Khắc phục táo bón kéo dài ở trẻ

Bé nhà tôi năm nay hơn 5 t.uổi, cháu ăn uống bình thường, tuy nhiên vài tháng nay cháu hay bị táo bón, nhiều khi tôi phải giúp cháu bằng cách bơm thuốc vào h.ậu m.ôn. Xin hỏi có biện pháp nào để khắc phục tình trạng này?

Lê Nguyễn (Hà Giang)

Ảnh minh họa

Táo bón là tình trạng thường gặp ở t.rẻ e.m. Đây là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa không khỏe mạnh, thiếu nước, chế độ ăn thiếu chất xơ. Có rất nhiều nguyên nhân gây táo bón, phần lớn táo bón ở t.rẻ e.m là táo bón chức năng (90-95%).

Các yếu tố góp phần dẫn đến táo bón chức năng rất đa dạng, bao gồm hành vi nín giữ phân, chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt, vận động… Hành vi nín nhịn giữ phân – trẻ mải chơi, nhịn đi cầu làm cho phân to, cứng hơn, làm bị đau sau khi đi tiêu, trẻ lại càng tránh đi cầu, lần sau đi lại càng đau hơn; Do môi trường toilet mới (trẻ mới đi học); Chế độ ăn – một số trẻ có xu hướng dễ táo bón, nếu ăn ít chất xơ sẽ dễ bị táo bón hơn.

Ngoài ra, bệnh Hischsprung, suy giáp, xơ nang, một số bệnh thần kinh, tác dụng phụ của một số thuốc điều trị bệnh ở trẻ… cũng gây táo bón. Phòng bệnh táo bón cho trẻ bằng cách tập cho trẻ có thói quen đi đại tiện đúng giờ, những ngày đầu trẻ không đại tiện được cũng không sao, cứ kiên trì, khoảng vài tuần sau là có thể tạo thành thói quen phản xạ đi ngoài.

Tăng cường rau xanh trong bữa ăn của trẻ như rau cần, rau hẹ… kết hợp hoa quả, đặc biệt là chuối, nhắc trẻ uống nhiều nước. Bên cạnh đó, khi trẻ bị táo bón, bạn có thể xoa bụng cho trẻ để giúp nhuận tràng. Cuối cùng, khi táo bón kéo dài, bạn nên cho trẻ đi khám bác sĩ để có chẩn đoán và điều trị hợp lý, tránh các biến chứng có thể xảy ra cũng như tránh hiện tượng lạm dụng thuốc nhuận tràng.

ThS. Nguyễn Bạch

Theo SKĐS

Bất ngờ táo bón thật, táo bón giả, làm sao phân biệt?

Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học khiến con người ngày càng dễ bị táo bón. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ vấn đề cơ thể mình, làm sao để phán đoán chuẩn xác bạn thật sự bị táo bón?

Cơ thể bị táo bón có thể do hai nguyên nhân chủ yếu sau đây

Bản thân bạn có thể chất không tốt

Gan nóng, tỳ vị hư, khí huyết tổn hại v.v… nếu không được phát hiện sớm và kịp thời điều trị dứt điểm thì sẽ càng dễ hình thành chứng táo bón. Ngoài ra, người có phổi thiếu khí cũng có nguy cơ táo bón cao hơn người bình thường.

Nguyên nhân do phổi và đại trường tương liên với nhau, một khi phổi không đủ khí sẽ làm trở ngại quá trình thúc đẩy đại tràng làm công việc đào thải. Đồng thời, đường ruột cũng thiếu đi sự “trơn thuận” mà gây ra chứng táo bón. Những nhóm đối tượng này không những dễ bị táo bón mà có thể kèm theo trĩ hoặc ung nhọt vùng h.ậu m.ôn.

Thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu lành mạnh

Người ăn quá nhiều thực phẩm dạng tinh hoặc kiêng ăn để giảm cân sẽ khiến đường ruột mất đi kích thích và nhu động cần có, dẫn đến táo bón. Ngoài ra, thói quen đại tiện không được sắp xếp khoa học và ổn định cũng là nguyên nhân khiến bạn bị táo bón cao hơn người khác.

Bên cạnh chế độ ăn uống thiếu khoa học thì sức khỏe tinh thần cũng rất quan trọng. Những người thường xuyên căng thẳng, lo âu, dễ nóng giận sẽ gây mất cân bằng nội tiết, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các chức năng trong cơ thể, lâu ngày dẫn đến chứng táo bón mãn tính.

Làm sao để phán đoán cơ thể bị táo bón là có chính xác hay không?

– Đại tiện quá mức khô cứng, số lần đi toilet giảm xuống và quá trình đại tiện cực kỳ khó khăn hoặc cứ cảm giác muốn đi hoài.

– Một trường hợp khác là mặc dù đại tiện ra phân không quá khô cứng nhưng lại cứ có nhu cầu đi đại tiện liên tục, thường xuyên có cảm giác phân vẫn còn sót lại bên trong sau khi vừa đại tiện xong.

– Vào toilet không thể thực hiện việc đại tiện ngay mà phải ngồi đến vài phút, thậm chí vài chục phút mới bắt đầu có nhu cầu giải quyết.

– Muốn đi đại tiện nhiều lần nhưng mỗi lần chỉ thải một ít dịch nhầy, tình trạng này dễ bị nhầm với tiêu chảy, người bệnh không ngừng sử dụng kháng sinh hoặc thuốc cầm tiêu chảy khiến triệu chứng táo bón ngày càng nặng hơn.

Phòng ngừa táo bón nên bắt đầu từ những sinh hoạt thường ngày

Cố gắng dung nạp nhiều chất xơ

Thông qua chế độ ăn uống mỗi ngày, bạn cần bổ sung thực phẩm giàu chất xơ khi cơ thể bị táo bón, điều này sẽ hỗ trợ làm giảm thấp áp lực bên trong đường ruột. Chất xơ tốt nhất nên được hấp thu từ thực vật, chẳng hạn như táo, chuối, đại mạch, cà rốt, yến mạch, rau cải v.v…

Những loại củ quả nào mà không cần thiết bỏ đi vỏ thì hãy cố gắng giữ lại, rửa sạch và ăn luôn cả vỏ để tận dụng tối đa thành phần chất xơ thực vật, giúp bạn cải thiện chức năng tiêu hóa và chứng táo bón khó chịu.

Uống nhiều nước

Đồng thời với việc bổ sung chất xơ thì cũng đừng quên uống nước. Bởi vì chất xơ đi vào trong kết tràng sẽ cần thành phần nước nhiều hơn để làm “mềm hóa” chất thải, giúp bạn đại tiện dễ dàng hơn. Tốt nhất mỗi ngày nên uống tối thiểu 8 ly nước, hạn chế cà phê, bia rượu và nước có gas.

Rèn luyện thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày

Ngồi lâu, lười vận động chính là một trong những nguyên nhân phổ biến của người hiện đại dẫn đến chứng táo bón kinh niên. Để đảm bảo sức khỏe cũng như phòng ngừa táo bón, các chuyên gia luôn khuyến cáo bạn cần rèn luyện thể chất mỗi ngày, thời gian ít nhất là 30 phút để giảm áp lực kết tràng, thúc đẩy nhu động ruột.

Thiên Khuê

Nguồn: Familydoctor, Sohu/emdep

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *