Cặp song sinh vừa chào đời đã bị ung thư m.áu, một bé qua đời ngay sau đó

Hai b.é t.rai sinh đôi Elijah và Emre Liburd được chẩn đoán mắc bệnh ung thư m.áu chỉ vài tháng sau khi sinh nhưng trong cuộc chiến với tử thần này, Elijah đã không may thua cuộc.

Nile Liburd, 26 t.uổi và vợ Nicole Duhaney, 20 t.uổi, đến từ Hoa Kỳ, đã rất hạnh phúc khi cặp song sinh của họ, bé Elijah và Emre chào đời ngay trước Giáng sinh năm ngoái. Đó là một giấc mơ có thật của Nicole, một cô gái trẻ luôn khát khao được trải nghiệm tất cả những niềm vui của việc làm mẹ.

Hai cậu bé kháu khỉnh đã chào đời ngay trước Giáng sinh

Nhưng hạnh phúc của cặp đôi đã vụt tắt khi 3 tuần sau khi cậu bé Elijah bắt đầu xuất hiện một cục u kỳ lạ trên má phải. Sau khi kiểm tra, bác sĩ nói rằng đó là một khối hạch và Elijah có nguy cơ bị ung thư. Tuy các bác sĩ tích cực điều trị, nhưng thế giới của Nile và Nicole đã sụp đổ vào tháng 4, khi cặp song sinh được chẩn đoán cùng mắc bệnh ung thư m.áu.

Cặp vợ chồng bắt đầu sống toàn thời gian với hai cậu bé của họ tại bệnh viện khi các bác sĩ bắt đầu một quá trình trị liệu bằng hóa trị và xạ trị. Hai b.é t.rai song sinh đã cùng nhau chiến đấu chống lại căn bệnh tàn khốc.

Vào tuần trước, bác sĩ báo tin Elijah có thể được ghép tủy để kéo dài sự sống. Nhưng kết quả kiểm tra lại cho thấy cơ thể cậu bé quá yếu để trải qua được ca phẫu thuật. Và rạng sáng thứ ba ngày 22/10, cặp vợ chồng suy sụp khi biết tin cậu bé Elijah qua đời sau những ngày tháng ngắn ngủi điều trị trong bệnh viện. Còn Embre vẫn đang được tích cực điều trị để giành lại mạng sống từ tay tử thần.

Thế giới của Nicole sụp đổ khi những cậu bé của cô được chẩn đoán mắc bệnh ung thư

“Tôi rất buồn khi nghe thông báo rằng sau trận chiến dài, can đảm, Elijah cuối cùng cũng không thể qua khỏi”, chị dâu của Nile chia sẻ, “Nile và Nicole đều suy sụp, không có từ nào tôi có thể sử dụng để mô tả những gì họ đang trải qua, mặc dù Nile đã rất mạnh mẽ”.

Ung thư m.áu là gì?

Bệnh ung thư m.áu hay bệnh bạch cầu cấp là bệnh lý do các tế bào m.áu bị ung thư hóa trong quá trình tạo ra tế bào, những tế bào ung thư này nhân lên rất nhanh và nếu không được điều trị sẽ ứ đọng trong tủy xương và cản trở quá trình tạo ra các tế bào m.áu bình thường tiếp theo.

Triệu chứng của bệnh ung thư m.áu:

– Đổ mồ hôi quá nhiều, đặc biệt là ban đêm;

– Mệt mỏi và cảm thấy yếu mà không giảm dù đã nghỉ ngơi;

– Sụt cân;

– Đau nhức xương;

– Hạch lympho sưng, không đau (đặc biệt là hạch cổ và nách);

– Gan hoặc lách to;

– Chấm đỏ trên da, gọi là xuất huyết;

– Dễ xuất huyết và bầm;

– Sốt hoặc lạnh run;

– Dễ n.hiễm t.rùng.

