Viêm lợi điều trị thế nào?

Chau 22 t.uổi, lơi cua chau hay sưng nê va ra mau khi đanh răng. Chân răng ham dươi bên trai con thương xuyên bi chay mu. Xin hỏi vi sao như vây? Khăc phuc cach nao?

Nguyên Thi Tươi (nguyentuoi@gmail.com)

Ảnh minh họa

Viêm lơi là một dấu hiệu thường xuyên của các bệnh lý răng miệng. Khi có xuất hiện thêm hiện tượng ra m.áu chân răng chứng tỏ bệnh lý răng miệng đã bước vào giai đoạn nguy hiểm và cần phải chữa trị gấp. Nếu để lâu dài sẽ gây ra tình trạng tiêu xương ổ răng và gây mất răng.

Chân răng có mủ do nhiều nguyên nhân trong đó do hai nguyên nhân chủ yếu: Thứ nhất là do răng bị mắc bệnh nha chu. Thứ hai do răng bị tổn thương tủy và làm tủy bị viêm nhiễm. Lý do làm xuất hiện hai căn bệnh trên là do vệ sinh khoang miệng không sạch sẽ, không đúng cách, làm vi khuẩn có điều kiện để phát triển, trú ẩn tận sâu trong các kẽ chân răng.

Lâu ngày, khi sức khỏe chúng ta đi xuống do lao động hoặc do stress, lúc bấy giờ vi khuẩn bắt đầu hoạt động và gây nên các viêm nhiễm sâu tận chân răng. Gây ra các bệnh lý và xuất hiện các dấu hiệu của các bệnh lý như chảy mủ chân răng, ra m.áu nướu (lơi)…

Lơi khuyên: ban nên sơm kham bac si nha khoa đê đươc hương dân điêu tri co thê cân trich mu nêu ap- xe lơi.

BS. Hoàng Văn Thái

Theo SK&ĐS

Bị người yêu chia tay vì hôi miệng, cô gái choáng váng khi bác sĩ lấy ra thứ này bên trong miệng

Ngoại hình rất bắt mắt, quyến rũ xong mỗi khi mở miệng, cô gái trẻ khiến người xung quanh cảm thấy choáng váng với mùi hôi miệng của mình…

Câu chuyện của cô gái trẻ này được bác sĩ Ngô Triệu Khoan chia sẻ trong chương trình “Doctor is hot“. Theo miêu tả của bác sĩ, bệnh nhân nữ này khoảng 20 t.uổi, ngoại hình rất bắt mắt. Bệnh nhân vừa khóc vừa nói với bác sĩ rằng không hiểu sao miệng của mình có mùi rất hôi, đến mức bạn trai cô không thể chịu đựng nổi mà nói lời chia tay.

Theo suy đoán của cô gái trẻ, lý do khiến miệng cô phát ra mùi hôi là do sâu răng hoặc mắc bệnh nha chu, tuy nhiên dù cô gái đã cố gắng làm sạch răng miệng nhưng tình trạng không hề tiến triển và còn trở nên trầm trọng hơn. Miệng cô gái có mùi giống như cá c.hết, đôi khi còn chảy ra dịch lạ màu vàng.

Miệng cô gái có mùi giống như cá c.hết, đôi khi còn chảy ra dịch lạ màu vàng.

Nghe những gì bệnh nhân miêu tả, bác sĩ Ngô đã sắp xếp kiểm tra nội soi cho cô gái và kết quả đã khiến bác sĩ thực sự choáng váng.

Bác sĩ Ngô Triệu Khoan đã tìm thấy một viên sỏi lớn có màu trắng đục trên amidan bên trái của bệnh nhân nữ. Ban đầu, bệnh nhân cho rằng đó thực ra là miếng phô mai mình ăn buổi sáng xong bác sĩ Ngô giải thích rằng đây thực sự là sỏi amidan. Thông thường, sỏi amidan có kích thước khá nhỏ, nhưng viên sỏi này mắc kẹt quá lâu trong khoang miệng nên chúng ngày một to hơn, bốc mùi hôi thối.

Bác sĩ Ngô Triệu Khoan.

Bác sĩ khoa cấp cứu Điền Trí Học sau khi nghe bác sĩ Ngô kể, cũng chia sẻ thêm rằng những trường hợp có sỏi amidan thường xuất hiện dấu hiệu viêm, sưng, sốt cao. Trước đây bác sĩ cũng từng chữa trị cho một bệnh nhân nữ, bệnh nhân kể rằng đêm nào mình cũng mơ một giấc mơ giống nhau đó là bị mắc kẹt trong nhà vệ sinh hôi thối, xong thực tế mùi hôi đó lại phát ra từ chính miệng cô. Bác sĩ thăm khám và phát hiện bệnh nhân này cũng đã có sỏi amidan.

Sỏi amidan của cô gái 20 t.uổi.

Sỏi amidan là gì?

Sỏi amidan có tên tiếng Anh là tonsil stone. Sỏi amidan còn được gọi là bã đậu amidan.

Sỏi amidan hình thành trong thời gian ngắn. Nguyên nhân khiến hình thành sỏi là do cấu trúc và chức năng của amidan. Khi con người ăn uống, một phần nhỏ thức ăn sẽ bị giữ lại trong hốc amidan, kết hợp cùng các tế bào c.hết, muối vô cơ trong hốc amidan và tạo thành sỏi.

Sỏi amidan có đặc điểm: Cứng, màu trắng đục, có chứa khí sulfur gây hôi, thối khi thở, nói chuyện.

Dấu hiệu có sỏi amidan

– Bị hôi miệng.

– Đau họng: Sỏi amidan có thể gây đau và khó chịu ở họng, tại vị trí có sỏi amidan.

– Xuất hiện các chấm trắng trong họng: Các chấm trắng hai bên họng có thể là sỏi amidan.

– Khó nuốt: Tùy thuộc vào vị trí và kích thước của sỏi, nó có thể gây khó khăn hoặc đau đớn cho người bệnh khi nuốt thức ăn.

– Đau tai: Sỏi amidan có thể phát triển ở bất cứ nơi nào trong amidan bởi vì các dây thần kinh kết nối với nhau, sỏi amidan cũng có thể khiến nhiều người gặp phải tình trạng đau ở tai, mặc dù sỏi không có bất cứ tiếp xúc nào với tai.

– Sưng amidan: Sỏi amidan và tình trạng viêm nhiễm có thể khiến amidan bị sưng.

Làm sao để phòng tránh bệnh sỏi amidan?

Bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh sỏi amidan, viêm amidan bằng cách sau:

– Dùng khẩu trang khi đi ngoài đường, hạn chế tiếp xúc với ô nhiễm môi trường.

– Vệ sinh họng, miệng, amidan bằng nước muối sinh lý mỗi ngày.

– Khám sức khỏe định kỳ.

– Ăn uống, tập luyện đều đặn để tăng cường sức đề kháng của bản thân.

Theo Ettoday/Helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *