Viện Đ.ánh giá rủi ro (Bfr) của Cộng hòa Liên bang Đức cho biết sử dụng các dụng cụ nhà bếp kiểu mới có thành phần từ plastic-nhựa khi nấu ăn có thể gây độc cho bạn như làm hỏng gan hoặc tuyến giáp, thậm chí gây vô sinh, ung thư…
Theo tờ The Sun, một nghiên cứu mới nhất từ cơ quan giám sát an toàn thực phẩm, Viện Đ.ánh giá rủi ro (Bfr) của Cộng hòa Liên bang Đức cho biết sử dụng các dụng cụ nhà bếp kiểu mới có thành phần từ plastic-nhựa khi nấu ăn có thể gây độc cho bạn như làm hỏng gan hoặc tuyến giáp, thậm chí gây vô sinh, ung thư…
Để nghiên cứu, nhóm thực hiện khảo sát trong hai năm (2016 và 2017) bằng việc sử dụng bát và thìa hay các dụng cụ làm bếp bằng nhựa để đựng, bảo quản thức ăn. Kết quả cho thấy chỉ cần nhiệt độ trên 70 độ C, một số hóa chất độc hại trong dụng cụ nấu ăn nhựa đã có thể xâm nhập vào thực phẩm, trong đó phải kể đến một lượng chất độc hại có tên là oligomers.
Dụng cụ nhà bếp kiểu mới có thành phần từ plastic-nhựa khi nấu ăn có thể gây độc cho bạn như làm hỏng gan hoặc tuyến giáp, thậm chí gây vô sinh, ung thư… Ảnh: Internet
Khi nấu nướng, chất này nhanh chóng ngấm vào thức ăn và khi người tiêu dùng ăn phải ở liều lượng cao có thể gây ra các bệnh về gan, tuyến giáp. Những độc tố này cũng được chứng minh có liên quan đến các trường hợp vô sinh, gia tăng lượng cholesterol hay thậm chí là ung thư.
Chuyên gia từ viện Bfr thông tin qua việc nghiên cứu, họ nhận thấy một người trưởng thành nếu ăn 1 kg thực phẩm sẽ bị nhiễm tới 5 mg chất oligomers. Trong khi đó, người nặng trung bình 60 kg chỉ cần nạp tới 90 mg chất oligomers sẽ gây ra mối nguy hại đối với cho sức khỏe.
Từ các nghiên cứu trên, các nhà khoa học đã áp dụng vào thực tiễn, họ đã phát hiện có rất nhiều dụng cụ trong nhà bếp có lượng oligomers cao hơn so với mức giới hạn họ dự đoán. Họ ghi nhận rằng 10 trong số 33 mặt hàng mà họ điều tra (33%) có thể dễ dàng vượt quá giới hạn 90 microgam hàng ngày nếu nhiều bữa ăn được nấu bằng cách sử dụng chúng.
Viện Bfr cũng đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy nhựa được sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm có các độc tố dễ dàng xâm nhập vào thực phẩm ăn uống của chúng ta. “Các độc tố này có thể đến từ các hóa chất tổng hợp giúp các dụng cụ nấu ăn này chịu được nhiệt độ cao và không bị bám dầu mỡ”, the Sun viết.
Trước thông tin trên BfR đưa ra kiến nghị người tiêu dùng nên hạn chế sử dụng các đồ dùng nhà bếp bằng nhựa để nấu ăn hay tiếp xúc trực tiếp với đồ nóng để đảm bảo sức khỏe cho gia đình.
HẠ QUYÊN
Theo PLO
Uống nước xong thấy những dấu hiệu này, đến viện khám ngay kẻo muộn
Nếu thấy những dấu hiệu này sau khi uống nước thì bạn chớ chủ quan, bởi đó có thể là hồi chuông báo động cảnh báo cơ thể đang gặp nguy hiểm.
Ảnh minh họa: Internet
Đau bụng, bụng phình to bất thường
Sau khi uống nước nếu cảm thấy đau bụng, bụng phình to bất thường, bạn cần lưu ý đến bệnh gan. Bởi lẽ những người bị xơ gan, ung thư gan uống nhiều nước có thể gây ra tình trạng trướng bụng.
Ngoài ra, đau bụng sau khi uống nước cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, đại tràng co thắt, giảm nhu động ruột,…
Khó nuốt
Một số người sau khi uống nước phát hiện cơ thể rất khó nuốt, nước nhanh chóng quay lại khoang miệng, thậm chí là nôn mửa. Nếu ban đầu nuốt thức ăn khó, sau đó nuốt nước cũng khó thì bạn cần phải cảnh giác với căn bệnh ung thư thực quản.
Tiểu ít, thậm chí là không đi tiểu
Một người khỏe mạnh trung bình đi tiểu khoảng 6-7 lần/ngày nên nếu bạn đi tiểu dưới 2-3 lần/ngày hoặc thậm chí là không đi tiểu được thì chứng tỏ cơ thể bạn đang bị thiếu nước trầm trọng. Nếu tình trạng này xuất hiện thường xuyên thì bạn nên cảnh giác cao độ với bệnh thận.
Ảnh minh họa: Internet
Miệng khô
Có nhiều người càng uống nhiều nước thì miệng càng khô. Nếu liên tục cảm thấy khô miệng sau khi uống nước, rất có thể bạn đang mắc bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là do bệnh tiểu đường khiến cơ thể khó kiểm soát lượng đường trong m.áu. Khi đó, thận sẽ bài tiết nước tiểu nhiều hơn để hạn chế lượng đường dư thừa, khiến cơ thể bị mất nước và tạo cảm giác khát thường xuyên.
Phù nề toàn thân
Nếu cơ thể bị phù nề lên sau khi uống nước thì nguy cơ cao thận của bạn đang gặp vấn đề. Vì nếu thận yếu, việc đào thải chất độc ra khỏi cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, nước bị dồn ứ, gây ra tình trạng rối loạn điện giải, gây phù nề.
Lưu ý những cách uống nước cực hại sức khỏe:
Uống nước quá ít: đường huyết bị phá hủy
Những người mắc bệnh tiểu đường về cơ bản có 3 triệu chứng điển hình, đi tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều thực phẩm. Những người bị bệnh tiểu đường để tránh đi tiểu nhiều nên nhiều người lựa chọn khống chế lượng nước đi vào cơ thể.
Tuy nhiên, với những người mắc bệnh này việc uống nhiều nước lại là biểu hiện của sự tự bảo vệ. Nước có thể làm giảm hoặc khôi phục áp suất thẩm thấu huyết tương một cách bình thường và thúc đẩy sự bài tiết đường huyết trong cơ thể nhanh chóng ra ngoài, giúp đường huyết ổn định.
Các chuyên gia nhắc nhở rằng đặc biệt là vào mùa hè, cơ thể con người đổ mồ hôi nhiều. Nếu người mắc bệnh tiểu đường vẫn hạn chế uống nước, có thể dẫn đến các biến chứng cấp tính như nhiễm toan ceto và thậm chí hôn mê do hyperosmole. Thời gian dài thiếu nước, cũng có thể là do m.áu trong cơ thể đặc, dẫn đến bệnh mạch m.áu do tiểu đường.
Ảnh minh họa: Internet
Uống ngụm nước lớn trong một hơi: phá hủy tim
Thời tiết nóng, rất nhiều người thích uống ngụm nước lớn, có khi một lần uống hết nửa chai nước. Cách uống nước như vậy sẽ nhanh chóng làm tăng lưu lượng m.áu, dẫn đến khối lượng công việc của tim và tiêu thụ oxy cơ tim tăng nhanh chóng, rất có khả năng gây suy tim.
Hơn nữa, sau khi m.áu được pha loãng với một lượng nước lớn, nồng độ chất điện giải biến đổi thấp, tại thời điểm này, nước dễ dàng xâm nhập vào các tế bào theo sự khuếch tán, khiến các tế bào bị phù, gây ngộ độc nước, hạ natri m.áu.
Nếu bạn uống nước lạnh, vấn đề thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Một người có chức năng tim không tốt, dưới sự kích thích của lượng lớn nước lạnh sẽ làm tăng nhịp tim và tăng mức tiêu thụ oxy của tim, có thể gây ra các bệnh về tim như rối loạn nhịp tim và đau thắt ngực.
Đợi khát mới uống nước: phá hủy thận
Khi cơ thể mất 1 – 2% lượng nước sẽ có cảm giác khát, lúc này nồng độ tạp chất trong nước tiểu tăng lên đe dọa sức khỏe của thận, dễ gây ra sỏi thận, n.hiễm t.rùng đường tiết niệu, ung thư hệ tiết niệu và các bệnh khác.
Uống nước để muốn hết cay
Nghiên cứu đã chứng minh, nước hoàn toàn không có khả năng làm giảm bớt độ cay. Đây là lý do bạn không nên uống nước sau khi ăn thức ăn cay. Thay vì làm giảm đau, giảm cay, nước có thể làm lây lan toàn bộ cảm giác cay đến các bộ phận khác trong miệng. Điều này càng làm cho bạn có cảm giác nóng rát khắp miệng và còn cảm thấy khát nước hơn.
Để cải thiện tình trạng này thì bạn nên uống sữa. Bởi capsaicin chỉ tan trong các dung dịch tương tự và đó là sữa.
Ảnh minh họa: Internet
Dùng nước ngọt thay thế nước lọc
Mỗi khi khát nước rất nhiều người có thói quen uống nước ngọt thay thế nước lọc mỗi khi thấy khát. Vì họ thấy uống nước lọc nhạt nhẽo, không có mùi vị gì.
Thế nhưng, các thành phần trong nước ngọt sẽ khiến ion canxi trong xương di chuyển đến khắp nơi trong cơ thể khiến hàm lượng canxi trong nước tiểu tăng.
Uống nước đun đi đun lại nhiều lần
Nước càng đun kĩ có càng diệt được vi khuẩn hay không? Câu trả lời chắc chắn là không, thậm chí nó còn có ảnh hưởng ngược lại.
Nước đun đi đun lại nhiều lần sẽ làm cho nồng độ nitrat và các kim loại nặng trong nước tăng lên, khi vào cơ thể sẽ làm cho tim đ.ập nhanh, khó thở…
Uống trong thời gian luyện tập căng thẳng
Theo các nhà khoa học, uống nước quá nhiều trong quá trình tập thể dục có thể gây ra những phản ứng phụ tiêu cực.
Trong thời gian tập luyện căng thẳng, nhiệt độ cơ thể của một người tăng lên khiến họ cảm thấy nóng. Nhưng uống quá nhiều nước để làm mát trong khi tập thể dục có thể dẫn đến cạn kiệt chất điện giải.
Uống ngay trước, trong và sau khi ăn
Nếu ai đó có thói quen uống nước ngay trước và sau bữa ăn thì nên bỏ ngay, bởi đó là nguyên nhân khiến bụng bạn bị phình, cơ thể tăng mức đường huyết và gây dư thừa lượng axit trong dạ dày.
Ngoài ra, uống nước trong khi ăn có thể gây trở ngại cho hệ tiêu hóa. Lý do là nước sẽ rửa trôi nước bọt, trong khi đây là thứ chứa enzyme cần thiết để bổ trợ cho quá trình tiêu hóa.
Thời gian lý tưởng để uống nước là nửa giờ trước và sau bữa ăn. Tuân thủ nguyên tắc này sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ra, nếu uống nước trước bữa ăn nửa giờ được coi là lành mạnh, vì nó sẽ bôi trơn đường tiêu hóa và làm dịu thức ăn và phân.
QUẢNG AN (TỔNG HỢP)
Theo T.iền phong