Ung thư m.áu cũng có thể gây ra triệu chứng ở các cơ quan bị ảnh hưởng bởi tế bào ung thư, ví dụ như nếu ung thư xâm lấn hệ thần kinh trung ương thì sẽ có thể gây nhức đầu, buồn nôn và nôn ói, mất ý thức, mất trương lực cơ và động kinh.

Nguyên nhân nào gây ra ung thư m.áu?

Ung thư m.áu có thể do vài tế bào bạch cầu bị đột biến DNA. Một số thay đổi khác có thể gây ra bệnh bạch cầu cấp. Những bất thường này làm cho tế bào bất thường tăng trưởng, phân chia nhanh hơn và tiếp tục sống trong khi các tế bào bình thường sẽ c.hết. Ngoài ra, các tế bào bất thường này lấn áp các tế bào bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu bình thường dẫn đến các triệu chứng của bệnh bạch cầu cấp.

Những ai thường mắc bệnh ung thư m.áu?

Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy có thể xảy ra ở cả t.rẻ e.m và người lớn. Theo Viện ung thư Hoa Kỳ, mỗi năm có khoảng 21,000 ca mắc bệnh bạch cầu cấp dòng tủy và khoảng 6,000 ca bệnh bạch cầu cấp dòng lympho.

An An (Dịch theo Mirror)

Theo vietnamnet

Những ca cấp cứu kỳ tích của bác sĩ mang nhóm m.áu hiếm

Bốn năm trước, một bé sơ sinh bị bất đồng nhóm m.áu của mẹ đã được cứu sống kỳ diệu từ sự hiến m.áu hiếm của TS Nguyễn Triệu Vân. Đầu tháng 11 này, một lần nữa, TS Vân lại hiến m.áu của mình, cứu bệnh nhân 72 t.uổi thuộc nhóm m.áu hiếm bị ung thư m.áu.

TS Nguyễn Triệu Vân hiến m.áu cứu người.

Mọi người chỉ nghe nói đến hai hệ nhóm m.áu là ABO và Rh(D), tuy nhiên trên thực tế con người có tới 36 hệ nhóm m.áu hồng cầu với trên 300 kháng nguyên nhóm m.áu. Việc truyền m.áu không hòa hợp các kháng nguyên của các hệ nhóm m.áu cho bệnh nhân có thể gây ra các tai biến truyền m.áu nghiêm trọng như phản ứng tan m.áu cấp trong lòng mạch hoặc phản ứng tan m.áu muộn.

Là một bác sĩ làm trong khoa Điều trị hóa chất, TS Nguyễn Triệu Vân quá thấu hiểu điều này. Vì thế, anh là một vị bác sĩ đặc biệt, không chỉ bởi đã có tới 40 lần tham gia hiến m.áu, mà còn bởi, anh được coi là một tài sản quý giá với các bệnh nhân thuộc nhóm m.áu hiếm. Sau khoảng 20 lần hiến m.áu tình nguyện, TS Vân đã được các đồng nghiệp tại Viện không cho đi hiến m.áu định kỳ nữa, vì m.áu của anh có một số chỉ số phù hợp để hiến cho người có nhóm m.áu hiếm nên cần để dành cho những trường hợp cấp bách. Trong 20 lần hiến m.áu gần đây, giọt m.áu của anh càng thêm phần quý giá.

TS Nguyễn Triệu Vân đã có rất nhiều lần hiến m.áu trong những ca cấp cứu khó chọn được đơn vị m.áu phù hợp. Bốn năm trước, bé Nguyễn Thị N vừa mới chào đời chưa đầy một ngày t.uổi đã bị vàng da, tan m.áu mức độ nặng do bất đồng nhóm m.áu của mẹ, con và được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

BS Vân cho biết, hiện tượng bất đồng nhóm m.áu của mẹ con nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ ít gây ảnh hưởng tới sức khỏe của em bé. Nhưng nếu để chậm trễ, lượng bilirubin trong m.áu tăng cao có thể làm cháu bé bị nhiễm độc thần kinh, dẫn đến những di chứng nghiêm trọng về tâm thần và vận động, thậm chí có thể gây t.ử v.ong.

Bệnh nhi bị bất đồng nhóm m.áu của mẹ, con được cứu sống bốn năm trước.

Trong tình thế cấp bách, Bệnh viện Nhi Trung ương đã gửi mẫu m.áu của cả mẹ và con sang Viện Huyết học – Truyền m.áu Trung ương đề nghị lựa chọn đơn vị m.áu phù hợp với cháu bé. Khoa Huyết thanh học nhóm m.áu của Viện đã nhanh chóng xét nghiệm sàng lọc, định danh kháng thể bất thường và xác định được có bốn loại kháng thể bất thường phối hợp: Kháng thể chống C và chống e của hệ Rh, kháng thể chống Mia của MNS và kháng thể chống Jkb của hệ Kidd trong m.áu của bệnh nhi và mẹ.

Bệnh nhi này đã vô cùng may mắn khi được TS Nguyễn Triệu Vân – một trong những thành viên tích cực của Ngân hàng người hiến m.áu có nhóm m.áu hiếm, đã hiến m.áu để thay m.áu, cứu cháu bé qua cơn hiểm nghèo.

Ba tháng trước, một bé sơ sinh một ngày t.uổi cũng mắc bệnh lý bất đồng nhóm m.áu của mẹ tại Bệnh viện Xanh Pôn. Anh một lần nữa được huy động cùng với các đồng nghiệp có nhóm m.áu hiếm trong viện truyền m.áu, cứu sống cháu bé.

Đầu tháng 11 này, bệnh nhân Trần Thị Cạn (72 t.uổi, Hà Nội, được chẩn đoán bị ung thư m.áu từ tháng 3-2019) phải nhập viện gấp trong tình trạng mệt mỏi, thiếu m.áu nặng. Huyết sắc tố của bệnh nhân rất thấp, không đủ lượng m.áu nuôi dưỡng cơ thể. Nếu tình trạng thiếu m.áu nặng hơn nữa có thể dẫn đến cơ thể suy kiệt, suy tim và tiên lượng rất xấu.

Tuy nhiên, đây lại là một trường hợp rất khó chọn được đơn vị m.áu phù hợp do m.áu của bệnh nhân có ba loại kháng thể bất thường phối hợp: Kháng thể chống C và chống e của hệ Rh, kháng thể chống Jkb của hệ Kidd.

Bệnh nhân Trần Thị Cạn được cấp cứu qua cơn nguy kịch.

Viện Huyết học – Truyền m.áu Trung ương đã tìm trong gần 1.000 người thuộc Ngân hàng người hiến m.áu có nhóm m.áu hiếm (bao gồm các cán bộ, nhân viên của Viện và người hiến m.áu tình nguyện đã được xác định 21 kháng nguyên của tám hệ nhóm m.áu hồng cầu) mới có tám người phù hợp với người bệnh. Ngay lập tức, bốn người đều là cán bộ, nhân viên của Viện đã hiến m.áu cho người bệnh, trong đó có TS Nguyễn Triệu Vân.

24 năm tận tụy cống hiến tại Viện, TS Nguyễn Triệu Vân rất kiệm lời khi nói về mình. Anh chia sẻ, là một bác sĩ làm trong chuyên khoa Huyết học – Truyền m.áu, anh càng hiểu rõ rằng để có được những đơn vị m.áu cứu người bệnh khó khăn như thế nào. “Tôi coi hiến m.áu là một việc làm đương nhiên và tôi rất hạnh phúc khi m.áu của mình có thể giúp người bệnh trong khoảnh khắc mong manh giữa sự sống và cái chết”, BS Vân nói.

LÂM TRẦN

Theo Nhân dân

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *