Chóng mặt và nỗi lo sợ té ngã của người già

Chóng mặt nhiều khi chỉ thoáng qua, người bệnh – đặc biệt là người già đã… quá quen với chóng mặt nên đôi khi không quá lo về triệu chứng này. Thế nhưng, hệ quả đằng sau chứng chóng mặt là nỗi sợ té ngã mới là điều ám ảnh nhất của người già.

ĐI TÌM LỜI GIẢI

Người già thường có vấn đề về mắt, mà mắt cùng với hệ thống t.iền đình và các cảm thụ thể ở cơ, khớp, da làm thành một hệ thống cân bằng của cơ thể hoạt động rất phức tạp, dưới sự điều hành của tiểu não. Bỏ qua vấn đề về mắt kém khiến các cụ “vấp phải đá, quàng phải dây”, chức năng quan trọng khác của mắt về ước lượng không gian, khoảng cách, hình khối… hoạt động không tốt khiến người già dễ mất thăng bằng, vấp ngã ngay khi cơn chóng mặt ập đến.

Đâu chỉ có mắt, cơ khớp “đình công” ở t.uổi già cũng làm hệ thống thăng bằng gặp vấn đề khi các cảm thụ không thể làm việc nhóm, khiến tiểu não lực bất tòng tâm trong việc điều khiển cơ thể giữ ổn định khi chóng mặt. Các thụ thể phân bố rộng khắp cơ, khớp, da ghi nhận chuyển động, vị trí của cơ thể cảm thụ không chính xác, không chỉ vì lý do lão hóa như thoái hóa khớp, mà còn đến từ nguyên nhân như viêm xương khớp, đủ các bệnh về xương khớp khác của người già.

Một nguyên nhân không ngờ khác khiến người có t.uổi chóng mặt, mất thăng bằng dù mắt sáng, khớp khỏe chính là tiểu não có vấn đề. Teo tiểu não do rượu bia, di truyền hoặc chứng Alzheimer khiến cơ thể gặp lỗi… điều hành, cứ chóng mặt là té ngã mà không sao giữ thăng bằng được chuẩn xác.

NGƯỜI THÂN CẦN LÀM GÌ?

Để phát hiện chính xác nguyên nhân gây chóng mặt, mất thăng bằng của người cao t.uổi, con cháu nên đem các cụ đi tầm soát thường xuyên, từ não bộ, cơ xương khớp, thị lực, thính lực, thậm chí là tim mạch để các bác sĩ đưa ra lời khuyên và phác đồ điều trị chính xác nhất

Tại nhà, người thân cần chú ý không để mặt sàn ướt dẫn đến trơn trượt, đồ đạc sắp xếp gọn gàng, nhà đủ ánh sáng, giày dép phù hợp để giúp người già tránh té ngã vì lý do khách quan. Người thân cũng nên cân nhắc trang bị cho các cụ dụng cụ hỗ trợ như gậy nhiều chân có lót cao su, đồng thời gắn thêm các tay vịn ở nhà tắm, phòng vệ sinh, cầu thang, hành lang để các cụ tiện di chuyển.

Trong tủ thuốc gia đình, người thân cũng nên trang bị đầy đủ các loại thuốc cần thiết, đặc biệt là thuốc cắt cơn chóng mặt nhanh chóng chứa biệt dược Acetyl-DL-Leucine có nguồn gốc từ Pháp và các loại vật phẩm sơ cứu khác phòng khi các cụ té ngã như bông băng, thuốc sát trùng, thuốc giảm đau… Người dùng cần đi khám để tham khảo kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Theo giadinh.net

Ba giai đoạn say nắng mà nếu bạn không để ý có thể dẫn tới nguy hiểm tính mạng

Thời tiết nắng nóng hiện nay rất dễ khiến cho những người làm việc, hoạt động ngoài trời say nắng. Say nắng gồm có ba giai đoạn, mức độ nguy hiểm tăng dần và có thể dẫn đến t.ử v.ong, hãy lưu ý để phòng tránh nhé!

Thời tiết nắng nóng gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cơ thể, đặc biệt là đối với người già, trẻ nhỏ, người hay tham gia các hoạt động ngoài trời như công nhân, vận động viên…

Khi cảm thấy chóng mặt hay uể oải vào những ngày nắng nóng thì đừng chủ quan bởi nó có thể là dấu hiệu dẫn đến một tình trạng nghiêm trọng hơn. Tình hình sẽ càng ngày càng nguy hiểm theo ba giai đoạn sau.

Giai đoạn thứ nhất – chuột rút

Hoạt động quá nhiều trong thời tiết nắng nóng sẽ dẫn đến việc mất muối, mất nước trong cơ thể và khiến chúng ta bị chuột rút, các cơ co thắt lại. Thường xuyên bị co thắt nhất là ở vị trí tay, bắp chân và bàn chân. Chuột rút có thể tự dừng lại nhưng các triệu chứng đau nhức sẽ âm ỉ, thường kéo dài 24 đến 48 giờ.

Cơ thể trong môi trường nóng quá lâu có thể gây ra chuột rút. Nguồn ảnh: Wikihow.

Giai đoạn thứ hai – kiệt sức

Trong môi trường nhiệt độ, độ ẩm cao mà vẫn phải hoạt động thể chất vất vả sẽ dẫn tới kiệt sức. Đây là một tình trạng nghiêm trọng khi nhiệt độ cơ thể tăng lên khoảng hơn 38 đến 40 độ C. Các triệu chứng bao gồm:

– Đau đầu

– Sốt nhẹ

– Buồn nôn hoặc nôn mửa

– Rất khát nước

– Đau cơ hoặc chuột rút

Giai đoạn thứ ba – đột quỵ

Đây là giai đoạn cuối trong ba giai đoạn say nắng và là giai đoạn nguy hiểm nhất, cần phải cấp cứu khẩn cấp. Tình trạng này có khả năng gây t.ử v.ong và là hậu quả của việc tiếp xúc với nhiệt độ cao, hoạt động thể lực nhiều trong thời gian dài. Đột quỵ vì nhiệt cao xảy ra khi nhiệt độ cơ thể đạt tới hoặc cao hơn 40 độ C.

Nắng nóng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cơ thể. Nguồn ảnh: Getty Images.

Các triệu chứng bao gồm:

– Choáng váng do thiếu m.áu lên não

– Da bị khô, đỏ ửng lên

– Thiếu, không có mồ hôi

– Suy nội tạng

– Co giật

Những biện pháp giải quyết, phòng ngừa say nắng

Những tình trạng trên có thể phòng ngừa hiệu quả bằng cách uống nước thường xuyên để cơ thể hydrat hóa tế bào, giữ nước cho cơ thể. Mặt khác, bạn cũng nên tránh sử dụng đồ uống có cồn, caffein như: bia, rượu, cà phê,… vì sử dụng chúng sẽ làm cơ thể nhanh mất nước. Bên cạnh đó, cũng nên theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên, đặc biệt khi hoạt động ngoài trời và hạn chế lao động gắng sức, đặc biệt vào khoảng 11 giờ đến 16 giờ.

Ngoài ra, có một cách để theo dõi tình hình sức khỏe đó là kiểm tra màu của nước tiểu. Khi nước tiểu màu vàng đậm, có nghĩa cơ thể bạn đang thiếu nước và cần phải bổ sung lập tức.

Người mình sẽ đổ mồ hôi khi ra ngoài nắng, khi hoạt động nhưng nếu lượng mồ hôi giảm là dấu hiệu báo cơ thể đang mất nước, cần bổ sung nước ngay và hạn chế hoạt động vất vả.

Luôn bổ sung nước kể cả khi không khát.

Nếu thấy người khác có dấu hiệu kiệt sức vì nóng, cần:

– Di chuyển người vào chỗ râm mát.

– Làm mát người họ bằng khăn mát, nước mát.

– Cho người đó uống nước mát hoặc đồ uống không có cồn hay caffein.

– Cởi bỏ bớt quần áo chật, nặng trên người.

– Đo nhiệt độ cơ thể họ nếu có sẵn nhiệt kế.

– Gọi ngay cho cấp cứu nếu cần được hỗ trợ và tiếp tục theo dõi diễn biến.

Source (Nguồn): NBC News

Theo Helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *