Singapore thành lập Ngân hàng não đầu tiên

Ngày 27/11, Singapore đã ra mắt ngân hàng não quốc gia đầu tiên, mở đường cho các công trình nghiên cứu đem lại kiến thức mới về các bệnh liên quan đến não.

Ngân hàng não Singapore sẽ là nơi nghiên cứu về các mô não và tủy sống từ những người hiến tặng. Ảnh: straitstimes.com

Với tên gọi Ngân hàng Não Singapore, đây sẽ là một trung tâm nghiên cứu chung được thành lập dựa trên ý tưởng của nhóm nhà khoa học đến từ Đại học Công nghệ Nanyang, Trường y Lee Kong Chian ( LKCMedicine), Tập đoàn Chăm sóc sức khỏe quốc gia (NHG) và Viện Khoa học Thần kinh Quốc gia (NNI). Ngân hàng não Singapore được đặt trụ sở ngay tại LKCMedicine và sẽ là nơi nghiên cứu về các mô não và tủy sống từ những người hiến tặng. Những nghiên cứu này, vốn là một trong những lĩnh vực thế mạnh của LKCMedicine, sẽ giúp mang lại hiểu biết tốt hơn về những cơ chế hoạt động ngầm cũng như các triệu chứng của những căn bệnh liên quan đến thần kinh, để từ đó có thể phát triển được những phương thức chữa trị và điều trị hiệu quả. Giáo sư Richard Reynolds của LKCMedicine sẽ là người đứng đầu Ngân hàng não Singapore. Ông từng có hơn 20 năm kinh nghiệm làm Giám đốc sáng lập Ngân hàng Đa xơ cứng và Tế bào Parkinson có trụ sở ở London (Anh).

Giới khoa học ở Singapore nhận định việc cho ra đời Ngân hàng não vào thời điểm này là rất cần thiết, nhất là trong bối cảnh Singapore đang đối mặt với thực trạng già hóa dân số, khi cứ 4 người thì sẽ có một người bước sang t.uổi 65 vào năm 2030 và t.uổi thọ trung bình ở Singapore sẽ tăng lên 84,8 t.uổi khiến gia tăng số người mắc các căn bệnh rối loạn thần kinh liên quan đến t.uổi tác. Giám đốc NHG, Giáo sư Philip Choo, nhận định việc đẩy mạnh nghiên cứu các căn bệnh thần kinh như đột quỵ, Parkinson và mất trí vào thời điểm này là rất kịp thời. Trong khi đó, Giám đốc Y khoa NNI, Phó Giáo sư Ng Wai Hoe, nhấn mạnh đến những tác động lâu dài và nguy hiểm của các bệnh thần kinh, đồng thời cho rằng với việc ra đời Ngân hàng Não Singapore, giới khoa học sẽ hiểu sâu hơn về các bệnh liên quan đến não, từ đó đưa ra chẩn đoán sớm hơn, cải thiện kết quả điều trị và nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Ngân hàng Não Singapore đặt mục tiêu thu hút khoảng 1.000 người hiến tặng trong 4 năm tới.

Đặng Ánh

Theo TTXVN

Nhờ vít “tự tiêu”, phẫu thuật 1 lần duy nhất cho ca gãy xương cổ tay

Do vị trí gãy rất đặc biệt, nguy cơ biến chứng cao nếu phải mổ đi mổ lại nhiều lần, các bác sĩ bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã chủ động ứng dụng thành công kỹ thuật kết hợp vật liệu mới “tan trong cơ thể người” trong ca phẫu thuật khó này.

Ca phẫu thuật kết hợp xương bằng vít nén kim loại tự tiêu sinh học cho bệnh nhân là Nguyễn Tiến Đạt (27 t.uổi) vừa được thực hiện thành công tại Đại học Y Hà Nội. Ca mổ có sự tham gia của PGS Chee Yu-Han-chuyên gia đầu ngành chấn thương chỉnh hình tại Singapore cùng các bác sĩ Bệnh viện ĐH Y Hà Nội thực hiện. Sau ca mổ, bệnh nhân đã ổn định cùng việc liền xương được đ.ánh giá tốt.

Trước đó 4 tháng, bệnh nhân đã đi bó lá do đau cổ tay kéo dài mà không biết bị gãy xương. Tại bệnh viện ĐH Y Hà Nội, bác sĩ xác định ca gãy xương không có khả năng hồi phục, không liền xương sau gãy xương. Theo đó, bệnh nhân được chỉ định mổ để kết hợp xương.

Theo TS. Đỗ Văn Minh, Phó khoa Chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao, BV Đại Học Y Hà Nội, thông thường các bệnh nhân phẫu thuật kết hợp xương sẽ dùng vật liệu kim loại là vít Herbert hoặc những vít cỡ nhỏ với đường kính 2.7 mm. Có 1 số nơi dùng kim cỡ nhỏ để mổ kết hợp xương.

Tuy nhiên, đã có những trường hợp gặp biến chứng như trôi kim Kirschner (vì kim rất là trơn). Khi trôi kim sẽ có hiện tượng trồi ra, gây kích ứng, một số khác trôi lẩn trong phần mềm thì rất khó xác định để lấy ra.

Còn nếu dùng vít có gen bắt vào xương sẽ khắc phục được nhược điểm trên nhưng khi vận động mạnh lại có thể gây đứt gãy, khiến việc rút vít khó toàn vẹn, thêm vào đó sẽ tàn phá rất ghê gớm phần chi thể đó….

Mới đây, các bác sĩ bệnh viện ĐH Y Hà Nội đã phẫu thuật kết hợp xương bằng vít nén kim loại tự tiêu sinh học thành công cho bệnh nhân.

Bên cạnh đó, việc sử dụng vật liệu không tiêu, bệnh nhân thường phải thực hiện thêm một cuộc mổ để “rút đinh”.

Trong khi đó, vít tự tiêu sinh học được bắt vít vào xương và chỉ cần mổ 1 lần vào khớp, không gây ra hiện tượng gãy, trôi do vít sẽ bắt đầu quá trình “tan trong cơ thể” trong 2-3 tháng sau mổ và “biến mất” hoàn toàn trong 1-2 năm, tùy vào cơ địa từng người.

Giải thích về cơ chế “tự tiêu” của vít kim loại, TS Minh cho biết: “Vật liệu của vít tự tiêu là hợp kim của magie, với thành phần không phải magie đơn thuần và có khả năng tiêu trong 1 thời gian nhất định. Chất liệu này là thành phần cấu tạo nên vi chất của cơ thể người nên nó được cơ thể hấp thụ và được thải trừ, không ảnh hưởng đến quá trình thay đổi sinh lý hay là nội mô trong cơ thể”.

Vít tự tiêu sinh học sử dụng chủ yếu trong các trường hợp gãy xương phạm khớp (gãy xương dạng khớp)

Được ứng dụng ở 40 quốc gia, vít tự tiêu sinh học sử dụng chủ yếu trong các trường hợp gãy xương phạm khớp (gãy xương dạng khớp) ở các vị trí như khớp vai, khớp khuỷu, cổ tay, bàn, ngón tay, chi dưới có háng, cổ chân, ngón chân…

Phạm Oanh

Theo Dân trí

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *