Cây mỏ quạ còn có tên khác là hoàng lồ, vàng lồ, mỏ diều, sọng vàng, gai mang, móc câu… Rễ mỏ quạ có tên xuyên phá thạch (Radix Cudraniae), là rễ hoặc vỏ rễ của cây mỏ quạ (Cudrania cochinchinnensis (Lour) Corner.), thuộc họ dâu tằm (Moraceae).
Bộ phận dùng làm thuốc là lá, rễ (xuyên phá thạch).
Về thành phần hóa học, vỏ và gỗ cây mỏ quạ có cudraniaxanthon, butyrospermol acetat, kaempferol, aromadendrin, populnin, quercetin, taxifolin; lá chứa flavonoid.
Theo Đông y, rễ mỏ quạ có vị đắng tê, tính hơi mát; vào kinh phế; tác dụng khứ phong, hoạt huyết phá ứ, làm mát phổi, giãn gân; chữa ho, ứ tích lâu năm, bế kinh, đòn đ.ánh bị thương, phong thấp. Lá mỏ quạ chữa vết thương phần mềm. Liều dùng: 60 – 100g. Dùng tươi tăng liều lượng.
Rễ cây mỏ quạ trị đau lưng do phong thấp, tay chân nhức mỏi.
Một số bài thuốc có mỏ quạ:
Trừ phong, giảm đau:
Bài 1: rễ mỏ quạ 250g tẩm rượu sao. Sắc uống. Chữa đau lưng do phong thấp, chân tay nhức mỏi.
Bài 2: rễ mỏ quạ 20g, binh lang 20g, thảo quả 20g. Sắc uống. Chữa kinh giản, lên cơn hàng ngày hay cách 3 – 4 ngày.
Bài 3: vỏ rễ mỏ quạ lượng vừa đủ giã nát, đắp vào chỗ đau. Chữa mụn nhọt sưng đau.
Mát phổi, chữa ho. Dùng khi lao phổi, ho ra m.áu, sốt hâm hấp.
Bài 1: rễ mỏ quạ 63g, bách bộ 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần. Chữa lao phổi, ho, sốt, đờm vàng.
Bài 2: rễ mỏ quạ 63g cạo bỏ vỏ thô ở ngoài, thái lát, sao xém. Sắc lấy nước, thêm ít đường để uống. Ngày uống 3 lần. Chữa ho ra m.áu do nóng ở phổi (phế nhiệt).
Bài 3: rễ mỏ quạ 40g, dây rung rúc 30g, bách bộ 20g, hoàng liên ô rô 20g. Sắc uống. Chữa lao phổi, ho ra m.áu, khạc ra đờm lẫn m.áu.
Chữa vết thương phần mềm: Lá mỏ quạ tươi, lá bòng bong tươi liều lượng bằng nhau giã đắp, rửa thay băng hàng ngày. Sau 3 ngày, thêm cây hàn the, liều lượng bằng nhau, giã đắp và thay băng hàng ngày để nhanh lên da non. Sau 2 – 3 lần, dùng phấn cây cau (sao khô) 20g, phấn cây chè (sao khô) 16g, bồ hóng 8g, phèn phi 4g, nghiền bột, rắc lên vết thương cho đóng vảy và róc thì thôi.
Kiêng kỵ: Không dùng cho phụ nữ có thai.
Lương y Thảo Nguyên
Theo SK&ĐS
Chữa khỏi lao không còn là giấc mơ
Bị lao phổi mà không biết, người đàn ông đã lây bệnh cho hai con trai của mình. Nhưng nếu biết và điều trị sớm, việc chữa khỏi lao không còn là giấc mơ.
“Lời trăn trối day dứt của người cha”
Ông T. (Cà Mau) có cuộc sống viên mãn, quây quần bên con cháu khi ở t.uổi 80. Ông T. có ba người con trai sống gần nhau và cứ sáu tháng, ông lại chuyển tới ở cùng gia đình một người con theo lịch chăm sóc định kỳ mà gia đình đã thống nhất.
Với ông T. cuộc sống ở t.uổi xế chiều rất viên mãn, ngoại trừ việc ông bị ho thường xuyên, mà ông và cả gia đình tin rằng đó là hậu quả của hơn 60 năm hút thuốc. Do vậy, ông chưa nghĩ đến việc đi khám hay tới bệnh viện kiểm tra sức khỏe.
Cán bộ y tế tiến hành sàng lọc, xét nghiệm lap tại các hộ gia đình.
Chỉ đến một ngày, ông T. ho ra rất nhiều m.áu và được đưa đi khám, cả gia đình mới biết ông đã bị lao phổi, với tổn thương nặng nề. Và chỉ 1 tuần sau đó, 2 trong số 3 người con trai của ông cũng được chẩn đoán lao phổi theo chương trình sàng lọc người tiếp xúc.
Đến khi nói lời từ biệt cuối cùng với con cháu, ông T. chỉ dặn lại rằng: “Giá như cha biết về căn bệnh này và đi khám bác sĩ sớm hơn. Các con đừng giống như cha”.
Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, bệnh lao có thể dễ dàng chẩn đoán và chữa khỏi. Tuy nhiên, nhận thức về bệnh lao của nhiều người dân, như gia đình ông T. còn vô cùng hạn chế.
Chữa khỏi lao không còn là giấc mơ
Mỗi năm, có 10 triệu người mắc lao trên toàn thế giới, trong đó, tại Việt Nam ghi nhận hơn 120.000 ca. Bệnh lao do vi khuẩn lao gây ra, có thể lây truyền qua đường hô hấp khi người lành hít phải vi khuẩn bị phát tán trong không khí. Lao chủ yếu gây bệnh ở phổi, nhưng cũng có thể gây bệnh ở cơ quan khác như hạch, xương, màng não… Mặc dù vaccine BCG được sử dụng rộng rãi trên thế giới, vaccine này chỉ bảo vệ được trẻ nhỏ khỏi các bệnh lao thể nặng.
Chủ tịch Hội lao và bệnh phổi quốc tế, Trưởng nhóm nghiên cứu Hô hấp và Dịch tễ môi trường của Viện nghiên cứu Y khoa Woolcock, GS. Guy Marks cảnh báo: “Không khám và điều trị sớm, bệnh có thể lây lan như cách mà ông T. đã lây cho 2 con trai, làm tăng nguy cơ t.ử v.ong, giảm sức lao động và gây ra gánh nặng kinh tế lớn cho gia đình người bệnh. Ước tính trên thế giới mỗi năm có 1,8 triệu người c.hết vì lao, nhiều hơn bất cứ căn bệnh lây nhiễm nào khác”.
GS. Guy Marks (giữa) trong chuyến công tác tại Cà Mau.
Bắt tay với PGS. Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình Chống lao Quốc gia Việt Nam, GS. Guy Marks đã tham gia dự án có tên “ACT3” đầy tham vọng từ năm 2014 tại Việt Nam. Theo đó, triển khai nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng, chủ động sàng lọc phát hiện bệnh lao tại cộng đồng sử dụng xét nghiệm Xpert có độ nhậy và độ đặc hiệu cao.
PGS Nguyễn Viết Nhung cho biết: “Cán bộ y tế tiến hành sàng lọc tại hộ gia đình, hỏi về triệu chứng và xét nghiệm đờm sử dụng kỹ thuật của sinh học phân tử cho tất cả mọi người dân mỗi năm một lần. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy việc sàng lọc và điều trị lao trong 3 năm liên tục đã làm giảm tỷ lệ hiện mắc lao ở người lớn và tỷ lệ mới nhiễm lao ở t.rẻ e.m giảm gần 50%”.
Kết quả nghiên cứu ACT3 được đăng tải trên tạp chí New England Journal of Medicine, cung cấp bằng chứng khoa học xác đáng khẳng định việc các quốc gia có thể giảm tỷ lệ mắc lao hướng tới mục tiêu chấm dứt bệnh lao bằng cách ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại với phương pháp tiếp cận chủ động.
“Kết quả nghiên cứu này đã truyền cảm hứng cho cộng đồng chống lao toàn thế giới, mở ra một hướng đi mang tính đột phá cho chiến lược chấm dứt bệnh lao không chỉ cho Việt Nam mà còn cho các nước có gánh nặng bệnh lao cao trên thế giới”, GS. Guy Marks khẳng định./.
Theo VOV