Uống rượu bia khi dùng thuốc: Các nguy cơ tiềm ẩn

Trong các dịp lễ Tết, hội hè… tần suất sử dụng rượu bia tăng cao và liên tục trong nhiều ngày sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đặc biệt ở những bệnh nhân đang sử dụng thuốc điều trị bệnh…

Rượu chuyển hóa 90% chủ yếu qua gan. Trong khi đó gan cũng chính là cơ quan chứa nhiều men giúp chuyển hóa hầu hết các loại thuốc, do đó, tương tác giữa rượu và thuốc là không thể tránh khỏi. Có hơn 900 hoạt chất thuốc xảy ra tương tác khi sử dụng đồng thời với rượu, các tương tác này có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng của thuốc, tăng nguy cơ dẫn đến những tác dụng không mong muốn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.

Rượu làm giảm huyết áp ở một số bệnh nhân tim mạch

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thuốc điều trị tim mạch là loại thuốc có tỷ lệ tương tác với rượu cao nhất (khoảng 24%), trong đó thuốc điều trị tăng huyết áp chiếm tỉ lệ lớn nhất trong nhóm này. Nên nhớ rằng, rượu có thể làm giảm huyết áp ở một số bệnh nhân, vì vậy, về mặt lý thuyết thuốc trị tăng huyết áp và rượu sử dụng đồng thời có thể làm xuất hiện tác dụng cộng hưởng lên huyết áp của bệnh nhân, làm giảm huyết áp trầm trọng và có nguy cơ dẫn đến t.ử v.ong.

Tuyệt đối không sử dụng rượu bia khi đang dùng thuốc điều trị bệnh.

Một số loại thuốc có thể bị ảnh hưởng bao gồm:

Thuốc chẹn alpha (clonidin, doxazosin) tương tác với rượu có thể dẫn đến tình trạng hạ huyết áp quá mức và an thần.

Nitroglycerin và isosorbide là thuốc giãn mạch và chống đau thắt ngực được sử dụng để giúp ngăn ngừa cơn đau thắt ngực. Trầm cảm và hạ huyết áp là các tình trạng có thể xảy ra khi các chế phẩm này được sử dụng đồng thời với rượu.

Thuốc chẹn beta (carvedilol, propranolol, atenolol, acebutolol, metoprolol, nebivolol,…) có thể làm giảm huyết áp khi kết hợp với rượu. Nhức đầu, chóng mặt, ngất xỉu, loạn nhịp tim là những triệu chứng bạn có thể gặp phải.

Rượu ảnh hưởng đến việc điều trị cholesterol m.áu

Các chất ức chế HMG-CoA reductase, còn được gọi là statins, là những thuốc được kê đơn rộng rãi trong điều trị cholesterol/ lipid m.áu tăng cao. Tuy nhiên, nếu sử dụng các thuốc trong nhóm này với rượu sẽ dẫn đến nguy cơ làm tăng quá mức hàm lượng triglyceride dẫn đến nguy cơ tổn thương gan ngay cả khi bạn sử dụng một lượng nhỏ thức uống có cồn. Vì vậy, hãy báo cáo với bác sĩ kê đơn loại thuốc này nếu bạn không thể ngừng uống rượu, hoặc khi xuất hiện các triệu chứng tổn thương gan (buồn nôn, nôn, đau dạ dày, sốt, da vàng hoặc da trắng mắt, mệt mỏi quá mức, triệu chứng giống cúm) và việc theo dõi chức năng gan thường xuyên là việc làm cần thiết khi sử dụng nhóm thuốc này.

Rượu tác động xấu đến bệnh đái tháo đường

Đối với những bệnh nhân được chẩn đoán mắc đái tháo đường (ĐTĐ) typ 1 hoặc typ 2, việc kiểm soát tốt lượng đường trong m.áu là rất quan trọng. Đặc biệt đối với những bệnh nhân mà việc kiểm soát mức đường huyết khó, thì việc sử dụng với rượu có khả năng l.àm t.ình trạng bệnh trở nên trầm trọng do làm rối loạn nồng độ glucose trong m.áu.

Việc sử dụng rượu hoặc thức uống có cồn trong thời gian dài ở bệnh nhân mắc ĐTĐ có chế độ dinh dưỡng tốt thì có nguy cơ làm tăng lượng glucose huyết. Ngược lại, ở bệnh nhân có chế độ dinh dưỡng kém, uống rượu lúc đói lại dẫn đến tình trạng hạ đường huyết nghiêm trọng với các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, nhịp tim nhanh… Đặc biệt cần lưu ý khi sử dụng rượu với metformin có thể làm tăng nguy cơ nhiễm axit lactic – một tác dụng phụ hiếm gặp với các biểu hiện như buồn ngủ, nhịp tim chậm, cảm lạnh, đau cơ, thở dốc, đau dạ dày.

Ngoài ra, nhiều nhóm thuốc có thể tương tác với rượu, bao gồm kháng sinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamin H2, thuốc chống loạn nhịp tim, an thần gây ngủ, thuốc giảm đau, chống viêm…Vì vậy, khuyến cáo người bệnh nên hạn chế sử dụng rượu bia khi đang dùng thuốc điều trị bệnh, cần thiết nên hỏi ý kiến bác sĩ/dược sĩ để được tư vấn về nguy cơ xảy ra tương tác giữa rượu bia và các thuốc đang được kê đơn/sử dụng.

Nếu đã uống thuốc thì không uống rượu

Để tránh xảy ra tương tác với rượu hoặc các loại thức uống có cồn khi sử dụng thuốc điều trị bệnh, đảm bảo an toàn trong sử dụng thuốc và đảm bảo tình trạng sức khoẻ của bạn, phải:

– Tuyệt đối không sử dụng đồng thời thuốc điều trị bệnh với rượu. Để đảm bảo an toàn nên ngừng sử dụng rượu ít nhất 1 ngày trước hoặc sau khi dùng thuốc, báo cáo với bác sĩ/ dược sĩ để tránh tương tác không mong muốn xảy ra.

– Nếu cần thiết sử dụng thuốc sau khi đã sử dụng rượu, bia hoặc thức uống có cồn nên sử dụng cách ít nhất 2 tiếng và hỏi ý kiến dược sĩ/bác sĩ để tránh tương tác nguy hiểm xảy ra.

– Không sử dụng rượu, bia hoặc thức uống có cồn khi bụng đói, chỉ nên sử dụng 1 hoặc 2 ly/ngày và không quá 2 lần trong tuần.

Ds. Ngô Thị Kim Cúc

Theo SK&ĐS

Chuyên gia Nhật Bản tìm ra thực phẩm đơn giản ngừa ung thư tuyến t.iền liệt

Nghiên cứu thực hiện tại Nhật trong thời gian dài cho thấy nguy cơ mắc ung thư tuyến t.iền liệt ở những người ăn nấm từ 3 lần trở lên mỗi tuần thấp hơn đến 17%.

Nghiên cứu có sự tham gia của hơn 36.000 nam giới Nhật ở độ t.uổi 40-79 trong nhiều thập kỷ. Những người tham gia được yêu cầu hoàn thành một bảng câu hỏi liên quan đến lối sống của họ như: tiêu thụ nấm và các thực phẩm khác, mức độ hoạt động thể chất, thói quen hút t.huốc l.á và uống rượu bia. Họ cũng cần cung cấp thông tin về bằng cấp, gia đình và bệnh sử. 3,3% số những người tham gia nghiên cứu bị ung thư tuyến t.iền liệt.

Kết quả cho thấy việc thường xuyên ăn nấm giúp giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến t.iền liệt ở nam giới và đặc biệt có ý nghĩa với những người từ 50 t.uổi trở lên và ở nam giới tiêu thụ nhiều ít, ăn ít rau, hoa quả. So với những người ăn nấm ít hơn một lần một tuần, những người ăn nấm một hoặc hai lần mỗi tuần có nguy cơ mắc ung thư tuyến t.iền liệt thấp hơn 8%. Những người ăn nấm 3 lần trở lên mỗi tuần có nguy cơ thấp hơn 17%.

Shu Zhang, một giáo sư trợ lý về dịch tễ hỗ tại khoa Tin học y tế và Y tế công cộng, Đại học Tohoku (Nhật), tác giả chính của nghiên cứu cho biết các nghiên cứu thực hiện trên sinh vật sống đã chỉ ra rằng nấm có khả năng ngăn ngừa ung thư tuyến t.iền liệt.

“Đây là nghiên cứu đầu tiên chỉ ra tiềm năng phòng ngừa ung thư tuyến t.iền liệt của nấm. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy việc ăn nấm thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến t.iền liệt song chúng tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng quan trọng hơn nhiều so với việc chỉ ăn riêng nấm”, Zhang nói.

Theo Zhang thì nấm là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất chống ôxy hóa, đặc biệt là L-ergothioneine.

Dù vậy vẫn cần nghiên cứu sâu hơn nữa để có đầy đủ thông tin về lợi ích của nấm. Kết quả nghiên cứu trên được đăng trên Tạp chí Ung thư Quốc tế hồi tháng 9.

Nấm được sử dụng rộng rãi ở châu Á, cả về giá trị dinh dưỡng và giá trị dược tính.

Ung thư tuyến t.iền liệt là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ảnh hưởng đến nam giới. Năm 2018, trên toàn thế giới có hơn 1,2 trường hợp mắc mới được chẩn đoán. Nguy cơ mắc bệnh gia tăng theo t.uổi.

Ung thư tuyến t.iền liệt là do sự sinh sôi quá mức của các tế bào tuyến t.iền liệt. Tuy nhiên không phải cứ sinh sôi quá mức tuyến t.iền liệt là ung thư. Trong tuyến t.iền liệt có thể xuất hiện đồng thời ung thư tuyến t.iền liệt lẫn phì đại lành tính tuyến t.iền liệt. Đây là hai loại bệnh lý riêng biệt không như một số người lo ngại phì đại tuyến t.iền liệt để lâu sẽ thành ung thư.

Bệnh đa số là tiến triển chậm và người bệnh có thể sống nhiều năm. Song bệnh có nhiều dạng diễn tiến thất thường nên muốn biết khả năng tiến triển của ung thư phải dựa vào nhiều yếu tố như: giai đoạn tiến triển của bệnh, loại tế bào ung thư ác tính nhiều hay ít.

Nam Phương

Theo ScienceDaily/Dân trí

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *