Sốt cao không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải mà còn làm tăng nguy cơ co giật ở trẻ. Để giúp giảm sốt nhanh hiệu quả tại nhà, nên “bỏ túi” ngay những bước dưới đây.
Những điều nên biết về việc giảm sốt nhanh chóng tại nhà
7 bước giảm sốt nhanh tại nhà hiệu quả
Nếu như bạn hoặc người thân bị sốt hãy thực hiện các bước sau để giảm sốt nhanh chóng, khẩn cấp:
Đo nhiệt độ để xác định có bị sốt cao hay không. Sốt là khi thân nhiệt cao hơn 1C so với nhiệt độ bình thường của cơ thể (38C khi đo ở miệng hoặc h.ậu m.ôn, trên 37C khi đo ở nách).
Nằm trên giường và nghỉ ngơi.Uống nhiều nước. Có thể uống nước cam, nước trái cây, sinh tố loãng để bổ sung chất lỏng bị mất khi ra mồ hôi.Dùng thuốc hạ sốt có chứa acetaminophen hoặc ibuprofen để hạ sốt. Tuy nhiên cần lưu ý liều lượng phù hợp và không dùng chung các loại thuốc hạ sốt với nhau.
Không nên cho trẻ nhỏ uống aspirin mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Để giảm sốt cho trẻ sơ sinh không được dùng thuốc hạ sốt chứa ibuprofen.Giữ bình tĩnh khi xử lý cơn sốt: Cởi bớt quần áo, bỏ chăn trừ khi bạn có cảm giác ớn lạnh.Tắm nước ấm hoặc sử dụng miếng hạ sốt lạnh sẽ giúp thoải mái hơn. Tránh tắm nước lạnh có thể gây nguy hiểm.Ngoài cơn sốt, nếu nhận thấy có triệu chứng bất thường, tốt nhất nên đi khám ngay.
Bất kỳ ai cũng có thể bị sốt ở một thời điểm nào đó. Người có hệ miễn dịch suy yếu dễ bị sốt hơn những người khác. Bởi sốt là cơ chế mà cơ thể phản ứng chống lại n.hiễm t.rùng do virus và vi khuẩn gây ra. Sốt cũng có thể do say nắng hoặc do tiêm chủng.
Tìm hiểu thêm cách giảm sốt tại nhà theo từng độ t.uổi và hiểu rõ các triệu chứng đi kèm cơn sốt.
Cách đ.ánh giá mức độ nghiêm trọng của cơn sốt cao
Người trưởng thành sốt nhẹ nhưng có thể có cảm giác mệt mỏi
Một người trưởng thành khi sốt nhẹ nhưng lại có cảm giác mệt mỏi vô cùng trong khi đó trẻ nhỏ đôi khi có cơn sốt cao lại vẫn vui chơi như bình thường. Trường hợp ngược lại cũng có thể xảy ra.
Cơn sốt ở mỗi người mỗi khác và không phải ai cũng có triệu chứng kèm theo. Mức độ mệt mỏi do sốt gây ra sẽ quyết định cách giảm sốt.
Người bị sốt thường đi kèm các triệu chứng sau:
Ăn không ngon miệng
Cơ thể mệt mỏi
Đau đầu, đau cơ bắp
Đổ mồ hôi
Ớn lạnh
Buồn nôn hoặc nôn
Phát ban
Nếu như phát ban đi kèm theo sốt thì bạn cần đi khám bác sĩ để biết được nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh. Đặc biệt, nếu như sốt trên 39,5C thì nên đi khám ngay lập tức. Sốt cao có thể kèm theo co giật hoặc ảo giác.
Bạn đã biết cách đo nhiệt độ để xác định thân nhiệt khi sốt?
Hầu hết chúng ta có nhiệt độ cơ thể trong khoảng 37C dù một số người có thân nhiệt cao hơn hoặc thấp hơn một chút. Biến động nhiệt hàng ngày cũng là khá bình thường.
Đo nhiệt độ ở các vùng khác nhau trên cơ thể cũng có kết quả khác nhau. Bạn sẽ được coi là sốt nếu như đo nhiệt độ ở miệng, trực tràng, tai hoặc trán là 38C hoặc cao hơn.
Nếu như đo nhiệt độ ở nách thì sẽ thấy mức nhiệt thấp hơn 0,5 – 1C. Nên nếu đo nhiệt độ nách thì thân nhiệt trên 37C được coi là sốt.
Bác sĩ nhi thường khuyên nên đo nhiệt kế trực tràng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cần hỏi ý kiến bác sĩ để chọn loại nhiệt kế phù hợp với gia đình bạn.
Bị sốt cao, khi nào cần đi khám?
Việc điều trị hạ sốt phụ thuộc vào độ t.uổi và nhiệt độ của bạn. Nếu không hạ sốt kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng ở trẻ nhỏ, người trưởng thành và những người có hệ miễn dịch suy yếu.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng t.uổi cần đi khám bác sĩ ngay khi sốt từ 38C
Đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng t.uổi: cần đi khám bác sĩ ngay khi sốt 38C trở lên. Bố mẹ nên đưa bé đi khám ngay cả khi không kèm theo triệu chứng khác ngoài sốt.
Trẻ từ 3 đến 6 tháng: có thể giảm sốt tại nhà khi nhiệt độ thấp hơn 38,9C. Tuy nhiên khi bé có kèm theo các triệu chứng khác thì nên đưa đi khám.
Trẻ từ 6 tháng đến 2 t.uổi: có thân nhiệt cao trên 39C có thể dùng thuốc hạ sốt. Nếu như bé sốt kéo dài trên một ngày hoặc sốt cao hơn, sốt cao không hạ kể cả đã dùng thuốc cần gọi cho bác sĩ.
Thanh thiếu niên và người trưởng thành
Đối với trẻ trên 2 t.uổi và người lớn, khi sốt dưới 39C thường chưa cần dùng tới thuốc hạ sốt.
Nếu như sốt trên 39,4C hoặc sốt cao không hạ cần đi khám bác sĩ. Đối với trẻ nhỏ nếu sốt quá ba ngày hoặc trẻ rất khó chịu cần tham khảo ý kiến bác sĩ để chữa trị.
Người trưởng thành nếu sốt cao kèm với chứng cứng cổ, đau dữ dội ở một bộ phận trên cơ thể cần đi khám ngay tức thì để biết được nguyên nhân.
Đối với người già trên 65 t.uổi bị sốt cao không cần các phương pháp điều trị đặc biệt dù vậy cũng nên đề phòng các triệu chứng như khó thở hoặc ảo giác. Nếu gặp phải các triệu chứng này bạn nên tìm kiếm sự hỗ trợ y tế sớm.
Đào Tâm
Theo Đời sống Plus/GĐVN
5 dấu hiệu ‘tố cáo’ bạn đang bị sỏi thận
Đau dữ dội vùng bụng, lưng, tiểu nhiều, tiểu ra m.áu, sốt, ớn lạnh hay mệt mỏi nhiều là triệu chứng chung của những người đang bị sỏi thận.
Đau dữ dội: Bạn có thể bị đau dữ dội ở vùng bụng, lưng hoặc háng khi bị sỏi thận. Nguyên nhân của vấn đề này bắt nguồn từ việc sỏi bắt đầu di chuyển và mắc kẹt trong niệu quản, tạo áp lực cho thận.
Thay đổi nước tiểu: Đi tiểu thường xuyên là vấn đề phổ biến nhất khi sỏi bắt đầu di chuyển tới bàng quang. Điều này cũng có thể gây ra tình trạng đau và rát khi đi tiểu. Ngoài dấu hiệu trên thì, lượng nước tiểu giảm hay tiểu lẫn m.áu cũng là triệu chứng cho thấy bạn bị sỏi thận. Tình trạng này xảy ra khi sỏi bị kẹt lại niệu quản, chặn dòng nước tiểu gây n.hiễm t.rùng thận.
Sốt, ớn lạnh: Sốt kèm ớn lạnh là biểu hiện của tình trạng n.hiễm t.rùng đường tiết niệu và thận có sỏi. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ nặng thêm, gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Mệt mỏi nhiều: Khi thận có sỏi, chức năng của bộ phận này sẽ bị giảm. Lúc này, do sự tích tụ chất độc quá lớn trong cơ thể nên người bị sỏi thận sẽ cảm thấy mệt mỏi, thể trạng yếu và đau dữ dội nhiều vùng cơ thể.
Buồn nôn: Buồn nôn, nôn là vấn đề của sỏi thận mà nhiều người hay gặp phải. Lý do bởi thận và đường tiêu hóa có sự kết nối chung thông qua các dây thần kinh. Vì vậy, người bị sỏi thận thường cảm giác thấy đau và buồn nôn.
Nguồn: Brightside/VTC