim. Ảnh minh họa: Internet

Người đang đói

Trong khoai lang có nhiều đường, nếu ăn nhiều, đặc biệt là lúc đối sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng.

Để tránh tình trạng này, bạn cần luộc chín khơi trước khi ăn, hoặc khi luộc cho ít rượu để hủy chất men.

Nếu bị đầy bụng, bạn có thể pha nước gừng để uống. Quan trọng là bạn cần lưu ý không ăn khoai lang khi đói.

Người có bệnh về dạ dày

Những người mắc các bệnh liên quan đến dạ dày, hoặc người có chức năng tiêu hóa yếu, dễ dẫn đến đau bụng, viêm loét dạ dày, bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính nên tránh việc ăn khoai lang để không làm cho tình trạng đau trở nên tồi tệ hơn.

Ăn khoai lang ở mức độ vừa phải sẽ rất có lợi cho hệ tiêu hoá của bạn. Nhưng nếu bạn ăn quá nhiều, ăn thay cơm mà không bổ sung được những dưỡng chất khác sẽ dẫn đến hậu quả ngược lại. Ảnh minh họa: Internet

Những cách ăn khoai lang hại sức khỏe

Không ăn củ có đốm đen

Khoai lang bảo quản không tốt sẽ rất dễ bị hà, xuất hiện những đốm đen, nhiều người không vứt bỏ mà cắt bỏ phần hà, đốm đen đi để luộc lên rồi ăn tiếp. Tuy nhiên việc xuất hiện nhưngx vết này thì có nghĩa khoai đã bị nhiễm khuẩn vằn đen ô nhiễm gây độc cho gan. Loại độc tố này sẽ không hề bị t.iêu d.iệt dù bạn có luộc khoai trong nước sôi sùng sục hay là nướng khoai với than hồng rực. Vì vậy, khi có những biểu hiện này, bạn hãy vứt bỏ đi, đừng tiếc mà gọt vỏ rồi ăn tiếp nhé!

Không ăn khoai thay cơm

Ăn khoai lang ở mức độ vừa phải sẽ rất có lợi cho hệ tiêu hoá của bạn. Nhưng nếu bạn ăn quá nhiều, ăn thay cơm mà không bổ sung được những dưỡng chất khác sẽ dẫn đến hậu quả ngược lại. Khi mà cơ thể không kịp tiêu hoá hết, những axit và protein trong khoai lang sẽ tích tụ lại trong dạ dày, dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu, nấc, ợ nóng, thậm chí là bị tiêu chảy.

Nguyên nhân gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe này là do phản ứng của axit tiêu hoá, thành dạ dày bắt đầu co lại, đồng thời điểm tiếp giáp giữa dạ dày và thực quản mở rộng làm cho thức ăn dồn lên phía trên gây ợ chua và nấc nghẹn.

Ăn vào buổi tối

Ăn khoai lang buổi tối dễ trào ngược axit, đặc biệt là những người dạ dày yếu hoặc người già tiêu hóa kém, vì sẽ gây ra hiện tượng đầy bụng, cộng với việc ban đêm sự trao đổi chất thấp nên càng khó tiêu hóa dễ dẫn đến mất ngủ.

Nên ăn khoai vào bữa sáng kèm theo sữa nguyên kem hoặc sữa chua, thêm chút hạt và rau xanh sẽ là bữa sáng đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Những người mắc các bệnh liên quan đến dạ dày, hoặc người có chức năng tiêu hóa yếu, dễ dẫn đến đau bụng, viêm loét dạ dày, bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính nên tránh việc ăn khoai lang để không làm cho tình trạng đau trở nên tồi tệ hơn. Ảnh minh họa: Internet

Ăn khi đói

Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa. Không nên ăn khoai lang khi đói.

Ăn cả vỏ

Vỏ khoai lang có nhiều chất kiềm, ăn khoai lang rất tốt cho những ai bị táo bón, nhưng ăn cả vỏ khoai lại không tốt cho tiêu hóa. Những vết nâu, đốm đen trên vỏ khoai khi ăn vào có thể bị ngộ độc thực phẩm.

Không ăn khoai để quá lâu

Nhiều người khi mua khoai thường thích khoai lang để lâu ăn mới ngọt hơn khoai lang mới đào, vì khoai lang để lâu lượng nước sẽ giảm đi sau khi bốc hơi, làm lượng đường trong khoai lang tăng lên đáng kể.

Tuy nhiên, thì ăn nhiều đường vào cơ thể cũng là một điều không tốt nên bạn đừng cố tình để khoai lang dự trữ thật lâu rồi mới ăn. Hơn nữa, khoai lang để lâu tuy không có nguy hiểm như mầm khoai tây nhưng cũng được khuyến cáo là không nên ăn vì mầm khoai lang có chứa những độc tố, có thể gây nôn mửa và đau bụng…

Theo T.iền phong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *