Không chỉ tốt như Viagra, đậu bắp còn chống ung thư, tiểu đường

Bạn có thể nhận được nhiều lợi ích từ đậu bắp nhờ việc luộc ăn chín, thậm chí là có thể uống nước đậu bắp sống. Các tác dụng của đậu bắp có thể kể đến như giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa thiếu m.áu và hỗ trợ tiêu hóa, chống ung thư…

Ảnh minh họa: Internet

Phòng tránh táo bón

Trong đậu bắp rất giàu chất xơ, cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. 1/2 chén đậu bắp nấu chín có thể cung cấp khoảng 2g chất xơ, đậu bắp còn tươi nguyên cung cấp nhiều hơn, 1 chén khoảng 3,2g và chất nhầy tốt cho hệ tiêu hoá.

Chất nhầy rất tốt đối với việc làm mềm phân, chất xơ kích thích nhu động ruột… cho nên nhuận tràng. Do chứa hàm lượng nước cao, đậu bắp còn giúp cơ thể tránh khỏi tình trạng táo bón, đầy hơi. Những người thường bị táo bón nên dùng đậu bắp nấu lấy nước uống và ăn cả quả đậu bắp luộc.

Hỗ trợ giảm cân

Đậu bắp sinh ít nhiệt lượng – calori (khoảng 25 calo với 1/2 chén đậu bắp nấu chín), vì vậy đậu bắp là thức ăn lý tưởng cho những người đang muốn giảm cân.

Chất béo phải nhờ cholesterol nhũ hóa mới vào m.áu, chất nhầy của đậu bắp khóa hoạt tính của cholesterol nên chất béo không vào m.áu; cơ thể không được tiếp tế nên sử dụng mỡ tồn đọng và tiêu mỡ khiến cho thân trọng giảm.

Cải thiện sinh lý phái mạnh

Một nghiên cứu gần đây cho biết đậu bắp có chứa dạng glucide phức polysaccharide và các thành phần dinh dưỡng hữu ích, có thể giúp tăng cường dòng m.áu c.hảy vào vùng s.inh d.ục, gây cương cứng. Điều này đã góp phần cải thiện sinh lý phái mạnh.

Hỗ trợ trị bệnh tiểu đường

Đậu bắp chứa các tính chất giống như insulin giúp giảm lượng đường trong m.áu, có lợi cho việc điều trị bệnh tiểu đường. Nước ép đậu bắp giúp giảm lượng đường trong m.áu. Vì vậy, hãy uống nước ép đậu bắp thường xuyên để kiểm soát bệnh tiểu đường.

Ảnh minh họa: Internet

Ngăn ngừa bệnh thiếu m.áu

Một người bị thiếu m.áu có thể nhận được những lợi ích của loại rau này từ nước ép của nó. Nguyên nhân vì đậu bắp rất giàu vitamin K, vitamin B, sắt, kali, kẽm, canxi, mangan và magiê… giúp tạo ra nhiều tế bào hồng cầu trong cơ thể.

Chữa ho, viêm họng

Nước ép đậu bắp cũng được sử dụng để điều trị đau họng và ho nặng. Một người bị đau họng và ho có thể thưởng thức nước ép đậu bắp. Đặc tính kháng khuẩn và khử trùng của đậu bắp sẽ rất hữu ích trong trường hợp này.

Tốt cho thận

Với tác dụng lợi tiểu, nếu ăn đậu bắp hàng ngày sẽ giúp cơ thể giải độc thân và giúp bạn giảm cân nhờ đào thải được một lượng nước dư thừa. Đây cũng là một “vũ khí” tuyệt vời mà bạn có thể sử dụng để loại bỏ tình trạng đầy hơi.

Chống ung thư

Nhờ tính chất giàu chất chống oxy hóa, đậu bắp có thể cung cấp các hỗ trợ rất cần thiết cho các tế bào trong cuộc chiến đấu khỏi các gốc tự do – yếu tố có thể dẫn đến ung thư.

Tốt cho sức khỏe của mắt

Chất dinh dưỡng của đậu bắp như vitamin C và A có tác dụng trong việc giảm nguy cơ đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.

Giảm mức cholesterol

Đậu bắp có chứa rất nhiều chất xơ hòa tan, do đó có thể giúp cơ thể giảm mức cholesterol. Việc tiêu thụ thường xuyên loại nước ép này có thể làm giảm mức cholesterol trong m.áu và bảo vệ trái tim của bạn.

Ảnh minh họa: Internet

Làm đẹp da

Thói quen uống nước đậu bắp thường xuyên cũng giúp cải thiện sức khỏe của da. Các chất chống oxy hóa giúp thanh lọc m.áu và giảm mụn trứng cá và các bệnh ngoài da khác, gây ra bởi các tạp chất trong m.áu. Bạn có thể trở nên xinh đẹp hơn với làn da mịn màng nhờ đậu bắp.

Giảm triệu chứng hen suyễn

Trong đậu bắp có chứa hàm lượng vitamin C và các chất chống oxy hóa cao. Loại vitamin này có liên quan đến khả năng giảm bớt các vấn đề về đường hô hấp như hen suyễn. Do đó, khi dùng đậu bắp thì bạn sẽ đỡ khó chịu hơn với các triệu chứng hen đồng thời giảm khả năng bị hen suyễn.

Hỗ trợ xương chắc khỏe

Nhờ nguồn vitamin K và folate dồi dào trong đậu bắp, loại thực phẩm này cũng được coi là cứu tinh trong việc ngăn ngừa mất xương, tăng mật độ của xương, giúp xương chắc khỏe hơn và phòng bệnh loãng xương. Đậu bắp không chỉ dùng để ăn mà uống nước đậu bắp cũng cực kỳ tốt cho sức khỏe.

HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)

Theo T.iền phong

Nối liền bàn tay đứt rời bằng vi phẫu

Ngày 26/11, Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Văn Trung, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình – Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, cho biết các y, bác sỹ của bệnh viện vừa nối liền bàn tay đứt rời cho nam bệnh nhân 28 t.uổi.

Sau ca phẫu thuật, tuần hoàn trên bàn tay của nam bệnh nhân khá tốt, ấm, hồng, hồi lưu tĩnh mạch tốt. Trong những ngày tới, bệnh nhân tiếp tục được điều trị, giảm đau, chống n.hiễm t.rùng, soi đèn hồng ngoại làm ấm bàn tay để chống tắc mạch và sớm phục hồi.

Để triển khai kỹ thuật vi phẫu, bệnh viện phải có đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản, có cơ sở hạ tầng tốt, trang thiết bị hiện đại. Ảnh: TTXVN phát

Trước đó, 15 giờ 35 phút ngày 25/11, nam bệnh nhân là T.V.N quê xã Đại Bản, huyện An Dương, Hải Phòng vào khoa Cấp cứu Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp trong tình trạng bàn tay phải đứt rời vùng cổ tay, ứng với khối xương tụ cốt. Bàn tay bị đứt rời được bảo quản trong đá lạnh. Vết thương có hiện tượng dập nát.

Các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn, cho bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm cần thiết và quyết định phẫu thuật cấp cứu để nối bàn tay đứt cho bệnh nhân.

Tại phòng phẫu thuật, kíp mổ tiến hành xử lý mạch bàn tay đứt rời, đồng thời xử lý phần cổ tay, cố định xương gãy, nối động mạch, tĩnh mạch, dây thần kinh, gân cơ bằng kỹ thuật vi phẫu.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Văn Trung, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình – Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, trước đó, các y, bác sỹ của bệnh viện đã từng nối bàn tay đứt rời. Kỹ thuật vi phẫu được triển khai tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng để nối chi đứt rời, xử lý các tổn khuyết lớn về da như da vùng mặt, da vùng bụng, vùng tay chân trong một số bệnh, nhất là các tổn thương về da ở bệnh nhân tiểu đường và bệnh nhân ung thư.

Vi phẫu là kỹ thuật khó, phải sử dụng kính hiển vi và các quy trình phức tạp. Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp là một trong những đơn vị tiên phong của vùng Duyên hải Bắc bộ triển khai được kỹ thuật này.

Minh Thu

Theo TTXVN

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *