Việc điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton (PPI) có thể làm tăng tỷ lệ n.hiễm t.rùng ở t.rẻ e.m có chức năng của gene chuyển hóa thuốc CYP2C19 bình thường, trong khi tình trạng này ít xảy ra hơn ở những trẻ có chuyển hóa CYP2C19 nhanh hoặc rất nhanh.
Ảnh minh họa
N.hiễm t.rùng, bao gồm các bệnh n.hiễm t.rùng thông thường như các bệnh đường hô hấp trên, là tác dụng phụ của PPI. Trong khi đó, PPI thường được kê ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, việc trẻ được hưởng lợi từ thuốc PPI là rất ít trong khi nguy cơ n.hiễm t.rùng lại tăng lên. Ngoài ra, có các biến dị di truyền rất phổ biến trong gene CYP2C19 quy định tốc độ chuyển hóa các thuốc này ở bệnh nhân, và đối với một số bệnh nhân, việc thực hiện xét nghiệm di truyền trước khi bắt đầu sử dụng PPI để chọn đúng thuốc và đúng liều có thể có lợi.
Chính vì vậy, TS. Sara Van Driest, Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt, Hoa Kỳ và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu thuần tập hồi cứu trên 670 trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (từ 3 t.uổi trở xuống ở thời điểm sử dụng PPI) để đ.ánh giá ảnh hưởng của các kiểu hình CYP2C19 đến nguy cơ n.hiễm t.rùng. Kết quả cho thấy nhóm trẻ có chuyển hóa CYP2C19 cao hoặc rất cao có tỷ lệ n.hiễm t.rùng ít hơn nhóm chuyển hóa CYP2C19 bình thường. Không có sự khác biệt về n.hiễm t.rùng giữa nhóm chuyển hóa kém/trung gian và nhóm bình thường. Ngoài ra, các phân tích cho thấy bệnh mắc kèm như bệnh phổi mạn tính, bệnh lý cấu trúc đường tiêu hóa cũng làm tăng n.hiễm t.rùng đường hô hấp, và các bệnh tiêu hóa liên quan đến tăng n.hiễm t.rùng tiêu hóa. Dựa vào các kết quả trên, các tác giả nhận định rằng ở những bệnh nhân cần điều trị PPI, xét nghiệm gene trước kê đơn có thể giúp đạt được liều hiệu quả.
BS. Michael Rieder, Bệnh viện Nhi Western Ontario, Canada cho biết: “Những phát hiện này có ý nghĩa quan trọng đối với thực hành nhi khoa, trong đó có việc sử dụng PPI. Việc xác định kiểu gene của t.rẻ e.m để xác định kiểu hình CYP2C19 trước khi kê đơn và điều chỉnh liều phù hợp, có thể làm giảm đáng kể nguy cơ n.hiễm t.rùng cho t.rẻ e.m có kiểu hình chuyển hóa bình thường”.
ThS.DS. Chu Thanh Hằng
Theo medscape.com/suckhoedoisong
Bác sĩ phẫu thuật tiết lộ bài tập có thể giúp cột sống, thắt lưng của bạn khỏe mạnh trước khi mọi chuyện tồi tệ xảy ra
Đau thắt lưng hiện là nguyên nhân hàng đầu gây ra khuyết tật trên toàn thế giới.
Theo một báo cáo được đăng trên tạp chí The Lancet, trong vài thập kỷ qua, đau thắt lưng đang trở thành một triệu chứng rất phổ biến. Nó xảy ra đối với người dân ở cả các nước thu nhập cao, thu nhập trung bình và thu nhập thấp và tất cả các nhóm t.uổi từ t.rẻ e.m đến người già. Trên toàn cầu, số người trải qua tình trạng đau lưng tăng lên 54% trong giai đoạn 1990-2015, chủ yếu là do sự gia tăng dân số và lão hóa.
Đau thắt lưng hiện là nguyên nhân hàng đầu gây ra khuyết tật trên toàn thế giới. Đối với gần như tất cả những người bị đau thắt lưng, không thể xác định được nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Chỉ có một tỷ lệ nhỏ người có nguyên nhân bệnh lý được hiểu rõ, ví dụ, gãy xương đốt sống, ác tính hoặc n.hiễm t.rùng. Những người có công việc đòi hỏi thể chất, bệnh lý về thể chất và tinh thần, người hút thuốc và người béo phì có nguy cơ đau thắt lưng cao nhất.
Con số này cho thấy đã đến lúc chúng ta phải làm gì đó để bảo vệ cột sống của mình trước khi mọi thứ trở nên quá muộn.
Tiến sĩ khoa học, giáo sư Nikolai Amosov (sinh năm 1913).
Tiến sĩ khoa học, giáo sư Nikolai Amosov (sinh năm 1913) là một bác sĩ phẫu thuật thiên tài. Ông còn là nhà phát minh và nhà văn bán có những tác phẩm bán chạy nhất. Không những thế, ông còn là người đam mê tập thể dục, tập trung sự nghiệp liên quan đến sức khỏe. Và cũng chính tiến sĩ Nikolai Amosov là người đã sáng tạo ra những bài tập tốt cho toàn bộ cơ thể, giúp chúng ta tránh được những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến cột sống trong tương lai.
Bài tập được đề xuất bởi Nikolai Amosov
Bác sĩ phẫu thuật Nikolai Amosov đã sáng tạo ra một loạt các bài tập của riêng mình, và chứng minh tính hiệu quả của chúng bằng trường hợp của chính mình: Sống lâu và giúp chữa lành không chỉ cột sống mà còn tăng cường cơ bắp và tránh các vấn đề về khớp.
Bác sĩ nổi tiếng này đã thực hiện mỗi bài tập 100 lần với tốc độ tối đa! Toàn bộ bài tập sẽ chỉ mất khoảng 30 phút. Mạch đ.ập của anh đạt 110-120 nhịp mỗi phút, rất gần với việc luyện tập aerobic. Chúng tôi khuyên bạn nên bắt đầu với 4-5 bài tập, thực hiện 10-15-20 lần cho mỗi bài.
1. Tập thể dục trên ghế
– Nằm úp bụng trên một cái ghế.
– Khóa tay phía sau đầu bạn.
– Đưa chân thẳng ra. Bạn có thể đặt chúng trên ghế sofa, nếu cần.
– Căng toàn bộ cơ thể của bạn và làm cho nó song song với sàn nhà.
– Cong lưng dưới về phía sau càng nhiều càng tốt, nâng thân trên lên.
– Lặp lại 10 lần
2. Uốn người trong tư thế yoga
– Nằm ngửa.
– Tay đểdọc theo cơ thể.
– Đưa 2 chân ra sau đầu và chạm sàn bằng chân.
– Lặp lại 10 lần.
3. Đưa bàn tay ra sau lưng
– Đứng thẳng lên.
– Hãy giơ tay và đưa tay ra sau lưng.
– Chạm bàn tay vào xương bả vai đối diện. Đầu của bạn có thể đẩy về phía trước một chút.
– Lặp lại 10 lần với mỗi tay.
4. Lắc cơ thể
– Bắt đầu với tư thế chống 2 bàn tay và đầu gối trên sàn, thư giãn lưng.
– Bắt đầu thực hiện động tác run rẩy tay bằng cách thực hiện một động tác uốn cong ở khuỷu tay.
– Làm điều này trong 30-60 giây.
5. Đung đưa người trên sàn nhà
– Nằm ngửa.
– Dùng tay ôm đầu gối và đẩy chúng vào ngực.
– Bắt đầu đung đưa cơ thể qua lại.
– Lặp lại 10 lần.
6. Tập thể dục để tăng cường cơ bắp ở lưng
– Nằm sấp xuống sàn.
– Hai tay đặt thẳng dọc theo cơ thể.
– Nâng đầu và ngực lên và giữ trong 3 giây.
– Lặp lại bài tập này 3 lần.
Bạn có bao giờ bị đau lưng không? Bạn thường làm gì để thoát khỏi nó và tránh hậu quả nghiêm trọng? Hãy chia sẻ với những người khác về cách bạn đã làm nhé.
Theo Helino